Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 bài 54 KNTT

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải SBT KHTN 6 bài 54: Hệ Mặt Trời có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài: Hệ Mặt Trời

Bài 54.1 trang 84 sách bài tập KHTN 6: Các hành tinh quay quanh Mặt Trời sắp xếp theo khoảng cách đến Mặt Trời từ gần đến xa là:

A. Hỏa tinh, Thủy tinh, Trái Đất, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh, Thiên vương tinh.

B. Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải Vương tinh.

C. Kim tinh, Thủy tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Thổ tinh, Mộc tinh, Thiên vương tinh, Hải Vương tinh.

D. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải Vương tinh.

Lời giải:

Thêm ảnh

Các hành tinh quay quanh Mặt Trời sắp xếp theo khoảng cách đến Mặt Trời từ gần đến xa là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải Vương tinh.

Chọn đáp án D

Bài 54.2 trang 84 sách bài tập KHTN 6: Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc “Sai” để đánh giá các câu dưới đây.

Lời giải:

STT

Phát biểu

Đánh giá

1

Hệ Mặt Trời chỉ gồm 8 hành tinh quay xung quanh.

Đúng

2

Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất so với các hành tinh khác.

Đúng

3

Thủy tinh và Hỏa tinh có khối lượng nhỏ nhất trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời.

Sai

4

Hành tinh ở càng xa Mặt Trời thì có kích thước càng lớn.

Đúng

Giải thích:

- Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, tám hành tinh, hơn một trăm vệ tinh, các sao chổi, các tiểu hành tinh, các thiên thạch khác và bụi vũ trụ => không phải hệ Mặt Trời chỉ gồm 8 hành tinh quay xung quanh.

- Thủy tinh ở gần Mặt Trời nhất so với các hành tinh khác => không phải Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất so với các hành tinh khác.

- Thủy tinh và Hỏa tinh có khối lượng nhỏ nhất trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời.

- Mộc tinh là hành tinh ở vị trí thứ 5 và có kích thước lớn nhất => không phải hành tinh ở càng xa Mặt Trời thì có kích thước càng lớn.

Bài 54.3 trang 85 sách bài tập KHTN 6: Sắp xếp các hành tinh của hệ Mặt Trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về khối lượng; từ nhỏ đến lớn về kích thước.

Lời giải:

- Sắp xếp các hành tinh của hệ Mặt Trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về khối lượng:

Thủy tinh => Hỏa tinh => Kim tinh => Trái Đất => Thiên vương tinh => Hải Vương tinh => Thổ tinh => Mộc tinh.

- Sắp xếp các hành tinh của hệ Mặt Trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về kích thước:

Thủy tinh => Hỏa tinh => Kim tinh => Trái Đất => Hải Vương tinh => Thiên vương tinh => Thổ tinh => Mộc tinh.

Bài 54.4 trang 85 sách bài tập KHTN 6: Lập công thức tính khoảng cách d giữa 2 hành tinh với Rx, Ry là khoảng cách từ 2 hành tinh đến Mặt Trời. Vận dụng công thức để tính khoảng cách giữa Trái Đất và các hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời. Có nhận xét gì về khoảng cách giữa các hành tinh?

Lời giải:

- Gọi: + Rx là khoảng cách đến Mặt Trời từ hành tinh ở gần Mặt Trời hơn.

+ Ry là khoảng cách đến Mặt Trời từ hành tinh ở xa Mặt Trời hơn.

- Ta có công thức tính khoảng cách giữa Trái Đất và các hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời: d = Ry - Rx

Bảng khoảng cách của các hành tinh tới Mặt Trời

Hành tinh

Khoảng cách tới Mặt Trời (AU)

Thủy tinh

0,39

Kim tinh

0,72

Trái Đất

1

Hỏa tinh

1,52

Mộc tinh

5,2

Thổ tinh

9,54

Thiên Vương tinh

19,2

Hải Vương tinh

30,07

- Vận dụng công thức tính khoảng cách:

+ Khoảng cách của Trái Đất – Thủy tinh là:

d = 1 – 0,39 = 0,61 (AU)

+ Khoảng cách của Trái Đất – Kim tinh là:

d = 1 – 0,72 = 0,28 (AU)

+ Khoảng cách của Trái Đất – Hỏa tinh là:

d = 1,52 – 1 = 0,52 (AU)

+ Khoảng cách của Trái Đất – Mộc tinh là:

d = 5,2 – 1 = 4,2 (AU)

+ Khoảng cách của Trái Đất – Thổ tinh là:

d = 9,54 – 1 = 8,54 (AU)

+ Khoảng cách của Trái Đất – Thiên Vương tinh là:

d = 19,2 – 1 = 18,2 (AU)

+ Khoảng cách của Trái Đất – Hải Vương tinh là:

d = 30,07 – 1 = 29,07 (AU)

- Nhận xét: Các hành tinh càng ở xa Mặt Trời hơn so với Trái Đất thì khoảng cách giữa chúng càng lớn.

Bài 54.5 trang 85 sách bài tập KHTN 6: Giả sử một nhà du hành vũ trụ lên được Thiên Vương tinh. Trọng lượng của nhà du hành vũ trụ trên Thiên Vương tinh nhỏ hơn hay lớn hơn khi ở trên Trái Đất? Vì sao?

Lời giải:

- Ta có: Lực hấp dẫn trên bề mặt của Thiên Vương tinh nhỏ hơn lực hấp dẫn trên bề mặt của Trái Đất.

=> Trọng lượng của nhà du hành vũ trụ trên Thiên Vương tinh nhỏ hơn trọng lượng của nhà du hành vũ trụ trên Trái Đất.

>> Bài tiếp theo: Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 bài 55 KNTT

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT KHTN lớp 6 bài 54: Hệ Mặt Trời Kết nối tri thức với cuộc sống. Các em học sinh tham khảo thêm KHTN lớp 6 Chân trời sáng tạo KHTN lớp 6 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gia Kiet Hoang ...
    Gia Kiet Hoang ...

    🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

    Thích Phản hồi 26/07/23
    • Hằng Nguyễn
      Hằng Nguyễn

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 26/07/23
      • Minh Thong Nguyen ...
        Minh Thong Nguyen ...

        😘😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 26/07/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 6

        Xem thêm