Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý 5 bài 17: Châu Á

Giáo án Địa lý 5 bài 18

Giáo án Địa lý 5 bài 17: Châu Á là giáo án môn Địa lớp 5 được soạn theo chuẩn kỹ năng, kiến thức theo quy định của Bộ GD với nội dung chi tiết giúp các em học sinh hiểu nội dung bài học. Hi vọng đây sẽ là mẫu giáo án điện tử lớp 5 hay dành cho quý thầy cô tham khảo.

CHÂU Á

I. Mục tiêu:

  • Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới: Châu Á, châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực; các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
  • Nêu được vị trí giới hạn của châu Á:
    • Ở bán cầu Bắc, trải dài từ cực Bắc tới quá xích đạo, 3 phía giáp biển và đại dương.
    • Có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới.
  • Nêu được một số đặc điểm và địa hình, khí hậu của châu á:
    • 3/4 diện tích là núi và cao nguyên, núi cao và đồ sộ nhất thế giới.
    • Châu Á có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, hàn đới.
  • Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Á.
  • Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Á trên bản đồ, lược đồ.

II. Chuẩn bị:

  • GV: Quả địa cầu và bản đồ Tự nhiên Châu Á.
  • HS: Sưu tầm tranh ảnh 1 số quang cảnh thiên nhiên của Châu Á.

III. Các hoạt động:

TGHOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1’

4’

1’

38’

1. Khởi động:

2. Bài cũ: “Ôn tập”

3. Giới thiệu bài mới: Nêu mục tiêu bài: “Châu Á”.

4. Phát triển các hoạt động:

1. Vị trí địa lí và giới hạn

v Hoạt động 1: (làm việc nhóm đôi)

Phương pháp: Thảo luận nhóm, nghiên cứu bản đồ

* Bước 1:

- GV nêu câu hỏi:

+ Hãy kể tên các châu lục và các đại dương trên thế giới?

+ Hãy mô tả vị trí địa lí và giới hạn của châu Á

+ Em có nhận xét gì về vị trí địa lí của châu Á?

* Bước 2:

+ Giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.

Kết luận: Châu Á nằm ở bán cầu Bắc; có 3 phía giáp biển và đại dương.

v Hoạt động 2: ( làm việc theo cặp)

* Bước 1:

* Bước 2:

2. Đặc điểm tự nhiên

v Hoạt động 3: (làm việc ca nhân, nhóm)

Phương pháp: Thảo luận nhóm, sử dụng lược đồ, đàm thoại.

* Bước 1:

- GV cho HS quan sát H 3

a) Vịnh biển (Nhật Bản) ở Đông Á

b) Bán hoang mạc (Ca-dắc-xtan) ở Trung Á

c) Đồng bằng (đảo Ba-li, In-đô-nê-xi-a) ở ĐNA

d) Rừng tai-ga (LB Nga) ở Bắc Á

đ) Dãy núi Hi-ma-lay-a (Nê-pan) cở Nam Á

* Bước 2:

* Bước 3:

Kết luận: Châu Á có nhiều cảnh thiên nhiên.

v Hoạt động 4: Củng cố

Phương pháp: Thực hành.

- GV yêu cầu HS đọc tên các dãy núi, đồng bằng

- GV nhận xét và bổ sung

Kết luận: Châu Á có nhiều dãy núi và đồng bằng lớn. Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích.

5. Tổng kết - dặn dò:

- Học ghi nhớ.

- Chuẩn bị: “Châu Á” (tt)

- Nhận xét tiết học.

+ Hát

- Lắng nghe

Hoạt động nhóm đôi , lớp.

+ Làm việc với hình 1 và với các câu hỏi trong SGK.

- Trả lời:

- Có 6 châu lục:………; 4 đại dương: …….

+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc, kết hợp chỉ bản đồ treo tường vị trí và giới hạn Châu Á.

- HS dựa vào bảng số liệu và câu hỏi trong SGK để nhận biết châu Á có diện tích lớn nhất thế giới.

- Các nhóm trao đổi kết quả trước lớp

+ HS quan sát hình 3, sử dụng chú giải để nhận biết các khu vực của Châu Á.

+ HS đọc tên các khu vực được ghi trên lược đồ

+ HS nêu tên theo kí hiệu a, b, c, d, đ của H 2 và ghi chữ tương ứng ở các khu vực trên H 3

- HS các nhóm kiểm tra lẫn nhau

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả

- HS nhắc lại tên các cảnh thiên nhiên và nhận biết sự đa dạng của thiên nhiên châu Á

- Lắng nghe

Hoạt động cá nhân lớp.

- HS sử dụng H3 để nhận biết kí hiệu núi, đồng bằng

+ Đọc ghi nhớ.

- Lắng nghe

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Địa lý 5

    Xem thêm