Giáo án Địa lý 5 bài 3: Khí hậu
Giáo án Địa lý 5 bài 3
Giáo án Địa lý 5 bài 3: Khí hậu là giáo án môn Địa lớp 5 được soạn theo chuẩn kỹ năng, kiến thức theo quy định của Bộ GD với nội dung chi tiết giúp các em học sinh hiểu nội dung bài học. Hi vọng đây sẽ là mẫu giáo án điện tử lớp 5 hay dành cho quý thầy cô tham khảo.
BÀI 3: KHÍ HẬU
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Có sự khá nhau giữa hai miền: miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với hai mùa mưa, khô rõ rệt.
- Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta, ảnh hưởng tích cực: Cây cối xanh tốt quanh năm sản phẩm nông nghiệp đa dạng; ảnh hưởng tiêu cực thiên tai, lũ lụt, hạn hán,...
- Chỉ ranh giới khí hậu Bắc – Nam (dãy núi Bạch Mã) trên bản đồ (lược đồ).
- Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.
- HSKG giải thích được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, biết chỉ hướng gió: đông bắc, tây nam, đông nam.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Các hình của bài trong SGK – quả địa cầu
- Trò: SGK
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |||||||||||
1. Khởi động: | - Hát | |||||||||||
2. Bài cũ: Địa hình và khoáng sản | ||||||||||||
- Nêu yêu cầu kiểm tra: | ||||||||||||
1/ Nêu đặc điểm về địa hình nước ta. | - HS trả lời, kết hợp chỉ lược đồ, bản đồ. | |||||||||||
2/ Nước ta có những khoáng sản chủ yếu nào và vùng phân bố của chúng ở đâu? | - Lớp nhận xét, tự đánh giá. | |||||||||||
Giáo viên nhận xét | ||||||||||||
3. Bài mới: | ||||||||||||
“Tiết Địa lí hôm nay sẽ giúp các em tiếp tục tìm hiểu về những đặc điểm của khí hậu”. | - Học sinh nghe | |||||||||||
1.Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa * Hoạt động 1: (làm việc theo nhóm) | - Hoạt động nhóm, lớp | |||||||||||
+ Bước 1: Tổ chức cho các nhóm thảo luận để tìm hiểu theo các câu hỏi: | - HS thảo luận, quan sát lược đồ 1, quan sát quả địa cầu, đọc SGK và trả lời: | |||||||||||
- Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả Địa cầu? | - Học sinh chỉ | |||||||||||
- Nước ta nằm ở đới khí hậu nào? | - Nhiệt đới | |||||||||||
- Ở đới khí hậu đó, nước ta có khí hậu nóng hay lạnh? | - Nói chung là nóng, trừ một số vùng núi cao thường mát mẻ quanh năm. | |||||||||||
-Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. | - Vì nằm ở vị trí gần biển, trong vùng có gió mùa. | |||||||||||
- Hoàn thành bảng sau:
Lưu ý: Tháng 1: Đại diện cho mùa gió đông bắc. Tháng 7 đại diện cho mùa gió tây nam hoặc đông nam | ||||||||||||
+ Bước 2: | ||||||||||||
- Sửa chữa câu trả lời của học sinh | - Nhóm trình bày, bổ sung | |||||||||||
- Gọi một số học sinh lên bảng chỉ hướng gió tháng 1 và hướng gió tháng 7 trên Bản đồ Khí hậu VN hoặc H1 | - Học sinh chỉ bản đồ | |||||||||||
+ Bước 3: (Đối với HS khá, giỏi) | ||||||||||||
- Yêu cầu học sinh điền mũi tên vào sơ đồ sau để rèn luyện kĩ năng xác lập mối quan hệ địa lí. | - Thảo luận và thi điền xem nhóm nào nhanh và đúng. - Giải thích sơ nét | |||||||||||
GV kết luận: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. | ||||||||||||
2. Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau * Hoạt động 2: (làm việc cá nhân hoặc nhóm đôi) | - Hoạt động cá nhân, lớp | |||||||||||
+ Bước 1: | ||||||||||||
- Treo bản đồ tự nhiên Việt Namvà giới thiệu ® Dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa 2 miền Bắc và Nam. | - Học sinh lên bảng chỉ dãy núi Bạch Mã. | |||||||||||
- Phát phiếu học tập - Tìm sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam về: | - Học sinh làm việc cá nhân để trả lời: - Sự chênh lệch nhiệt độ: | |||||||||||
+ Sự chênh lệch nhiệt độ trong tháng 1 và 7. + Các mùa khí hậu.
| ||||||||||||
- Các mùa khí hậu: + Miền Bắc: hạ và đông + Miền Nam: mưa và khô | ||||||||||||
- Vì sao có sự khác nhau đó? | - Do lãnh thổ kéo dài và nhiều nơi núi sát ra tận biển. | |||||||||||
- Chỉ trên lược đồ H.1 nơi có khí hậu mùa đông và nơi nóng quanh năm. | - Học sinh chỉ | |||||||||||
+ Bước 2: | ||||||||||||
- Giáo viên sửa chữa, hoàn thiện | - HS trình bày, bổ sung, nhận xét. | |||||||||||
Chốt ý: Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt. | - Lặp lại | |||||||||||
3. Ảnh hưởng của khí hậu * Hoạt động 3: (làm việc cả lớp) | - Hoạt động lớp | |||||||||||
- Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta? | - Tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm. - Tiêu cực: độ ẩm lớn gây nhiều sâu bệnh, nấm mốc, ảnh hưởng của lũ lụt, hạn hán, bão. | |||||||||||
Nhận xét, đánh giá, giáo dục tư tưởng. | - Học sinh trưng bày tranh ảnh về hậu quả của lũ lụt, hạn hán. | |||||||||||
4. Củng cố: | - Hoạt động nhóm bàn, lớp | |||||||||||
- Yêu cầu học sinh điền mũi tên vào sơ đồ sau để rèn luyện kĩ năng xác lập mối quan hệ địa lí. | - Thảo luận và thi điền xem nhóm nào nhanh và đúng. - Giải thích sơ nét | |||||||||||
5. Tổng kết - dặn dò: - Xem lại bài. - Chuẩn bị: “Sông ngòi”. - Nhận xét tiết học | - Lắng nghe |