Giáo án Địa lý 5 bài 6: Đất và rừng
Giáo án Địa lý 5 bài 6
Giáo án Địa lý 5 bài 6: Đất và rừng là giáo án môn Địa lớp 5 được soạn theo chuẩn kỹ năng, kiến thức theo quy định của Bộ GD với nội dung chi tiết giúp các em học sinh hiểu nội dung bài học. Hi vọng đây sẽ là mẫu giáo án điện tử lớp 5 hay dành cho quý thầy cô tham khảo.
BÀI 6: ĐẤT VÀ RỪNG
I. Mục tiêu:
- Biết các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa và đất phe-ra-lít.
- Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít:
- Đất phù sa: được hình thành do sông ngòi bồi đắp, rất màu mỡ; phân bố ở đồng bằng.
- Đất phe-ra-lít: có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo mùn; phân bố ở vùng đồi núi.
- Phân biệt được rừng rậm nhiết đới và rừng ngập mặn:
- Rừng rậm nhiệt đới: cây cối rậm, nhiều tầng.
- Rừng ngập mặn: có bộ rễ nâng khỏi mặt đất.
- Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ): đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi, núi; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng; rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển.
- Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta: điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ.
- Nắm một số đặc điểm của đất phe-re-lít và đất phù sa; rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
- Học sinh khá, giỏi: Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.
- Ý thức được sự cần thiết phải sử dụng đất trồng hợp lí.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Hình ảnh trong SGK được phóng to - Bản đồ phân bố các loại đất chính ở Việt Nam - Phiếu học tập.
- Trò: Sưu tầm tranh ảnh về một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |||||||||
1. Khởi động: | - Hát | |||||||||
2. Bài cũ: “Vùng biển nước ta” | ||||||||||
- Biển nước ta thuộc vùng biển nào? | - Học sinh chỉ bản đồ | |||||||||
- Nêu đặc điểm vùng biển nước ta? | - Học sinh trả lời | |||||||||
- Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta? | ||||||||||
* Giáo viên nhận xét. Đánh giá | - Lớp nhận xét | |||||||||
3. Giới thiệu bài mới: “Đất và rừng” | - Học sinh nghe | |||||||||
4. Phát triển các hoạt động: | ||||||||||
a. Các loại đất chính ở nước ta * Hoạt động 1: (làm việc theo cặp) | - Hoạt động nhóm đôi, lớp | |||||||||
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành, trực quan | ||||||||||
+ Bước 1: | ||||||||||
- Giáo viên: Để biết được nước ta có những loại đất nào → cả lớp quan sát lược đồ. | ||||||||||
→ Giáo viên treo lược đồ | - Học sinh quan sát | |||||||||
- Yêu cầu đọc tên lược đồ và khí hậu. | - Lược đồ phân bố các loại đất chính ở nước ta. | |||||||||
- Học sinh đọc kí hiệu trên lược đồ | ||||||||||
+ Bước 2: | ||||||||||
- Mỗi nhóm chỉ trình bày một loại đất. | - Học sinh lên bảng trình bày + chỉ lược đồ. | |||||||||
* Đất phe ra lít: - Phân bố ở miền núi - Có màu đỏ hoặc vàng thường nghèo mùn, nhiều sét. - Thích hợp trồng cây lâu năm | ||||||||||
- Học sinh trình bày xong giáo viên sửa chữa đến loại đất nào giáo viên đính băng giấy ghi sẵn vào bảng phân bố (kẻ sẵn ở giấy A0). | * Đất phù sa: - Phân bố ở đồng bằng - Được hình thành do phù sa ở sông và biển hội tụ. Đất phù sa nhìn chung tơi xốp, ít chua, giàu mùn. - Thích hợp với nhiều cây lương thực, hoa màu, rau quả. | |||||||||
- Giáo viên cho học sinh đọc lại từng loại đất (có thể kết hợp chỉ lược đồ) | - Học sinh đọc | |||||||||
- Sau đó giáo viên chốt ý | - Học sinh lặp lại | |||||||||
+ Bước 3: | - Hoạt động nhóm bàn | |||||||||
Phương pháp: Thảo luận nhóm, trực quan, giảng giải | ||||||||||
- HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời: 1) Vì sao phải sử dụng đất trồng hợp lí? GD HS đất là tài nguyên thiên nhiên rất quí và có hạn nên chúng ta cần phải sử dụng đất trồng một cách hợp lí | - Dựa vào vốn hiểu biết, SGK, quan sát tranh ảnh thảo luận trả lời. - Vì đất là nguồn tài nguyên quí giá của đất nước nhưng nó chỉ có hạn. | |||||||||
2) Nêu một số biện pháp để bảo vệ và cải tạo đất? | 1. Cày sâu bừa kĩ, bón phân hữu cơ. 2. Trồng luân canh, trồng các loại cây họ đậu làm phân xanh. 3. Làm ruộng bậc thang để chống xói mòn đối với những vùng đất có độ dốc. 4. Thau chua, rửa mặn cho đất với những vùng đất chua mặn. | |||||||||
- Giáo viên sửa chữa giúp học sinh hoàn thiện câu hỏi | - Học sinh lắng nghe | |||||||||
→ Chốt đưa ra kết luận → ghi bảng | - Học sinh theo dõi | |||||||||
b. Rừng ở nước ta * Hoạt động 3: | - Hoạt động nhóm, lớp | |||||||||
Phương pháp: Thảo luận nhóm, giảng giải, trực quan | ||||||||||
+ Bước 1: | ||||||||||
+ Chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ | - HS quan sát H 1, 2, 3 và đọc SGK | |||||||||
+ Hoàn thành BT
| ||||||||||
+ Bước 2: | - Đại diện nhóm trình bày kết quả | |||||||||
- GV sửa chữa – và rút ra kết luận | ||||||||||
c. Vai trò của rừng * Hoạt động 4: (làm việc cả lớp) | - Hoạt động cá nhân, lớp | |||||||||
- GV nêu câu hỏi: + Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người dân phải làm gì? + Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng? | - HS trưng bày và giới thiệu tranh ảnh về thực vật, động vật của rừng VN - HS nêu | |||||||||
* Hoạt động 5: Củng cố | ||||||||||
Trò chơi “Ai nhanh hơn” - Giải thích trò chơi - Chơi tiếp sức hoàn thành nội dung kiến thức vừa xây dựng. - Tổng kết khen thưởng | - Học sinh lắng nghe - Học sinh đọc lại | |||||||||
5. Tổng kết - dặn dò: | ||||||||||
- Chuẩn bị: “Rừng” - Sưu tầm tranh ảnh về rừng | ||||||||||
- Nhận xét tiết học |