Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 10 Kết nối tri thức bài 20

VnDoc xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 bài 20: Viết trang 12 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.

Bài: Viết trang 12

Bài tập 1 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Tìm ý và lập dàn ý cho đề bài: Vai trò của nhân vật Giăng Van-giăng (Người cầm quyền khôi phục uy quyền, trích Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô) trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích.

Trả lời:

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả và tác phẩm “Những người khốn khổ”.

- Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” là đoạn trích tiêu biểu khắc họa hình tượng nhân vật Giăng Van – giăng giàu tình yêu thương và kiên cường, dũng cảm, đấu tranh cho cái thiện.

Thân bài:

a. Cuộc đời, số phận của Giăng Van – giăng

– Giăng Van – giăng gặp nhiều biến cố trong cuộc đời, kém may mắn

– Vì ăn cắp mẩu bánh mì cho cháu đói mà vào tù 19 năm

– Sau khi ra tù bị mọi người xa lánh, nhưng gặp được giám mục Mi-ri-en, tìm thấy tình thương là lẽ sống

– Trở thành thị trưởng và chủ nhà máy nhưng vẫn sống lương thiện, giúp đỡ mọi người

– Ông gặp và giúp đỡ chị Phăng-tin, dưới sự truy đuổi của thanh tra Gia-ve.

→ Giăng Van – giăng có một cuộc đời không may mắn, song trải qua nhiều biến cố vẫn giữ tình yêu thương làm lẽ sống tốt đẹp

- Vai trò của nhân vật Giăng Van-giăng trong việc thể hiện chủ đề. (Chú ý sự đối lập giữa Giăng Van-giăng và Gia-ve, mối quan hệ giữa Giăng Van-giăng với Phăng-tin, nhan để của đoạn trích,...).

b. Phẩm chất tốt đẹp

* Tình yêu thương, tấm lòng lương thiện

– Hành động ăn trộm bánh mì khi xưa cũng xuất phát từ tình yêu thương cháu

– Luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người, giúp đỡ chị Phăng-tin

– Ngay cả khi đứng trước nguy cơ phải trở lại ngục giam, sống cuộc sống tù nhân, ông vẫn quan tâm lo lắng chị Phăng-tin.

– Nhẹ nhàng trấn an chị Phăng-tin, sợ bệnh tình của chị chuyển biến xấu

– Nhún nhường, xin Gia-ve hoãn lại 3 ngày để tìm con gái cho chị chứ không hề lo nghĩ cho tình cảnh của bản thân.

– Khi chị Phăng-tin chết, hôn tay và vuốt mắt cho chị, thì thầm vào tai chị, xót xa, đau đớn.

→ Giăng Van – giăng là người có tấm lòng lương thiện, giàu tình yêu thương, mọi hành động cử chỉ đều đáng ngợi ca, trân trọng

* Kiên cường, dũng cảm, không sợ quyền uy

– Bình tĩnh đón nhận sự thật, lúc đầu nhún nhường vì chị Phăng-tin nhưng sau khi chị Phăng-tin chết, mạnh mẽ chỉ ra Gia-ve là kẻ gián tiếp gây ra cái chết của chị

– Hành động quyết liệt, bẻ thanh sắt và tiến về phía Gia-ve khiến hắn khiếp sợ lùi bước 3

→ Hoàn toàn không sợ hãi uy quyền, sự thay đổi thái độ của Giăng Van – giăng thể hiện tình yêu thương, tôn trọng với người đã khuất đồng thời cũng thể hiện bản lĩnh của ông trước cái ác

Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của nhân vật, là kết tinh của lý tưởng nhân đạo và sự thấu hiểu, cảm thông, thể hiện ước mơ và niềm tin về chân lý cái thiện thắng cái ác.

- Nhân vật Giăng Van – giăng đã thể hiện thành công tư tưởng nhân vật.

Bài tập 2 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Cho đề bài: Phân tích phản ứng của Na-đi-a trước câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” và thái độ của nhân vật “tôi” trước phản ứng của Na-đi-a để làm nổi bật chủ đề truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ của An-tôn Sê-khốp.

a. Hãy lập dàn ý cho đề bài trên.

b. Chọn hai ý kế nhau trong dàn ý để viết thành hai đoạn văn.

Trả lời:

a. Trước hết, đọc lại văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ để nắm được những phản ứng cụ thể của Na-đi-a trước câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!“ Chú ý: phản ứng của nhân vật thể hiện qua hành động, tâm trạng. Ghi các ý nảy sinh trong quá trình đọc. Sắp xếp các ý tìm được theo trật tự hợp lí để lập dàn ý.

Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, nhân vật, vấn đề nghị luận.

Thân bài: Phân tích những phản ứng của Na-đi-a trước câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” để làm nổi bật chủ đề của truyện.

- Bớt sợ sau chuyến trượt dốc lần thứ nhất, Na-đi-a bắt đầu có những băn khoăn vì không biết ai đã nói câu “Na-đi-a, anh yêu em!”

- Khi khoác tay nhân vật “tôi” đi dạo trên đồi tuyết, sự băn khoăn càng tăng lên.

- Na-đi-a cố ý chờ đợi nhân vật “tôi” nói ra câu ấy, khi đi bên nàng. Nàng không muốn tin rằng gió đã nói những lời ấy.

- Mặc dù chưa hết sợ hãi, nhưng Na-đi-a vẫn đề nghị nhân vật “tôi” tiếp tục trượt dốc thêm nhiều lần, thậm chí, nàng đã dám trượt dốc một mình, nhưng vẫn không thể xác định ai đã nói lời tỏ tình đó.

- Sau này, không còn trượt tuyết lao dốc nữa, khi nhân vật “tôi” đến bên hàng rào, đứng từ xa, lợi dụng lúc có làn gió, nói câu “Na-đi-a, anh yêu em! nàng đã đón nhận bằng tâm trạng vui vẻ, gương mặt toát lên vẻ rạng rỡ, xinh đẹp và hạnh phúc.

- Phản ứng của Na-đi-a trước câu nói của nhân vật “tôi” đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện: Tình yêu là chuyện thiêng liêng, hệ trọng và là nhu cầu không thể thiếu đối với con người.

Kết bài: Ý nghĩa của vấn đề bàn luận.

b. Chọn hai ý kề nhau để viết thành hai đoạn văn, bạn cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Mỗi đoạn văn phải triển khai đầy đủ ý đã nêu. Đoạn văn có thể được viết theo nhiều lối khác nhau như diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp; tất cả các câu trong đoạn phải đảm bảo đúng ngữ pháp và liên kết với nhau để tạo nên sự mạch lạc.

- Hai đoạn kể nhau trong bài cũng phải có sự liên kết với nhau.

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

Câu chuyện được kể bằng ngôi thứ nhất, kể về một câu chuyện đùa nho nhỏ của nhân vật “tôi” với cô nàng Na-đi-a. Nhân vật tôi trong một buổi trưa mùa đông đã rủ Na-đi-a chơi trượt tuyết và khi trượt xuống dốc, anh đã nói đùa “Na-đi-a, anh yêu em”. Na-đi-a băn khoăn không biết ai đã nói câu nói ấy và nàng đã cố gom góp tất cả sự can đảm để trượt tuyết từ trên đỉnh dốc, hết lần này đến lần khác, một việc mà lúc bình thường có các vàng cô cũng chẳng làm, chỉ để được nghe câu: “Na-đi-a, anh yêu em”. Nàng không biết câu nói ấy là gió nói hay nhân vật tôi nói, sự nữ tính đã khiến nàng ngại ngùng không dám hỏi và rồi nàng đắm chìm trong sự ngọt ngào của câu nói ấy, nàng sống mà không thể thiếu nó. Cuối cùng, nàng vẫn không biết ai là người nói và cũng không còn được nghe câu nói ấy sau khi nhân vật tôi đi Petersburg nhưng điều ấy đã trở thành kỷ niệm hạnh phúc nhất, xúc động nhất, đẹp đẽ nhất trong đời nàng.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 10 Kết nối tri thức bài 21

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 10 bài 20: Viết trang 12 sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 10 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đinh Đinh
    Đinh Đinh

    😉😉😉😉😉😉

    Thích Phản hồi 12/12/23
    • Sư Tử
      Sư Tử

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 12/12/23
      • Bảnh
        Bảnh

        💯💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 12/12/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 10

        Xem thêm