Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 10 Cánh diều bài 19

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải SBT Ngữ văn 10 bài 19: Bài tập tiếng Việt sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 10.

Bài tập tiếng Việt

Câu 1 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Bài tập 1, SGK) Tìm và so sánh bộ phận chêm xen trong hai câu dưới đây (trích từ truyện ngắn Ngày cuối cùng của chiến tranh của Vũ Cao Phan). Các bộ phận ấy có tác dụng giống nhau và khác nhau như thế nào?

a) Lúc đó, buổi sáng của một ngày trước Ba mươi tháng Tư, năm người lính đứng bên chiếc cổng sắt xiêu vẹo, phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh.

b) Vào phiên liên lạc sớm với trung đoàn, tôi được nhắc tăng cường cảnh giác và được biết thêm rằng ngày hôm nay - rất có thể là ngày hôm nay - các binh đoàn bộ binh sẽ tiến vào nội đô.

Trả lời:

a) Các em hoàn thành bài tập theo gợi ý sau:

+ Xác định biện pháp chêm xen có trong hai câu trên:

Thành phần chêm xen ở câu a) được xác định là: “buổi sáng của một ngày trước Ba mươi tháng Tư”.

+ Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen: Thành phần chêm xen “buổi sáng của một ngày trước Ba mươi tháng Tư” có tác dụng bổ nghĩa cho cụm từ chỉ thời gian “lúc đó”, đánh dấu thời điểm xảy ra trước ngày giải phóng: chúng được dùng để bổ sung ý nghĩa cho thời gian, thời điểm hết sức quan trọng trong diễn biến cốt truyện và sự kiện của câu chuyện mà tác giả đang kể.

b)

+ Thành phần chêm xen ở câu b) được xác định là: “rất có thể là ngày hôm nay”.

+ Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen: thành phần chêm xen trong câu này cũng có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho thời gian được xác định trong câu. Thành phần chêm xen “rất có thể là ngày hôm nay” có tác dụng bổ nghĩa danh ngữ thời gian “ngày hôm nay” - thời điểm hết sức quan trọng trong diễn biến của cốt truyện và sự kiện của câu chuyện mà tác giả đang kể.

+ So sánh: Cả hai câu đều dùng thành phần chêm xen để bổ sung ý nghĩa về thời gian, nhấn mạnh thời điểm hết sức quan trọng trong diễn biến của cốt truyện và sự kiện của câu chuyện mà tác giả đang kể. Điểm khác là, ở câu a), thành phần chêm xen là bổ ngữ cho trạng ngữ; còn ở câu b), thành phần chêm xen làm định ngữ cho ngữ danh từ.

Câu 2 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Bài tập 2, SGK) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen trong những ngữ liệu sau:

a) Trước hết, người Hà Nội, kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí, đua tài học hỏi người ngoài và nâng cao nên trở thành những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. (Trần Quốc Vượng)

b) Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau. Bóng dì và ông in trên mặt sông lẫn trong bóng chiều cháy đỏ. (Sương Nguyệt Minh)

c) Các chiến sĩ trinh sát của tôi khá đấy. Tôi cũng đã thấy đôi điều ngờ ngợ và giờ đây thì rất nhanh, như một phản ứng nghề nghiệp, tất cả các dữ kiện được xâu lại để bật lên thông tin chủ yếu này: ma xơ Giám đốc đã giấu ai đó - những ai đó - trong nhà nguyện kia vào lúc chúng tôi vừa hành quân đến đây. Ai? (Vũ Cao Phan)

Trả lời:

a)

+ Xác định biện pháp chêm xen có trong đoạn trích của tác giả Trần Quốc Vượng: “Kết quả của tinh hoa bốn phương hội tụ”; hoặc “làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi”.

+ Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen: bổ sung ý nghĩa phụ chú cho cụm danh từ “người Hà Nội”. Nhờ thành phần chêm xen này mà người đọc hiểu thêm về nguồn gốc dân trí, dân sinh của người Hà Nội, những cư dân tiêu biểu của trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước. Cũng như “làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi” chú thích và bổ sung nghĩa tu từ để nhấn mạnh cho việc “lao động giỏi” của người Hà Nội.

b)

+ Xác định biện pháp chêm xen có trong đoạn trích của tác giả Sương Nguyệt Minh: “một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật”.

+ Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen: bổ sung ý nghĩa phụ chú và tác dụng biểu cảm cho cụm từ “ông và dì” được tác giả miêu tả. Nhờ thành phần chêm xen này mà người đọc hiểu thêm về hai số phận con người hậu chiến tranh phải chịu những mất mát, đau thương như thế nào.

c)

+ Xác định biện pháp chêm xen có trong đoạn trích của tác giả Vũ Cao Phan: “như một phản ứng nghề nghiệp”, “những ai đó”.

+ Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen: bổ sung ý nghĩa: phụ chú cho thành phần chính của câu. Trong đoạn trích, thành phần chêm xen “như một phản ứng nghề nghiệp” phụ chú thêm cho ý nghĩa của “rất nhanh”; “những ai đó” phụ chú thêm về ý nghĩa số lượng cho “ai đó”.

Câu 3 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp chêm xen được sử dụng trong các câu sau:

a) Nguyễn Trãi là tác giả của “Dư địa chí”, một cuốn sách có giá trị về địa lí, lịch sử, kinh tế, chính trị của nước ta thời bấy giờ. (Phạm Văn Đồng)

b) Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. (Nguyễn Minh Châu)

c) Đã nhìn thấy cây đàn ấy thì phải đánh - đánh cái cuộc đời mình vào đấy - để rồi xem nó ra được thành tiếng gì. (Nguyễn Tuân)

d) Tôi để Vinh, một tiểu đội trưởng trinh sát già dặn, ở lại đài quan sát rồi cùng các chiến sĩ bước theo ma xơ. (Vũ Cao Phan)

Trả lời:

a)

+ Xác định biện pháp chêm xen: “một cuốn sách có giá trị về địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị của nước ta thời bấy giờ”.

+ Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen: bổ sung ý nghĩa phụ chú cho cụm danh từ “Dư địa chí”. Nhờ thành phần chêm xen này mà người đọc hiểu thêm về giá trị của tác phẩm Dư địa chí trên nhiều phương diện của đời sống.

b)

+ Xác định biện pháp chêm xen có trong đoạn trích của tác giả Nguyễn Minh Châu: “cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt”.

+ Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen: nhờ thành phần chêm xen nói trên mà ngôn ngữ miêu tả bông hoa bằng lăng mới trở nên hình tượng và đầy biểu cảm.

c)

+ Xác định biện pháp chêm xen có trong đoạn trích của tác giá Nguyễn Tuân: “đánh cái cuộc đời mình vào đấy”. ,

+ Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen: Nguyễn Tuân đã rất sáng tạo và tinh tế khi dùng biện pháp chêm xen để nhấn mạnh tính hình tượng và biểu cảm của tiếng đàn. Tiếng đàn không chỉ là thứ âm thanh vô hồn, vô cảm mà trong nó ẩn chứa những tiếng nói đồng điệu từ cuộc đời mỗi người.

d)

+ Xác định biện pháp chêm xen có trong đoạn trích của tác giả Vũ Cao Phan: “một tiểu đội trưởng trinh sát già dặn”.

+ Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen: thành phần chêm xen được nhà văn Vũ Cao Phan sử dụng trong đoạn trích có tác dụng nhấn mạnh hai thông tin quan trọng về nhân vật Vinh: về chức vụ (“một tiểu đội trưởng trinh sát”); về kinh nghiệm chiến trường (“già dặn”). Cách miêu tả nhân vật có sử dụng biện pháp chêm xen như trên đã làm cho câu văn trở nên có tính hình tượng và hàm chứa nhiều thông tin bổ sung mang màu sắc tu từ.

Câu 4 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) có sử dụng biện pháp chêm xen, nội dung liên quan đến chủ đề thể hiện qua các truyện ngắn trong bài học.

Trả lời:

Nhân loại đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và những gì để lại sâu sắc và nặng nề nhất chính là chiến tranh. Chiến tranh là sự xung đột vũ trang giữa các quốc gia, chính phủ, xã hội... là hành động sai trái và phi nghĩa mà mọi công dân trên thế giới đều cần phải lên án và ngăn cản. Thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho nhân loại. Chiến tranh gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của con người, khiến cuộc sống và tinh thần của người dân bị đảo lộn. Nhiều công trình kiến trúc bị tàn phá đến mức không thể khôi phục lại, nền kinh tế, sản xuất hàng hóa bị ảnh hưởng, đình trệ... Đất nước ta đã trải qua hàng ngàn năm chịu dưới ách xâm lăng, con người bị chà đạp, đàn áp. Cho đến nay ảnh hưởng chất độc màu da cam của đế quốc Mỹ năm xưa lên người dân Việt Nam vẫn còn đó, họ không được sống lành lặn, không được phát triển bình thường, chiến tranh lấy đi những người chồng, người cha, người con của biết bao gia đình... Để ngăn chặn chiến tranh, mỗi cá nhân cần nhận thức, ý thức bảo vệ nền độc lập quốc gia, dân tộc và có hành động ngăn chặn, lên án những hành vi nhen nhóm xung đột. Là một học sinh, em ý thức được rằng thế hệ thanh thiếu niên cần có ý thức học tập, rèn luyện để phát triển đất nước, xóa bỏ chiến tranh.

Câu 5 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Thành phần in đậm trong các đoạn trích sau có chức năng gì?

a) Về thơ của Nguyễn Trãi, chúng ta nên quý trọng hơn nữa thơ chữ Nôm, tiếng ta của Nguyễn Trãi, đó là vốn quý của văn học dân tộc. (Phạm Văn Đồng)

b) Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thấm hồng da dẻ chị. (Anh Đức)

Trả lời:

a) Thành phần chêm xen “tiếng ta của Nguyễn Trãi” vừa chú giải cho “chữ Nôm” ở vế trước, vừa có tác dụng tu từ là nhấn mạnh vai trò của chữ Nôm là hệ chữ viết của người Việt sáng tạo nên dùng để giao tiếp và chuyển tải hồn cốt của dân tộc.

b) Thành phần chêm xen “nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thấm hồng da dẻ chị” vừa có chức năng phụ chú cho cụm từ “cái chốn này” ở vế trước, bổ sung thông tin về miền đất được nói đến (nơi chị Sứ sinh ra và trưởng thành), vừa có tác dụng tu từ là nhấn mạnh chính nơi chôn rau cắt rốn ấy đã tạo nên phẩm chất anh dũng, bất khuất của con người chị Sứ. Cách chêm xen này tạo nên tính hình tượng và tính biểu cảm cho câu văn.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 10 Cánh diều bài 20

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 10 bài 19: Bài tập tiếng Việt sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 10 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đội Trưởng Mỹ
    Đội Trưởng Mỹ

    😘😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 14:25 18/12
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      😎😎😎😎😎😎😎😎

      Thích Phản hồi 14:26 18/12
      • Thư Anh Lê
        Thư Anh Lê

        👱‍♀️👱‍♀️👱‍♀️👱‍♀️👱‍♀️👱‍♀️👱‍♀️👱‍♀️

        Thích Phản hồi 14:26 18/12
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 10

        Xem thêm