Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 10 Kết nối tri thức bài 5

VnDoc xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 bài 5: Viết trang 13 sách Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.

Bài: Viết trang 13

Bài tập 1 trang 13 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về tính hàm súc của ngôn ngữ thơ ca.

Trả lời:

Đoạn văn cần nói được các ý:

- Những biểu hiện cụ thể của tính hàm súc (chú ý dung lượng bài thơ, sự tiết giảm các chi tiết dẫn giải, sự khai thác triệt để tính đa nghĩa của ngôn từ,...).

- Hiệu quả tác động của lối viết hàm súc (gợi liên tưởng nhiều chiều, thôi thúc việc đọc lại bài thơ nhiều lần, gợi lên những cách tiếp cận và diễn giải khác nhau,...).

- Những cách xử lí khác nhau để bài thơ đạt tới sự hàm súc (trong thơ hai-cư, thơ Đường hay thơ hiện đại, sự hàm súc mang những sắc thái khác nhau, không hề đồng nhất).

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

Tính hàm súc là đặc điểm chung của ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, nhưng do đặc trưng của thể loại mà nó biểu hiện một cách tập trung với yêu cầu cao nhất trong ngôn ngữ thơ. So với nhiều thể loại khác thơ thường có dung lượng khiêm tốn hơn. Để phản ánh thế giới hiện thực muôn màu, thế giới tình cảm phức tạp của con người ngôn ngữ thơ phải thực sự hàm súc, là kết quả của sự chắt lọc công phu của người nghệ sĩ, Maiacopxki từng nhận đinh: “Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ” Một cách rõ ràng, tính hàm súc của ngôn ngữ thơ là lời ít ý nhiều, lời hết mà ý chưa cạn, nói như Lưu Trọng Lư, “một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi”. Tính hàm súc được người nghệ sĩ tạo ra theo nhiều cách riêng. Đó có thể là cách dùng từ sao cho đắt nhất, có giá trị biểu hiện cao nhất kiểu như Nguyễn Du đã “giết chết” các nhân vật Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến, mỗi tên chỉ bằng một từ: cái vô học của Mã Giám Sinh – “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”, cái gian manh của Sở Khanh – “Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào”, cái tầm thường ti tiện của Hồ Tôn Hiến – “Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”. Nói cách khác, hàm súc cũng có nghĩa là phải chính xác, giàu hình tượng, có tính truyền cảm và thể hiện cá tính của người nghệ sĩ dựa trên cơ sở vận dụng các thủ pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh… tạo nên nhiều lớp nghĩa cho câu thơ. Trong thơ Trung đại, tính hàm súc thường đến từ thủ pháp chấm phá, gợi tả. Nguyễn Du phác nên một bức tranh mùa xuân tươi sáng và đầy sức sống không cần nhiều hơn hai chi tiết: “Cỏ non xanh tận chân trời / Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Theo lẽ đó, thơ không có chỗ đứng cho hư từ mà chỉ có thực từ, trong thơ, ý phải tỏa vào lời, lời phải đỡ với ý, ý phải sâu nhưng lời cũng phải chặt. Một điều đáng nói là, tính hàm súc thường chỉ xuất hiện trong mực thước văn học truyền thống bởi tính chặt chẽ và quy phạm của từ ngữ, đến giai đoạn văn học đương đại, đặc điểm này bị đe dọa bởi sự dài dòng và nông cạn của một số tác giả. Nó đặt ra yêu cầu về sự cân bằng giữa truyền thống và hiện đại giữa hai thuộc tính này.

Bài tập 2 trang 13 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Chọn phân tích một bài thơ đã để lại ấn tượng đẹp đẽ cho bạn về thơ ca nói chung.

Trả lời:

* Dàn ý tham khảo phân tích bài thơ Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử)

* Mở bài

- Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử: là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn và cũng là người tiên phong của dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam. Sinh thời, nhà thơ Chế Lan Viên từng nhận định: “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”.

- Giới thiệu khái quát bài thơ: Mùa xuân chín là được xếp ở phần Hương thơm trong tập thơ Đau thương. Cùng với Đây thôn Vĩ Dạ, Tình quê,... đây là những thi phẩm đầy thơ mộng viết về cảnh quê, tình quê của Hàn Mặc Tử.

* Thân bài:

- Dấu hiệu báo xuân sang:

+ Làn nắng ửng.

+ Làn khói mơ.

+ Mái nhà tranh bên giàn thiên lý.

→ Thanh tĩnh, bình dị, duyên dáng mà đằm thắm yêu thương.

- Cảnh vật thôn quê đẫm hơi xuân:

+ Làn mưa xuân tưới thêm sức sống.

+ Cỏ cây xanh tươi" gợn tới trời".

+ Niềm vui của con người khi xuân đến.

- Niềm hạnh phúc của lứa đôi.

- Tiếng thơ ngây sao khiến lòng người bâng khuâng, xao xuyến.

→ Xuân mang vị “chín” của lòng người, của đời người.

* Kết bài: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

3. Viết

Viết bài theo dàn ý đã lập.

* Bài viết tham khảo:

Hàn Mặc Tử: là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn và cũng là người tiên phong của dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam. Sinh thời, nhà thơ Chế Lan Viên từng nhận định: “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”. Thật vậy, trong làng Thơ mới, Hàn Mặc Tử là thi sĩ có diện mạo thơ vô cùng phong phú, sáng tạo và đầy bí ẩn. Bên cạnh những vần thơ điên, thơ say, thơ siêu thực là một giọng thơ trữ tình, đằm thắm, thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, khao khát tình người đến cháy bỏng. Bài thơ “Mùa xuân chín” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ ấy.

Hàn Mặc Tử, với cuộc đời ngắn ngủi, tâm hồn đa cảm, mong manh đã để lại cho đời những bài thơ rất đặc sắc. "Mùa xuân chín" là một trong số đó. Trong không gian của buổi giao mùa, một góc tâm tình của tác giả: Nhớ làng, nhớ quê… và một cái gì đó rất mơ hồ, gợi trong lòng ta biết bao suy nghĩ. "Mùa xuân chín" một khoảng trời riêng của cảm xúc đang "chín" trong lòng nhà thơ, trong lòng người đọc.

Đọc tựa bài, ta hầu như đã cảm nhận được cái "ngon lành", cái đỉnh cao tận cùng của "Mùa xuân chín". Nếu có "xuân chín" thì hẳn cũng có "xuân xanh" ; "xuân già". Nằm giữa ranh giới của cái "non trẻ", cái "già nua", "Mùa xuân chín" trở nên giá trị nhưng cũng ngắn ngủi, mong manh vô cùng. Để lòng say đắm trong giây phút hoàn hảo nhất của vũ trụ ấy thì còn gì bằng!

Trong tan nắng ửng: khói mơ tan,

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.

"Nắng ửng". Từ "ửng" mang một ý nghĩa đặc biệt. Ta có thể liên tưởng đến ngay cái "chín ửng" của quả đào, quả hồng, cái "ưng ửng" hây hây của đôi má các cô gái trong tiết lạnh đầu xuân. Cũng như vậy, xuân đang "chín" lên trong cái "ửng" của nắng. Dấu hai chấm sau đó nhắc nhở ta cái gì sẽ hiển nhiên xảy ra như quả chín thì chuyển từ xanh sang hồng. Những làn khói sương tan trong nắng, lượn lờ, bồng bềnh nâng tâm hồn thi sĩ lên khỏi mặt đất, khỏi thực tại, bước vào cõi "mơ". "Đôi mùi nhà tranh lấm tấm vàng". Những "lấm tấm vàng" đó là hạt nắng hay chính là những ảo ảnh trong đôi mắt của người đang say Không phải cái say "quên trời, quên đất", cái say của nhà thơ là những phút giây đắm chìm, mê mải, chăm chú, cả âm thanh, cả hình ảnh, màu sắc cũng hòa làm một: khói tan, mái nhà lấm tấm vàng, gió sột soạt tà áo, giàn thiên lí. Đó là "bóng xuân". Chỉ là "bóng", rất mơ hồ, huyền ảo, mùa xuân cô gái đẹp, đẹp như trong mơ, đẹp như quả chín, đẹp hoàn hảo lướt qua trong tâm hồn nhà thơ.

"Bao cô thôn nữ hát trên đồi". Tiếng hát của những cô gái đánh thức Hàn Mặc Tử, đưa nhà thơ trở lại với thực tại. Toàn khổ thơ là tâm trạng tiếc nuối, ngậm ngùi: “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…”

Nhà thơ nghĩ đến ngày mai đây, cảnh vật, con người sẽ đổi khác, những cô gái sẽ không còn những giây phút hồn nhiên, vô tư ca hát với mùa xuân, cũng như xuân rồi cũng sẽ qua, xuân chín rồi thì xuân sẽ tàn. Tâm hồn đa cảm ấy, không thể không rung lên xúc động. Đám xuân xanh ấy Mùa xuân tươi đẹp của đời người, cũng là mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên mà thi sĩ vẽ ra trước mắt người đọc làm ta không khỏi suy tư. Thế thì ta hãy tận hưởng cho hết những giờ khắc tuyệt vời ấy.

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi ,

Hổn hển như lời của nước máy…

Thầm thì với ai ngồi dưới trúc

Nghe ra ý vị và thơ ngây…

Trí tưởng tượng của tác giả đã lên đến tột độ, tiếng hát thánh thót như đang vắt vẻo lưng chừng núi, đang hổn hển như lời của nước máy. Những âm thanh không bay cao, bay xa mà vẫn thầm thì với ai ngồi dưới trúc. Từ ai rối rắm nghịch lý ấy cho ta thấy những cảm xúc vô cùng tinh tế trong tâm hồn thi sĩ. Tiếng hát bay khắp không gian, thi sĩ thu lại chỉ riêng cho ai. Chính là mình rồi tự thốt lên: “Nghe ra ý vị và thơ ngây”

Có mấy ai cảm nhận hết cả đất trời như vậy! Nghĩ đến đất trời, về những cuộc đổi thay, về mùa xuân, tác giả lại nghĩ về mình Khác xa gặp lúc mùa xuân chín

Thì ra mình chỉ là một người tha phương, lẻ loi, cô độc gặp Mùa xuân chín mới có được giây phút ấm lòng. Hàn Mặc Tử nhớ về làng xưa trí bâng khuâng sực nhớ làng.

Cái sực nhớ bất ngờ, dồn dập, tên tác giả, cái tên mà cha mẹ anh em vẫn gọi đối với Hàn Mặc Tử thân thương biết mấy, gần gũi biết mấy. Ngẫu nhiên, đó cũng là một từ rất phù hợp với nỗi nhớ của tác giả. Nhớ về quê xưa, hình ảnh đầu tiên đến với cái sực nhớ của tác giả là hình ảnh của người con gái. Chị ấy là chị ruột, chị họ hàng hay chỉ là một người quen hay là…? Ta không thể biết được. Nhưng ta hiểu được rằng tác giả đã dành sẵn một tình cảm rất trân trọng, rất tha thiết cho người con gái ấy. Tại sao hình ảnh đầu tiên mà tác giả nhớ không phải là cha mẹ, anh em, mái nhà xưa? Bởi vì đây là cái sực nhớ, điều mà ý thức không kiểm soát được mà là của con tim đang dồn dập, nóng bỏng vì nỗi nhớ điều khiển. Những từ, tiếng vần liền trắng, nắng, chang chang tạo cho người đọc cảm giác rõ rệt về một bờ sông cát trắng, nắng chói rất thật rất rõ ràng tạo thành hình ảnh con người thật đẹp.

Chị ấy năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang

Mùa xuân luôn là cảm hứng của bao nhiêu thi sĩ. Thế nhưng trong Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử vẫn rất đặc sắc vẫn rất sâu đậm, không những chỉ có Mùa xuân chín mà còn chín cả lòng người thi sĩ, chín cả nỗi nhớ làng, nhớ người xưa trong thơ Hàn Mặc Tử.

Bài thơ dạt dào cảm xúc khiến lòng người bâng khuâng. Với tâm hồn lãng mạn cùng những lời thơ trữ tình đặc sắc, Hàn Mặc Tử đã để lại cho đời một bức tranh xuân, một hình ảnh xuân một nét xuân đằm thắm dịu dàng. Người thì đã đi xa nhưng tình người còn vương vấn mãi. Bài thơ ấy cùng với cái tôi Hàn Mặc Tử vẫn tồn tại muôn đời.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 10 Kết nối tri thức bài 6

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 10 bài 5: Viết trang 13 sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 10 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đinh Đinh
    Đinh Đinh

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 12:08 11/12
    • Thùy Chi
      Thùy Chi

      🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟

      Thích Phản hồi 12:08 11/12
      • Sếp trong nhà
        Sếp trong nhà

        😊😊😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 12:09 11/12
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 10

        Xem thêm