Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải pháp nhằm cân bằng cung cầu trong kinh doanh dịch vụ

Giải pháp nhằm cân bằng cung cầu trong kinh doanh dịch vụ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Giải pháp nhằm cân bằng cung cầu trong kinh doanh dịch vụ

1. Giải pháp điều chỉnh công suất dịch vụ

Đây là chiến lược nhằm điều chỉnh công suất tổng thể cho phù hợp với sự biến đổi của cầu. Chiến lược này gọi là “đuổi theo nhu cầu- chasing demand”. Các nhà quản trị có thể thực hiện một số hành động để điều chỉnh công suất cho phù hợp với sự biến động nhu cầu của khách hàng. Cụ thể:

- Lên lịch dừng việc vào những lúc nhu cầu thấp. Để đảm bảo 100% công suất khả dụng trong các thời kỳ thấp điểm, sửa chữa và cải tạo cần được tiến hành khi nhu cầu được dự đoán là thấp. Các kỳ nghỉ cho nhân viên cũng nên được tổ chức trong thời gian này.

- Sử dụng nhân viên thời vụ: nhiều doanh nghiệp thuê thêm lao động trong những lúc bận rộn nhất.

- Thuê hoặc cho thuê các trang thiết bị: để giới hạn đầu tư vào tài sản cố định, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có thể cho thuê không gian hoặc máy móc thiết bị vào lúc thấp điểm.

- Huấn luyện chéo nhân viên: nếu nhân viên được huấn luyện chéo để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau thì có thể chuyển đến các khâu bị dồn tắc khi cần, do đó công suất hệ thống tổng thể được tăng lên. Ví dụ, trong siêu thị nhà quản trị có thể yêu cầu nhân viên ở bộ phận kho thực hiện việc thu tiền khi các dãy hàng xếp hàng chờ thanh toán tăng lên. Tương tự, trong thời kì thấp điểm có thể yêu cầu nhân viên thu ngân hỗ trợ nhân viên kho.

2. Giải pháp tác động lên nhu cầu

Các giải pháp tác động lên cung cũng chỉ có thể hướng tới tối ưu hóa công suất phục vụ hoặc giảm giá thành dịch vụ. Để tối ưu hóa hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp còn phải học cách điều tiết nhu cầu về dịch vụ để tạo sự cân bằng cung cầu về dịch vụ. Để tác động lên nhu cầu dịch vụ, người làm marketing cần hiểu rõ đặc điểm biến động của cầu dịch vụ và tìm kiếm các giải pháp tác động.

Hiểu rõ đặc điểm sự biến động nhu cầu về dịch vụ

Quá trình tìm hiểu nhu cầu bắt đầu bằng cách thu thập câu trả lời cho một loạt câu hỏi quan trọng về các mô hình nhu cầu và nguyên nhân căn bản. Dưới đây là ví dụ câu hỏi tìm hiểu về đặc điểm của cầu về dịch vụ:

Mức nhu cầu có tuân theo chu kỳ định trước hay không? Nếu có, làm cách nào để mô tả khoảng thời gian chu kỳ nhu cầu?

+ Một ngày (khác theo giờ)

+ Một tuần (khác nhau theo ngày)

+ Một tháng (khác nhau theo tuần hoặc theo ngày)

+ Một năm (khác nhau theo tháng hoặc theo mùa hoặc phản ánh các kỳ nghỉ lễ hàng năm)

Một số nguyên nhân căn bản của các biến đổi chu kì nói trên là gì?

+ Lịch trình làm việc

+ Quy trình thanh toán/ hoàn trả hóa đơn và thuế

+ Ngày thanh toán lương

+ Giờ học và kì nghỉ

+ Thay đổi khí hậu theo mùa

+ Các kỳ nghỉ lễ hoặc tôn giáo

+ Quy trình tự nhiên, ví dụ thủy triều biển

Liệu các mức nhu cầu có thay đổi ngẫu nhiên không? Nếu có, các nguyên nhân căn bản có thể là gì?

+ Thay đổi thời tiết theo ngày

+ Các sự kiện trong sức khỏe mà việc xảy ra không thể xác định chính xác

+ Tai nạn, hỏa hoạn và các hành vi tội phạm cụ thể

+ Thảm họa thiên nhiên

Phân tích xu thế biến động của cầu dịch vụ

Một trong những cách để đánh giá được khá chính xác sự biến động của cầu về dịch vụ là việc sử dụng cơ sở dữ liệu về lịch sử giao dịch. Hệ thống dữ liệu quá khứ này sẽ giúp ích rất nhiều khi phân tích các mô hình nhu cầu. Ngoài ra các phần mềm có tính năng quản lý việc đặt chỗ, xếp hàng cũng có thể tự động theo dõi các mô hình tiêu dùng của khách hàng theo ngày và thời gian trong ngày.

Hiểu được đặc điểm sự biến động nhu cầu của các đoạn thị trường

Nhu cầu về dịch vụ có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố mang tính ngẫu nhiên hoặc các yếu tố mang tính quy luật. Các biến động mang tính ngẫu nhiên thường do các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà quản trị. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sâu có thể phát hiện ra rằng bên trong những biến động tưởng như ngẫu nhiên lại hàm chứa những biến động mang tính chu kì của một đoạn thị trường- một nhóm khách hàng cụ thể. Điều này phản ánh tầm quan trọng của việc khám phá nhu cầu theo từng đoạn thị trường.

Giải pháp marketing tác động lên nhu cầu

Các công cụ marketing có vai trò quan trọng trong việc kích thích nhu cầu trong thời kỳ công suất dư thừa và giảm hoặc chuyển đổi nhu cầu trong thời kỳ công suất không đủ. Giá cả thường là công cụ đầu tiên được sử dụng trong việc tạo ra sự cân bằng cung cầu. Bên cạnh đó, các quyết định về điều chỉnh sản phẩm, phân phối và hoạt động truyền thông cũng đóng vai trò không kém. Các giải pháp có thể kể đến bao gồm:

Thứ nhất, sử dụng giá và yếu tố chi phí để quản trị cầu

Một trong những phương thức trực tiếp nhất để giảm cầu quá mức vào mùa cao điểm là nâng giá dịch vụ hay rộng hơn là làm cho khách hàng phải chi trả nhiều tiền hơn vào thời kỳ cao điểm. Theo cách này, khách hàng có thể nhận thấy rằng họ dường như phải mất chi phí nhiều hơn không chỉ bằng tiền mà cả về thời gian cũng như công sức trong thời gian cao điểm. Với những người không thích dành thời gian cho chờ đợi đông đúc và khó chịu sẽ tránh giờ cao điểm và sử dụng dịch vụ vào thời điểm sau đó. Tương tự, sự hấp dẫn của giá rẻ và kỳ vọng vào việc không phải chờ đợi có thể được khuyến khích một số khách hàng thay đổi khung thời gian sử dụng dịch vụ bằng việc thay đổi kế hoạch thời gian.

Thứ hai, thay đổi các yếu tố sản phẩm

Mặc dù định giá là phương thức được khuyến cáo chung để tạo sự cân bằng cung cầu. Tuy nhiên không phải lúc nào biện pháp giá rẻ cũng hấp dẫn được khách hàng. Ví dụ, khách sạn ở Sầm Sơn dù có giảm giá thế nào đi chăng nữa cũng khó thu hút khách vào mùa đông. Tuy nhiên, nếu khách sạn đưa ra các gói dịch vụ liên quan tới dịch vụ nghỉ dưỡng hoặc các dịch vụ liên quan đến xây dựng nhóm làm việc (team building) cho các doanh nghiệp thì có thể khai thác được dịch vụ lưu trú…như vậy, với nhiều dịch vụ , việc giảm giá cũng không hấp dẫn khách hàng sử dụng vào mùa thấp điểm, khi đó, doanh nghiệp nên chủ động chào bán các giá trị mới cho khách hàng thông qua phát triển sản phẩm mới hoặc cải thiện sản phẩm hiện có.

Thứ ba, thay đổi địa điểm và thời gian phân phối

Thay vì tìm cách thay đổi nhu cầu dịch vụ tại cùng thời điểm, cùng thời điểm doanh nghiệp dịch vụ có thể ứng phó với thay đổi nhu cầu thị trường bằng cách thay đổi thời gian và địa điểm phân phối. Có ba phương pháp phân phối dịch vụ như sau:

Phương án 1: không thay đổi - bất kể nhu cầu về dịch vụ biến động như thế nào, dịch vụ vẫn được cung cấp cùng địa điểm và cùng thời gian như vậy.

Phương án 2: thay đổi thời gian cung ứng dịch vụ - linh hoạt thay đổi cung ứng dịch vụ theo sở thích của khách hàng theo các ngày trong tuần, theo mùa…

Phương án 3: cung cấp dịch vụ cho khách hàng tại địa điểm mới - đưa dịch vụ đến cho khách hàng hoặc phát triển thêm nhiều điểm cung cấp dịch vụ gần khách hàng thay vì yêu cầu họ đến một địa điểm cố định.

Thứ tư, truyền thông

Ngay khi các biến số khác trong hỗn hợp marketing không thay đổi, chỉ duy nhất nỗ lực truyền thông cũng có thể giúp điều tiết nhu cầu. Các thay đổi giá cả, đặc tính sản phẩm và phân phối cũng cần phải cần phải truyền thông một cách rõ ràng. Nếu một doanh nghiệp muốn có được phản ứng cụ thể đối với các thay đổi trong các yếu tố thuộc marketing mix thì tất nhiên phải thông báo cho khách hàng đầy đủ về các lựa chọn. Các chương trình khuyến mãi ngắn hạn, kết hợp với cả yếu tố giá cũng như các biện pháp khuyến khích khác, có thể sử dụng để khuyến khích khách hàng và tạo ra cơ hội hấp dẫn để khách hàng có thể chuyển khung giờ sử dụng dịch vụ.

Thứ năm, giải pháp dự trữ nhu cầu thông qua hệ thống đặt chỗ và xếp hàng

Một trong những thách thức của dịch vụ là sản phẩm không thể lưu kho để sau này lấy ra dùng. Trong các doanh nghiệp có cầu thường vượt quá cung, nhà quản lý thường sử dụng quy trình dịch vụ cụ thể: (1) bằng cách yêu cầu khách hàng xếp hàng chờ, thường trên cơ sở đến trước phục vụ trước; (2) cho khách đặt chỗ trước.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Giải pháp nhằm cân bằng cung cầu trong kinh doanh dịch vụ về đặc điểm của giải pháp điều chỉnh công suất dịch vụ và giải pháp tác động lên nhu cầu...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giải pháp nhằm cân bằng cung cầu trong kinh doanh dịch vụ. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm