Giải SBT Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo bài 30

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 bài 30: Tiếng Việt trang 45 sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.

Bài: Tiếng Việt trang 45

Câu 1 trang 45 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Tìm những câu có sử dụng biện pháp tu từ chêm xen trong văn bản Tôi thích làm vua và chỉ ra tác dụng của các biện pháp ấy.

Trả lời:

Các câu có sử dụng biện pháp tu từ chêm xen là:

- Tôi sinh ra trên một cù lao giữa sông Tiền. Nói là cù lao nổi lên giữa con sông nhưng cũng lớn lắm – cù lao có đến ba làng: Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa.

- Tuồng này có một ông vua; hai ông quan – một nịnh, một trung; một anh hề;

- Mặc dù ông xuống “kiềng” cùng với một nhóm khá đông trợ lí và trinh sát, mặc dù ông cũng trang bị và nai nịt như mọi người, tiểu liên AK, dép đúc, mũ cối, áo lính tô châu, nhưng trong bóng rừng nhập nhoạng tôi vẫn nhận ra ông ngay

Câu 2 trang 45 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Tìm những câu có sử dụng biện pháp tu từ liệt kê trong hai văn bản Đất rừng phương Nam (trích) (SGK Ngữ văn 10, tập hai) và Tôi thích làm vua.

Trả lời:

- Một số câu có sử dụng biện pháp tu từ liệt kê:

- Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa

Ba làng nhập lại không ra cái làng nào.

- Tuồng này có một ông vua; hai ông quan – một nịnh, một trung; một anh hề; một ái khanh; một thằng quân.

- Chú dạy chúng tôi thay nhau đóng vai nịnh, vai trung, vai hề, vai quân.

- Già trẻ bé lớn ai cũng nôn nao với tiếng trống rao hàng của chiếc xe ngựa chạy qua đường.

- Thằng Cò đội cái thúng to tướng, trong thúng đựng một vò nước, mấy gói cơm nắm và cái áo ướt mồ hôi nó vừa cởi ra cuộn lại, trên thúng úp chiếc nón lá rách.

Câu 3 trang 45 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Chỉ ra biện pháp liệt kê trong các trường hợp sau. Xác định xem đây là kiểu liệt kê theo từng cặp hay không theo từng cặp; kiểu liệt kê tăng tiến hay không tăng tiến.

a. Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa

Ba làng nhập lại không ra cái làng nào.

b. Tuồng này có một ông vua; hai ông quan – một nịnh, một trung; một anh hề; một ái khanh; một thằng quân.

c. Chú dạy chúng tôi thay nhau đóng vai nịnh, vai trung, vai hề, vai quân.

d. Già trẻ bé lớn ai cũng nôn nao với tiếng trống rao hàng của chiếc xe ngựa chạy qua đường.

e. Thằng Cò đội cái thúng to tướng, trong thúng đựng một vò nước, mấy gói cơm nắm và cái áo ướt mồ hôi nó vừa cởi ra cuộn lại, trên thúng úp chiếc nón lá rách.

Trả lời:

a. Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa

à Liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến

Ba làng nhập lại không ra cái làng nào.

b. Tuồng này có một ông vua; hai ông quan – một nịnh, một trung; một anh hề; một ái khanh; một thằng quân.

Lưu ý: Trong ngữ liệu b, có một phép liệt kê (một nịnh, một trung) nằm trong phép liệt kê lớn hơn.

à Liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến

c. Chú dạy chúng tôi thay nhau đóng vai nịnh, vai trung, vai hề, vai quân.

à Liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến

d. Già trẻ bé lớn ai cũng nôn nao với tiếng trống rao hàng của chiếc xe ngựa chạy qua đường.

à Liệt kê không theo từng cặp, tăng tiến

e. Thằng Cò đội cái thúng to tướng, trong thúng đựng một vò nước, mấy gói cơm nắm và cái áo ướt mồ hôi nó vừa cởi ra cuộn lại, trên thúng úp chiếc nón lá rách.

à Liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến

Câu 4 trang 45 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen trong các trường hợp sau:

a. Tôi sinh ra trên một cù lao giữa sông Tiền. Nói là cù lao nổi lên giữa con sông nhưng cũng lớn lắm – cù lao có đến ba làng: Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa.

b. Tuồng này có một ông vua; hai ông quan – một nịnh, một trung; một anh hề;

c. Mặc dù ông xuống “kiềng” cùng với một nhóm khá đông trợ lí và trinh sát, mặc dù ông cũng trang bị và nai nịt như mọi người, tiểu liên AK, dép đúc, mũ cối, áo lính tô châu, nhưng trong bóng rừng nhập nhoạng tôi vẫn nhận ra ông ngay.

Trả lời:

a. Tôi sinh ra trên một cù lao giữa sông Tiền. Nói là cù lao nổi lên giữa con sông nhưng cũng lớn lắm – cù lao có đến ba làng: Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa.

b. Tuồng này có một ông vua; hai ông quan – một nịnh, một trung; một anh hề;

c. Mặc dù ông xuống “kiềng” cùng với một nhóm khá đông trợ lí và trinh sát, mặc dù ông cũng trang bị và nai nịt như mọi người, tiểu liên AK, dép đúc, mũ cối, áo lính tô châu, nhưng trong bóng rừng nhập nhoạng tôi vẫn nhận ra ông ngay.

Tác dụng: Nhằm bổ sung ý nghĩa cho câu, giúp câu rõ ràng, đầy đủ người đọc dễ hiểu được vấn đề hơn.

Câu 5 trang 45 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ có sử dụng biện pháp tu từ liệt kê và chiêm xen nói về một trong hai nội dung sau:

a. Kể về một vùng đất mà bạn đã từng đi qua ghi lại dấu ấn trong bạn.

b. Quê hương, đất nước đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi người?

Trả lời:

Bài làm tham khảo

Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó suốt thời ấu thơ và là nơi khi nghĩ về ta lại thấy ấm lòng. Chính vì vậy, chúng ta có thể khẳng định: Quê hương có vai trò quan trọng và to lớn đối với mỗi người. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với quê hương. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất, là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta, là điều quý giá vô ngần mà mỗi người không thể thiếu. Quê hương – hai tiếng thân thương mỗi lần chúng ta nghe thấy không khỏi xúc động bồi hồi. Quê hương một chìa khóa vạn năng giúp chúng ta gợi mở một cách sống, cách làm người. Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của mỗi con người, đặc biệt là trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn. Vì vậy, dù đi đâu về đâu, thì vẫn hãy nhớ nơi đó vẫn đang chờ, chờ một ngày chúng ta trở về đem lại nhiều thành công rực rỡ vang dội về cho quê hương – đất nước – con người Việt.

- Biện pháp tu từ liệt kê:Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó suốt thời ấu thơ và là nơi khi nghĩ về ta lại thấy ấm lòng.

- Biện pháp tu từ chêm xen:Quê hương – hai tiếng thân thương mỗi lần chúng ta nghe thấy không khỏi xúc động bồi hồi

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo bài 31

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 10 bài 30: Tiếng Việt trang 45 sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 10 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 10 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 3
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lanh chanh
    Lanh chanh

    🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 08:05 17/12
    • Phước Thịnh
      Phước Thịnh

      😄😄😄😄😄😄

      Thích Phản hồi 08:05 17/12
      • Nấm lùn
        Nấm lùn

        😇😇😇😇😇😇😇

        Thích Phản hồi 08:06 17/12

        Giải SBT Ngữ văn 10

        Xem thêm