Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập trang 8 SGK Sinh lớp 7: Thế giới động vật đa dạng và phong phú

Giải bài tập trang 8 SGK Sinh lớp 7: Thế giới động vật đa dạng và phong phú được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Lời giải bài tập Sinh học 7 này sẽ tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về thế giới động vật đa dạng và phong phú nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

A. Tóm tắt lý thuyết

I – ĐA DẠNG LOÀI VÀ PHONG PHÚ VỂ SỐ LƯỢNG CÁ THỂ

Qua vài tỉ năm tiến hoá giới Động vật vô cùng đa dạng, phong phú với khoảng 1.5 triệu loài đã được phát hiện (hình 1.1. 2).

Bên cạnh những động vật đơn bào có kích thước hiển vi, còn có các động vật rất lớn như: trai tượng (vỏ dài l,4m, nặng 250kg), voi châu Phi (nặng 4 tấn cao 3m), cá voi xanh (nặng 150 tấn, dài 33m).

Một số nhóm động vật còn phong phú về số lượng cá thể. Người ta đã gặp những đàn châu chấu bay di cư như những đám mây. Ở vườn Quốc gia Cúc Phương, mùa hạ thường thấy những đàn bướm trắng hàng nghìn con bay dọc đường rừng dài hàng trăm mét. Hồng hạc là một loài chim quý, nhưng người dân ở Kenia còn gặp những đàn đông tới trên một triệu con tụ tập ở các hồ lớn ở vùng xích đạo châu Phi.

Một số động vật được con người thuần hoá thành vật nuôi. Từ khi được con người thuần dưỡng, chúng đã khác nhiều với tổ tiên hoang dại và biến đổi thành nhiều loại, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của con người. Gà nuôi là một ví dụ: Tổ tiên là loài gà rừng nhỏ còn đang sống ở rừng nhiệt đới. Nhưng gà nuôi đã biến đổi rất nhiều về màu lông, về kích thước, về chiều cao..., khác xa với tổ tiên của chúng.

II – ĐA DẠNG VỂ MÔI TRƯỜNG SỐNG

Các loài động vật sống ở nhiều môi trường khác nhau và thích nghi với những môi trường đó (hình 1.3, 4).

B. Hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận trang 6, 8 SGK Sinh học 7

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 6 SGK Sinh học 7

Hãy nêu 1 vài ví dụ tương tự ở địa phương em để chứng minh sự đa dạng, phong phú của thế giới động vật như:

- Hãy kể tên các loài động vật thu thập được khi:

+ Kéo một mẻ lưới trên biển

+ Tát một ao cá

+ Đơm đó qua một đêm ở đầm, hồ,…

- Hãy kể tên các động vật tham gia vào “bản giao hưởng” thường cất lên suốt đêm hè trên cánh đồng quê nước ta.

Hướng dẫn giải:

- Các loài động vật thu được là:

+ Khi kéo một mẻ lưới trên biển: Tôm, cá thu, mực, sứa,…

+ Khi tát một ao cá: Tôm, cua, cá rô, cá chép, ốc,…

+ Khi đơm đó qua một đêm ở đầm, hồ,…: Tôm, cua, cá, ốc,…

- Các động vật tham gia vào “bản giao hưởng” thường cất lên suốt đêm hè trên cánh đồng quê nước ta: con ếch, con dế, con cóc, con ễnh ương

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 8 SGK Sinh học 7

Hãy dựa vào các hình trên, điền tên động vật (*) mà em biết vào chú thích ở dưới hình 1.4 và trả lời các câu hỏi sau:

- Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?

- Nguyên nhân nào khiến động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực?

- Động vật nước ta có đa dạng, phong phú không? Vì sao?

Hướng dẫn giải

Chú thích vào hình 1.4:

+ Dưới nước có: cua, cá, mực, tôm, ngao, sò, ốc, hến,…

+ Trên cạn có: chó, gà, mèo, ếch, nhái, sư tử, hồ, ngựa, trâu,…

+ Trên không có: Chim hải âu, chim bồ câu, én, chim họa mi.

- Chim cánh cụt có bộ lông không thấm nước, màu giống màu môi trường, lớp mỡ dưới da dày, lông rậm → Giữ nhiệt, dự trữ dinh dưỡng → thích nghi với đời sống ở nơi có khí hậu lạnh giá.

- Động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực là vì: khí hậu ở đó nóng, ẩm, thuận lợi cho nhiều loài sinh vật phát triển. Hơn nữa ở đó có điều kiện tự nhiên thuận lợi như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nguồn tài nguyên và thức ăn cho các loài sinh vật phong phú, đa dạng.

- Có. Vì Việt Nam cũng là nước thuộc vùng nhiệt đới.

C. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 8 Sinh học lớp 7:

Bài 1 (trang 8 SGK Sinh 7)

Hãy kể tên những động vật thường gặp ở địa phương em? Chúng có đa dạng, phong phú không?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Các em hãy kể tôn các động vật theo 3 môi trường sống khác nhau.

  • Dưới nước thường có các loài như: trùng roi, thủy tức, rươi, đỉa, tôm, cua, cà niễng, cà cuống, ốc, trai, cá chép, cá mè, cá trôi, cá quả, cá rô, cá giếc, ếch, nhái, ba ba, rùa, rắn nước, rái cá, hải li,...
  • Trên cạn thường có các loài như: cào cào, châu chấu, cánh cam, ve sầu, ốc sên, cóc, nhái, ếch, thằn lằn, thạch sùng, rắn ráo, rắn hổ mang, rắn cạp nong, rắn lục; chim, gà, ngan, vịt, ngỗng, trâu, bò, lợn, chó, chuột, thỏ, mèo,...
  • Trên không có quạ, diều hâu, cò, vạc, bồ câu, chim sẻ, chim sâu,... Nói chung, các loài động vật ở mỗi địa phương đều đa dạng, phong phú cả về số lượng loài, phương thức sống và môi trường sống.

Bài 2 (trang 8 SGK Sinh 7)

Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú, chúng ta phải luôn luôn có ý thức bảo vệ động vật, chăm sóc và nuôi dưỡng những động vật có ích. Trong quá trình học tập, lao động, chúng ta phải bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp (không gây ô nhiễm, không có hành động làm tổn hại môi trường) tạo điều kiện cho động vật sinh sống và phát triển.

.............................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu Giải bài tập trang 8 SGK Sinh lớp 7: Thế giới động vật đa dạng và phong phú. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm Tài liệu học tập lớp 7, và các đề học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Sinh học 7 hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Sinh học 7

    Xem thêm