Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý 5 bài 2: Địa hình và khoáng sản

Giáo án Địa lý 5 bài 2

Giáo án Địa lý 5 bài 2: Địa hình và khoáng sản là giáo án môn Địa lớp 5 được soạn theo chuẩn kỹ năng, kiến thức theo quy định của Bộ GD với nội dung chi tiết giúp các em học sinh hiểu nội dung bài học. Hi vọng đây sẽ là mẫu giáo án điện tử lớp 5 hay dành cho quý thầy cô tham khảo.

BÀI 2: ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN

I. Mục tiêu:

  • Nêu được đặc điểm chính của địa hình: Phần đất liền của Việt Nam, diện tích là đồi núi và diện tích là đồng bằng.
  • Nêu tên một số khoáng sản chính của Việt Nam: than, sắt, a-pa-tit, dầu mỏ khí tự nhiên,..
  • Chỉ các dãy núi và đồng lớn trên bản đồ (lược đồ): Dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Duyên Hải miền Trung.
  • Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ): than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, a-pa-tit ở Lào Cai, dầu mỏ khí tự nhiên ở vùng biển phía Nam, …
  • HSKG biết khu vực có núi và một số dãy núi có hướng tây bắc- đông nam, cánh cung.
  • GDHS biết được một số đặc điểm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác nguồn tài nguyên một cách hợp lí.

II. Chuẩn bị:

  • Thầy: Các hình của bài trong SGK được phóng lớn - Bản đồ tự nhiên Việt Nam và khoáng sản Việt Nam.
  • Trò: SGK

III. Các hoạt động:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Hát

2. Bài cũ:

- VN – Đất nước chúng ta.

- GV nêu câu hỏi

- Nhận xét - ghi điểm.

- Trả lời theo yêu cầu của GV

3. Giới thiệu bài mới:

“Tiết Địa lí hôm nay giúp các em tiếp tục tìm hiểu những đặc điểm chính về địa hình và khoáng sản của nước ta”.

- Học sinh nghe

4. Phát triển các hoạt động:

1. Địa hình

* Hoạt động 1: (làm việc cá nhân)

- Hoạt động cá nhân, lớp

- Yêu cầu học sinh đọc mục 1, quan sát hình 1/SGK và trả lời.

- Học sinh đọc, quan sát và trả lời

- Chỉ vị trí của vùng đồi núi và đồng bằng trên lược đồ hình 1.

- Học sinh chỉ trên lược đồ

- Kể tên và chỉ vị trí trên lược đồ các dãy núi chính ở nước ta. Trong đó, dãy nào có hướng tây bắc - đông nam? Những dãy núi nào có hướng vòng cung? (HSKG phải nắm được)

- Hướng TB - ĐN: Dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn.

- Hướng vòng cung: Dãy gồm các cánh cung Sông Gấm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

- Kể tên và chỉ vị trí các đồng bằng lớn ở nước ta.

- Đồng bằng sông Hồng ® Bắc bộ và đồng bằng sông Cửu Long ® Nam bộ.

- Nêu một số đặc điểm chính của địa hình nước ta.

- Trên phần đất liền nước ta,3/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, 1/4 diện tích là đồng bằng và phần lớn là đồng bằng châu thổ do được các sông ngòi bồi đắp phù sa.

Ÿ Giáo viên sửa ý và chốt ý.

- Lên trình bày, chỉ bản đồ, lược đồ

2. Khoáng sản

* Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm)

- Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta?

+ than, sắt, đồng, thiếc, a-pa-tit, bô-xit...

- Hoàn thành bảng sau:

- Giáo viên sửa chữa và hoàn thiện câu trả lời.

- Đại diện nhóm trả lời

- Học sinh khác bổ sung

- Giáo viên kết luận: Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên,sắt, đồng, thiếc, a-pa-tit, bô-xit.

- GDHS cần phải khai thác và sử dụng một cách hợp lí, nếu sử dụng một cách bừa bãi thì nguồn tài nguyên ấy sẽ ngày càng cạn kiệt dần…

- Lắng nghe

* Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)

- Hoạt động nhóm đôi, lớp

- Treo 2 bản đồ:

+ Địa lí tự nhiên Việt Nam

+ Khoáng sản Việt Nam

- Gọi từng cặp 2 học sinh lên bảng, mỗi cặp 1 yêu câu:

- Học sinh lên bảng và thực hành chỉ theo cặp.

VD: Chỉ trên bản đồ:

+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn

+ Đồng bằng Bắc bộ

+ Nơi có mỏ a-pa-tit

+ Khu vực có nhiều dầu mỏ

- Tuyên dương, khen cặp chỉ đúng và nhanh.

- Học sinh khác nhận xét, sửa sai.

* Tổng kết ý

- Nêu lại những nét chính về:

+ Địa hình Việt Nam

+ Khoáng sản Việt Nam

5. Tổng kết - dặn dò:

- Chuẩn bị: “Khí hậu”.

- Nhận xét tiết học.

- Lắng nghe.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Địa lý 5

    Xem thêm