Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại ở nước ta hiện nay

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại ở nước ta hiện nay được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu tới các bạn tham khảo để tiến hành học tập và chuẩn bị kết thúc môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Pháp lệnh trọng tài qui định: Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do pháp lệnh trọng tài qui định.

Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thoả thuận trọng tài.

Việc giải quyết được tiến hành tại Hội đồng trọng tài do trung tâm trọng tài tổ chức hoặc tại hội đồng trọng tài do các bên thành lập theo trình tự thủ tục pháp luật qui định.

Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp khá phổ biến trong kinh doanh, nhất là trong hoạt động thương mại quốc tế.

Ưu điểm của cách thức giải quyết này là các bên được đảm bảo quyền tự do định đoạt như lựa chọn trọng tài viên, địa điểm, phương thức giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thủ tục đơn giản, ngắn gọn, có thể đảm bảo được bí mật kinh doanh.

Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án ở nước ta hiện nay

Giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế.

Đặc điểm giải quyết tranh chấp bằng Tòa án

- Thứ nhất, là cơ quan tài phán nhân danh nhà nước để giải quyết tranh chấp. Do đó, phán quyết của tòa án được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế.

- Thứ hai, việc giải quyết tranh chấp của tòa án phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mang tính hình thức của pháp luật tố tụng.

- Thứ ba, Tòa án giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc xét xử công khai.

- Thứ tư, việc giải quyết tranh chấp tại tòa án có thể thực hiện qua hai cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm. Trong một số trường hợp, bản án có hiệu lực pháp luật còn có thể được xét lại theo thủ tục: giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

- Thứ năm, Tòa án giải quyết theo nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế của Tòa án

* Tòa án nhân dân cấp huyện.

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có yếu tố nước ngoài sau:

Mua bán hàng hóa; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; Đại diện, đại lý; Ký gửi; Thuê, cho thuê, thuê mua; Xây dựng; Tư vấn, kỹ thuật; Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;

* Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tất cả các tranh chấp về kinh doanh, thương mại, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.

Tranh chấp có yếu tố nước ngoài.

Tranh chấp về vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác.

Khi cần thiết, Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.

Ngoài thẩm quyền xét xử sơ thẩm, Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh còn có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.

Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

* Tòa án nhân dân tối cao

Tòa phúc thẩm có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.

Tòa kinh tế có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị theo trình tự tố tụng.

Hội đồng thẩm phán có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định của các Tòa thuộc Tòa án nhân dân tối cao bị kháng nghị theo trình tự tố tụng.

Thủ tục giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại tại Tòa án gồm có:

- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, gồm có: khởi kiện và thụ lý vụ án; hòa giải và chuẩn bị xét xử; phiên tòa sơ thẩm.

- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm.

- Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm: thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại ở nước ta hiện nay về đặc điểm giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế của Tòa án, thủ tục giải quyết tranh chấp về kinh doanh...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Các hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu của Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm