Giải SBT Ngữ văn 10 Cánh diều bài 9
VnDoc xin giới thiệu bài Giải SBT Ngữ văn 10 bài 9: Bài tập viết có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.
Bài tập viết
Bài tập viết trang 37, 38
Câu 1 trang 37 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Những thói quen, quan niệm nào sau đây cần phải thay đổi, từ bỏ? Vì sao?
- Hút thuốc lá
- Trì hoãn trong công việc
- Đọc sách hằng ngày
- Chi tiêu không có kế hoạch
- Làm việc tùy hứng
- Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác
- Lãng phí thời gian
- Luôn phán xét người khác
- Chọn nghề kiếm được nhiều tiền
- Không chơi với những người học kém
- Có tiền là có tất cả
- Dám chịu trách nhiệm về bản thân
Trả lời:
Những thói quen cần phải thay đổi từ bỏ:
- Hút thuốc lá vì nó có hại cho bản thân và ảnh hưởng đến những người xung quanh.
- Trì hoãn trong công việc có thể dẫn đến sự thiếu tích cực, chủ động của chúng ta trong cuộc sống hoặc dẫn đến việc không đạt được các mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra,...
- Chi tiêu không có kế hoạch khiến chúng ta trở thành những người hoang phí, sống không có kế hoạch.
- Làm việc tùy hứng vì mỗi người cần phải có kế hoạch của bản thân, phải biết sắp xếp công việc cụ thể hợp lí để đạt được thành tích cao.
- Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác khiến chúng ta trở thành những người bị động, không làm chủ được công việc cũng như cuộc sống của mình.
- Lãng phí thời gian vì phí phạm thời gian cũng đồng nghĩa chúng ta đang tự đánh mất đi thành công, mơ ước và khát vọng của mình
- Luôn phán xét người khác sẽ hình thành ở chúng ta thói ích kỉ, hơn thua, khiến chúng ta trở thành con người có những đức tính xấu.
- Không chơi với những người học kém vì chúng ta không nên phân biệt đối xử với các bạn. Chơi với những người học kém ta có thể giúp đỡ họ trở nên tốt hơn.
- Có tiền là có tất cả vì nếu cuộc sống của chúng ta chỉ xoay quanh tiền bạc ta sẽ dần trở thành những con người coi trọng tiền bạc, sẽ bị mất đi lương tri, mất đi những người thân yêu bên cạnh mình.
Câu 2 trang 37 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Đọc phần mở bài sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Ba!
Chắc ba sẽ rất ngạc nhiên khi đọc những dòng này của con. Đứa con gái hằng ngày ba vẫn đưa đi học, vẫn yêu chiều, nâng niu, bỗng viết thư cho ba. Vâng, vì lúc này cả con, cả ba mẹ đều băn khoăn trong việc chọn cho con một môn chuyên, một khối học hợp lí ở trường trung học phổ thông. Ba mong con thi vào chuyên Toán hay chuyên Anh - những môn học thời thượng và đảm bảo tương lai. Nhưng ba ơi, thế kỉ XXI đâu chỉ cần Toán, Ngoại ngữ, Tin học. Xin ba đừng cấm con học Văn! Vì văn học, với con là cả một niềm say mê lớn.”.
(Tuyển tập những đề bài và bài văn nghị luận xã hội, tập l, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
a) Mở bài cho biết đối tượng người viết muốn thuyết phục trong bài văn là ai?
b) Người viết muốn thuyết phục về điều gì?
Trả lời:
a) Đối tượng: ba
b) Người viết muốn thuyết phục: xin người ba đừng cấm mình học Văn bởi vì ở thế kỉ XXI đâu chỉ cần Toán, ngoại ngữ và quan trọng với người con văn học là một niềm say mê lớn.
Câu 3 trang 38 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Để thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh, một HS dự định sử dụng các dẫn chứng sau đây:
a) “Gần đây truyền thông thường nhắc đến những con vi khuẩn siêu kháng thuốc hết sức kinh khiếp như vậy. Câu chuyện này được nhắc đi nhắc lại tại các hội nghị hồi sức cấp cứu và truyền nhiễm từ năm này qua năm khác với nỗi lo lắng khôn nguôi bởi dù không muốn, chúng ta phải thừa nhận tất cả vẫn đang là kẻ thua cuộc trong cuộc chiến với siêu chiến binh này. Chúng dường như đang lây lan khá nhanh giữa các cơ sở y tế, và biện pháp điều trị hữu hiệu hiện nay thì như ánh đom đóm giữa đêm đen.”.
(Lời chia sẻ của bác sĩ Ngô Đức Hùng, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, báo Giáo dục và Thời đại, ngày 19-7-2018)
b) “Báo cáo toàn cầu về kháng thuốc năm 2014 của WHO(1) được tổng hợp từ 114 quốc gia trên khắp các khu vực cho thấy: Người bệnh phải nằm viện lâu hơn và tỉ lệ tử vong tăng lên ở tất cả các nhóm tuổi.
Tại châu Âu, số ngày nằm viện tăng 2,5 triệu ngày, tỉ lệ tử vong 25 000 người/năm.
Tại Thái Lan, tăng hơn 3,2 triệu ngày nằm viện và tử vong 38 000 người năm, ở Mỹ
khoảng 2 triệu người mắc bệnh nhiễm khuẩn và tử vong 23 000 người/năm.
Điều này tác động đến kinh tế, xã hội hết sức to lớn. Chỉ tính riêng ở Mỹ, chi phí trực tiếp hơn 20 tỉ USD (2)/ năm và chi phí gián tiếp hơn 30 tỉ USD/năm.
Thế giới mỗi năm có hàng trăm ngàn người chết do kháng thuốc và phải chi phí hàng trăm tỉ USD cho kháng thuốc. Đó là lí do tại sao WHO và các cơ quan quốc tế khác chỉ ra rằng, kháng kháng sinh là một mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức đối với điều trị trong tương lai.”.
(Theo trang Phòng, chống kháng thuốc, Cục Quản lí Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, ngày 01-12-2016)
(1) WHO (viết tắt của World Health Organizaftion): Tổ chức Y tế thế giới.
(2) USD (viết tắt của United States Dollar): đồng đô la Mỹ.
Theo em, các dẫn chứng trên thuộc loại nào? Có thể sử dụng dẫn chứng nảy để làm rõ lí do nào khi thuyết phục mọi người cần từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh?
Trả lời:
a. Trích dẫn lời phát biểu của những người có liên quan (bác sĩ Nguyễn Đức Hùng, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai)
b. Đưa ra số liệu cụ thể.
Câu 4 trang 38 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Dựa vào kết quả thực hiện bài tập 1, hãy tự ra một đề bài về vấn đề thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm và lập đàn ý cho đề bài đó.
Trả lời:
Đề bài: Lạm dụng thuốc kháng sinh là một thói quen phổ biến của nhiều người hiện nay: Em hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này
Lập dàn ý cho bài viết:
Mở bài | Dẫn dắt và nêu vấn đề của bài viết: Mọi người cần tử bỏ việc lạm dụng thuốc kháng sinh bởi thói quen này dẫn đến nhiều nguy cơ mà con người phải đối mặt trong điều trị bệnh tật. |
Thân bài | Người viết có thể sắp xếp các ý theo trật tự khác nhau, kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh. Ví dụ, có thể sắp xếp theo trật tự sau: + Giải thích thế nào là thuốc kháng sinh, lạm dụng thuốc kháng sinh và trình bày hiện trạng lạm dụng thuốc kháng sinh hiện nay trong cộng đồng. + Những lí do để mọi người nên từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh: • Lạm dụng thuốc kháng sinh gây lãng phí tiền bạc. • Lạm dụng thuốc kháng sinh gây khó khăn cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh. • Lạm dụng thuốc kháng sinh dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh, gây nguy hiểm cho tính mạng. + Dự đoán lập luận của những người có thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh (Ví dụ: dựa vào hướng dẫn của người bán thuốc; tham khảo thông tin trên mạng, không có thời gian để đi khám bác sĩ,...). Từ đó, người viết có thể phản biện lại. Chẳng hạn: Người bán thuốc không phải là bác sĩ khám bệnh, họ không đủ kiến thức chẩn đoán và kê đơn điều trị cho người bệnh. + Làm thế nào để từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh (Ví dụ: hiểu tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh, khi có bệnh cần đi khám bác sĩ, mua và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ,...)? |
Kết bài | Khẳng định lại thông điệp mọi người cần từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh vì một cuộc sống khoẻ mạnh, an toàn cho bản thân và cộng đồng |
>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 10 Cánh diều bài 10
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 10 bài 9: Bài tập viết sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 10 Kết nối tri thức và Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.