Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Địa lý lớp 4 VNEN: Dãy Hoàng Liên Sơn

Giải Địa lý lớp 4 VNEN bài Dãy Hoàng Liên Sơn có lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Địa lý 4 trang 50 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Địa lý lớp 4. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

A. Hoạt động cơ bản Dãy Hoàng Liên Sơn Địa lý lớp 4 VNEN

1. Nói về một dãy núi em biết theo các câu hỏi gợi ý sau:

a. Nêu tân dãy núi. Dãy núi đó ở đâu?

b. Hãy mô tả dãy núi đó.

Đáp án và hướng dẫn giải

a. Dãy núi em biết là dãy Hoàng Liên Sơn. Dãy núi đó ở khu vực Tây Bắc.

b. Dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao nhất ở nước ta, được gọi là nóc nhà Đông Dương. Dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cao hơn 2000m, đỉnh núi nhọn, sườn núi rất dốc…

2. Quan sát lược đồ hình 1 và cùng trao đổi

a. Đọc tên những dãy núi được thể hiện trên lược đồ hình 1

b. Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ hình 1

c. Đỉnh núi Phan-xi-păng thuộc dãy núi nào và cao bao nhiêu mét?

d. Chỉ vị trí của Sapa trên lược đồ hình 1

e. Dựa vào bảng số liệu sau, nhận xét về nhiệt độ trung bình của Sapa vào tháng 1 và tháng 7.

Đáp án và hướng dẫn giải

a. Những dãy núi được thể hiện trên hình 1 là: Hoàng Liên Sơn, sông Ngâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

b. Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở Sapa

c. Đỉnh núi Phan-xi-păng thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cao 3143 mét.

e. Dựa vào bảng số liệu ta thấy, nhiệt độ trung bình của Sapa vào tháng 1 thấp hơn nhiệt độ trung bình tháng 7.

3. Đọc đoạn hội thoại và cùng trao đổi

Ghép 1 từ ở cột A với một cụm từ thích hợp ở cột B để nói về đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn

Giải Địa lý lớp 4 VNEN bài Dãy Hoàng Liên Sơn

Đáp án và hướng dẫn giải

Giải Địa lý lớp 4 VNEN bài Dãy Hoàng Liên Sơn

4. Chỉ trên bản đồ và mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn

5. Quan sát hình và trả lời

· Kể tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao?

· Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc có trong hình 3

· Em biết gì về bản làng, nhà sàn và lễ hội ở Hoàng Liên Sơn?

Đáp án và hướng dẫn giải

· Các dân tộc theo thứ tự địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao là:

  • Dân tộc Thái
  • Dân tộc Dao
  • Dân tộc Mông

Trang phục của các dân tộc chủ yếu được dệt thổ cẩm rất đẹp, nhiềuhoa văn. Mỗi dân tộc có những trang phục riêng. Tuy nhiên, càng lên cao trang phục các dân tộc càng dày hơn, kín hơn để đỡ lạnh.

Ở Hàng Liên Sơn, các bản làng thưa thớt, nằm cách xa nhau. Họ chủ yếu sống ở nhà sàn để nhằm tránh ẩm thấp và thú dữ. Ở đây, lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân như hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng… với các hoạt động: thi hát, múa sạp, ném còn…

6. Khám phá chợ phiên ở vùng cao

  • Người dân đến chợ bằng phương tiện gì?
  • Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ

Đáp án và hướng dẫn giải

  • Thông thường, người dân ở đây đi lại bằng ngựa hoặc đi bộ.
  • Một số hàng hóa bán ở chợ vùng cao là: quần áo dệt, rau củ, măng, hoa quả, dao, lợn…

7. Tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân của Hoàng Liên Sơn

8. Đọc và ghi vào vở

B. Hoạt động thực hành Dãy Hoàng Liên Sơn Địa lý lớp 4 VNEN

1. Làm bài tập

a. Đọc các câu sau và cho biết câu nào đúng, câu nào sai

A1. Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc

A2. Ở Hoàng Liên Sơn, dân cư đông đúc, có nhiều dân tộc cùng chung sống

A3. Các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống thành làng quây quần bên nhau

A4. Để tránh thú dữ và ẩm thấp, một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn đã dựng nhà sàn để ở.

A5. Các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn thường có trang phục nhiều màu sắc.

Đáp án và hướng dẫn giải

Những câu đúng là:

A1. Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc

A4. Để tránh thú dữ và ẩm thấp, một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn đã dựng nhà sàn để ở.

A5. Các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn thường có trang phục nhiều màu sắc

2. Liên hệ thực tế

Chợ nơi em sống có gì giống và khác với phiên chợ vùng cao?

Đáp án và hướng dẫn giải

Chợ nơi em sinh sống khác nhiều so với những phiên chợ vùng cao. Chợ quê em được xây dựng khang trang thành những ô bán hàng nhất định, các mặt hàng đa dạng, phong phú, từ thức ăn, hoa quả, đồ dân dụng, quần áo, đồ chơi…. Tất cả các ngày trong tuần đều họp chợ.

3. Hoàn thành phiếu học tập

Vẽ mũi tên nối các ô thích hợp với nhau để thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở Hoàng Liên Sơn.

Giải Địa lý lớp 4 VNEN bài Dãy Hoàng Liên Sơn

Đáp án và hướng dẫn giải

Giải Địa lý lớp 4 VNEN bài Dãy Hoàng Liên Sơn

4. Chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”

Quan sát hình 5 cùng thảo luận về quy trình sản xuất phân lân

Giải Địa lý lớp 4 VNEN bài Dãy Hoàng Liên Sơn

Đáp án và hướng dẫn giải

Giải Địa lý lớp 4 VNEN bài Dãy Hoàng Liên Sơn

C. Hoạt động ứng dụng Dãy Hoàng Liên Sơn Địa lý lớp 4 VNEN

Chọn một chủ đề mà em quan tâm (gợi ý: một lễ hội, nhà sàn, ruộng bậc thang, Sapa, đỉnh núi Phan-xi-păng)

Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy tìm hiểu về chủ đề đã chọn và tạo ra một sản phẩm về chủ đề đó.

Đáp án và hướng dẫn giải

Ví dụ mẫu:

Sự ra đời hình thành ruộng bậc thang gắn liền với lịch sử và văn hóa của tộc người Nùng, Dao, Mông, , La Chí …trên các vùng núi Sapa. Với đời sống tâm linh phong phú nên những thửa ruộng bậc thang, lúa gạo…được gọi là thần ruộng, thần lúa…

Ruộng bậc thang là phương thức canh tác hiệu quả trên đất dốc và vách núi trữ nước. Do đặc điểm thổ nhưỡng của loại hình vùng núi cao, ít đất để canh tác lúa nước nên đồng bào đã chọn sườn đồi, núi có đất màu bạt tam cấp tạo thành vạt đất bằng. Sau đó, có thể để khô hoặc đưa nước từ đỉnh núi cao hơn tùy theo cách canh tác.

Ngắm nhìn từ xa, bức tranh thiên nhiên ruộng bậc thang Sapa dần hiện ra với vẻ đẹp huyền ảo níu lòng du khách phương xa. Những cánh đồng lúa bậc thang uốn lượn khoác lên mình màu sắc rực rỡ theo mỗi mùa trong năm.

Vào những thời khắc giao mùa từ xuân sang hè, những thửa ruộng được tưới đẫm nước để chuẩn bị cho mùa vụ mới. Lúc này, bề mặt của ruộng bậc thang Sapa tỏa sáng lung linh, như tấm gương phản chiếu lúc thì là màu xanh thẳm của rừng núi, lúc lại là màu nâu đỏ của đất mẹ với sợi bạc của bờ kè lượn quanh.

Hạ đến, ruộng bậc thang Sapa thay đổi sắc màu xanh ngọc lung linh của cánh đồng lúa nước uốn lượn ngoằn ngèo từ chân lên đỉnh núi. Mùa nước đổ là đặc trưng của vùng tiểu khí hậu á nhiệt đới gió mùa, bắt đầu một vụ cấy lúa, vẻ đẹp mê hồn của những cánh đồng ruộng bậc thang xuất hiện uốn mình quanh dãy núi hùng vĩ của Sapa, Si Mai Cai, Bát Xát, Bắc Hà.

Thu sang, khi lúa chín, ruộng bậc thang khoác một lên mình tấm lụa vàng rực rỡ bên triền núi xanh mướt, hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Đây là thời khắc đẹp nhất của ruộng bậc thang Sapa đã được nhiều du khách và nhiếp ảnh gia ghi lại.

Ngoài giải bài tập Địa lý 4 VNEN, VnDoc còn giúp các bạn giải VBT Địa lý lớp 4. Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 4

    Xem thêm