Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 bài 52 KNTT

Giải SBT KHTN 6 bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời - Thiên thể có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời - Thiên thể

Bài 52.1 trang 82 sách bài tập KHTN 6: Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì

A. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.

B. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Đông sang Tây.

C. Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.

D. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.

Lời giải:

Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì: Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.

Chọn đáp án A

Bài 52.2 trang 82 sách bài tập KHTN 6: Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc “Sai” để đánh giá các phát biểu dưới đây.

Lời giải:

STT

Phát biểu

Đánh giá

1

Chuyển động biểu kiến là chuyển động chỉ có trong cảm giác của người nhìn, không có thật trong thực tế.

Sai

2

Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là một chuyển động biểu kiến.

Đúng

3

Có ngày và đêm là do Trái Đất tự quay quanh trục của nó

Sai

4

Mặt Trời luôn luôn chỉ chiếu sáng một nửa Trái Đất nên có ngày và đêm.

Đúng

5

Đứng ở Bắc bán cầu thì thấy Trái Đất quay từ Tây sang Đông, đứng ở Nam bán cầu thì thấy ngược lại.

Đúng

Giải thích:

- Chuyển động biểu kiến là chuyển động thấy bằng mắt nhưng không có thực

=> Do đó, chuyển động biểu kiến là chuyển động chỉ có trong cảm giác của người nhìn, không có thật trong thực tế là phát biểu đúng.

- Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là chuyển động thực => Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất không phải là chuyển động biểu kiến.

- Trái Đất tự quay quanh trục nên xuất hiện hiện tượng ngày và đêm.

=> Có ngày và đêm là do Trái Đất tự quay quanh trục của nó.

=> Không phải do Mặt Trời luôn luôn chỉ chiếu sáng một nửa Trái Đất nên có ngày và đêm.

- Đứng ở Bắc bán cầu thì thấy Trái Đất quay từ Đông sang Tây, đứng ở Nam bán cầu thì thấy ngược lại => Không phải đứng ở Bắc bán cầu thì thấy Trái Đất quay từ Tây sang Đông, đứng ở Nam bán cầu thì thấy ngược lại.

Bài 52.3 trang 82 sách bài tập KHTN 6: Hãy tính xem trong một năm (365 ngày) Trái Đất quay quanh trục của nó hết bao nhiêu giờ?

Lời giải:

Trái Đất quay quanh trục của nó 1 vòng hết 24 giờ = 1 ngày đêm.

Số giờ Trái Đất quay quanh trục của nó trong một năm (365 ngày) là:

365 . 24 = 8 760 (giờ)

Bài 52.4 trang 83 sách bài tập KHTN 6: Ngư dân nước ta, khi đi biển, do thất lạc la bàn, làm thế nào xác định được hướng đi cho tàu vào ban đêm?

Lời giải:

Ngư dân nước ta, khi đi biển, do thất lạc la bàn, xác định được hướng đi cho tàu vào ban đêm, bằng cách:

- Nhìn trên bầu trời tìm vị trí sao Bắc Đẩu.

- Nhìn về sao Bắc Đẩu, giang 2 tay, tay phải là hướng Đông, tay trái là hướng Tây, sau lưng là hướng Nam.

Bài 52.5 trang 83 sách bài tập KHTN 6: Nhà/căn hộ của em quay hướng nào? Bằng cách nào mà em xác định được?

Lời giải:

- Tùy vào nhà của các em để nói nhà đang quay theo hướng nào.

- Cách xác định hướng:

+ Đứng trước cửa nhà/ căn hộ, giang 2 tay

+ Để tay phải hướng về phía Mặt Trời mọc, đó là hướng Đông, phía trước mặt là hướng Bắc, phía sau lưng là hướng Nam.

>> Bài tiếp theo: Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 bài 53 KNTT

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT KHTN lớp 6 bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời - Thiên thể Kết nối tri thức với cuộc sống. Các em học sinh tham khảo thêm KHTN lớp 6 Chân trời sáng tạo KHTN lớp 6 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 28
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Haraku Mio
    Haraku Mio

    🤠🤠🤠🤠🤠🤠

    Thích Phản hồi 17:31 26/07
    • Phúc Huy
      Phúc Huy

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 17:31 26/07
      • Sunny
        Sunny

        😉😉😉😉😉😉😉

        Thích Phản hồi 17:32 26/07

        KHTN 6 Kết nối tri thức

        Xem thêm