Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 10 Cánh diều bài 52

Lý thuyết Ngữ văn 10 bài 52: Tự đánh giá: Phép mầu kì diệu của văn học - Nguyễn Duy Bình sách Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và học tốt môn Văn 10

1. Tự đánh giá: "Phép mầu" kì diệu của văn học - Nguyễn Duy Bình

Đọc văn bản "Phép mầu" kì diệu của văn học - Nguyễn Duy Bình và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Ghi vào vở phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6):

Câu 1: Theo văn bản trên, một tác phẩm văn học được xem là hấp dẫn khi tác phẩm ấy khiến cho người đọc:

A. Mải mê đọc và quên hết những gì đang diễn ra

B. Thích thú đi tìm “phép mầu” kì diệu của văn học

C. Thấy sống dậy cả một thế giới đã lùi sâu vào dĩ vãng

D. Cùng sống với thế giới do nhà văn sáng tạo ra

Trả lời: Chọn đáp án D

Câu 2: Chiêm nghiệm của Nguyễn Đình Thi về “bừng thức tỉnh, tự nhận thấy rõ tâm hồn mình, thực sự tìm thấy mình” khi đến với văn học cho biết điều gì?

A. Vai trò của nhà văn đối với nghệ thuật

B. Sứ mệnh của văn hoá nghệ thuật

C. Chức năng, giá trị của văn hoá nghệ thuật

D. Khả năng thanh lọc tâm hồn của văn học

Trả lời: Chọn đáp án D

Câu 3: Hãy sắp xếp lại các ý sau cho đúng với trình tự: luận điểm, các lí lẽ, dẫn chứng mà tác giả đã trình bày ở phần 2:

A. Tác động thẩm mĩ có đặc điểm và quy luật riêng rất uyển chuyển.

B. Xin lấy một ví dụ, những suy nghĩ của Ta-go khi đọc Sếch-xpia.

C. Thường là trực tiếp, gần như bằng trực giác và bằng liên tưởng rất linh hoạt, chịu sự quy định của rất nhiều yếu tố.

D. Không nên nghĩ rằng tác động của tác phẩm cũng như sự liên hệ của người đọc bao giờ cũng phải thông qua con đường lô gích.

E. Rồi sau đó, ta mới có thể dùng tư duy lô gích để giải thích.

Trả lời: Thứ tự sắp xếp là: D – A – C – E - B

Câu 4: Nhận xét nào nêu đúng và đầy đủ những đặc điểm chung về ngôn từ trong các câu văn sau?

“Sự khô mòn của tình yêu thương, sự quen cho những cái không tốt, không đúng, không đẹp, sự lười biếng suy nghĩ, sự tính toán cho mình – những cái đó làm cho con mắt người ta thường ngày mờ đi ít nhiều.".

“Trong tình yêu thắm thiết của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, trong tiếng rên xiết điên dại của vua Lia, trong ngọn lửa ghen ngày càng bùng cháy của Ô-then-lô, có một cái gì làm cho chúng tôi hăng say và phấn khởi.”

A. Giàu nhịp điệu và tính tượng trưng

B. Giàu nhịp điệu, hình ảnh và cảm xúc

C. Ngôn từ giàu hình ảnh, cảm xúc và cô đọng

D. Ngôn từ giàu hình ảnh và ý nghĩa biểu tượng

Trả lời: Chọn đáp án: B

Câu 5: Phương án nào cho thấy đặc điểm của giọng điệu nghị luận trong đoạn văn sau?

“Không nên nghĩ rằng tác động của tác phẩm cũng như sự liên hệ của người đọc bao giờ cũng phải thông qua con đường lô gích. Tác động thẩm mĩ có đặc điểm và quy luật riêng rất uyển chuyển. Thường là trực tiếp, gần như bằng trực giác và bằng liên tưởng rất linh hoạt, chịu sự quy định của rất nhiều yếu tố. Rồi sau đó, ta mới có thể dùng tư duy lô gích để giải thích. Xin lấy một ví dụ...".

A. Độc thoại nhẹ nhàng để chia sẻ thông tin

B. Mạnh mẽ, sôi nổi để tranh luận về quan điểm

C. Khuyên răn để thuyết phục nhẹ nhàng

D. Đối thoại, trao đổi nhằm thuyết phục

Trả lời: Chọn đáp án A

Câu 6: Ghép các lí lẽ, dẫn chứng ở cột B cho phù hợp với luận điểm ở cột A:

Trả lời:

- Ghép các lí lẽ, dẫn chứng ở cột B cho phù hợp với luận điểm ở cột A:

+ a – 2 – 3

+ b – 1 – 4

Câu 7: Chỉ ra câu văn cho biết quan điểm của tác giả về sự sáng tạo nghệ thuật trong văn bản trên.

Trả lời:

- Câu văn cho biết quan điểm của tác giả về sự sáng tạo nghệ thuật trong văn bản trên là: “Sự sáng tạo trong văn học nghệ thuật gần giống với sự sáng tạo ra sự sống.”

Câu 8: Em hiểu ý kiến sau như thế nào: “Những vấn đề của tác phẩm nêu lên biến thành những vấn đề của chính người đọc tự đặt ra với mình mà suy nghĩ."?

Trả lời:

- Em hiểu ý kiến: “Những vấn đề của tác phẩm nêu lên biến thành những vấn đề của chính người đọc tự đặt ra với mình mà suy nghĩ." là một khi văn học có sức hấp dẫn làm cho người đọc hòa nhập vào cái thế giới do nhà văn sáng tạo, cùng sống với những nhân vật tưởng tượng như người thực thì những vấn đề của tác phẩm, vấn đề của nhân vật trong tác phẩm khiến người đọc tưởng như đó là vấn đề của chính mình ngoài đời.

Câu 9: Theo em, tác giả muốn làm sáng tỏ luận điểm gì khi đưa ra ví dụ về “những suy nghĩ của Ta-go khi đọc Sếch-xpia"?

Trả lời:

- Theo em, tác giả muốn làm sáng tỏ luận điểm khi đưa ra ví dụ về “những suy nghĩ của Ta-go khi đọc Sếch-xpia" là: Không nên nghĩ rằng tác động của tác phẩm cũng như sự liên hệ của người đọc bao giờ cũng phải thông qua con đường lô gích. Tác động thẩm mĩ có đặc điểm và quy luật riêng rất uyển chuyển.

Câu 10: Vì sao nói: Tác phẩm văn học tốt sẽ có tác dụng làm cho con người như “bừng thức tỉnh"?

Trả lời:

- Nói tác phẩm văn học tốt sẽ có tác dụng làm cho con người như “bừng thức tỉnh" vì: những phẩm chất của con người, những suy nghĩ, tình cảm khát vọng cao đẹp đã bị cuộc sống vùi dập, mờ đi nên những tác phẩm văn học tốt sẽ có tác dụng làm cho con người “bừng thức tỉnh”

2. Hướng dẫn tự học

- Đọc mở rộng các văn bản nghị luận (nghị luận xã hội và nghị luận văn học) bằng cách:

+ Tìm đọc các sách, báo về các bài văn nghị luận xã hội và các bài phân tích, đánh giá tác phẩm văn học.

+ Sử dụng Internet để tìm các bài nghị luận về tình cảm nhân văn cao đẹp (yêu thương, chia sẻ, cảm thông,...), phê phán những lối sống ích kỉ, gây tổn thương cho người khác,...; về tác giả, tác phẩm, các vấn đề lí luận văn học. (Chú ý: trao đổi với thầy, cô về những nguồn thông tin tin cậy).

- Tập viết các bài phân tích, bình luận và gửi bài tham gia: câu lạc bộ văn học, báo tường, báo, tạp chí.

3. Bài tập minh họa

Bài tập: Viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về vai trò văn học trong đời sống tâm hồn con người (lấy dẫn chứng từ một tác phẩm văn học).

Hướng dẫn giải:

- Tìm hiểu thông tin về vai trò văn học trong đời sống tâm hồn con người trên sách báo, internet

- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vai trò văn học trong đời sống tâm hồn con người , có thể tham khảo các ý chính sau:

+ Văn học là tiếng nói của tình cảm con người

+ Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau

+ Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt

+ ...

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn mẫu 1:

Văn học là tiếng nói của tình cảm con người. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thủy trong "Cuộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho em những mặt tiêu cực trong suy nghĩ và lối sống mà tư tưởng yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn. Văn học mang đến cho cuộc sống em nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt.

Đoạn văn mẫu 2:

Cuộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn học. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của văn học đối với đời sống tâm hồn con người Hoài Thanh - là cây bút phê bình văn học xuất sắc đã viết "Ý nghĩa văn chương", những bài thơ của ông rất đặc sắc tài hoa, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử với tác phẩm "Thi nhân Việt Nam". Là 1 trong những người cả đời gắn bó với sự nghiệp văn chương, Hoài Thanh đã có những quan niệm sâu sắc về văn chương: "Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". Với một lối văn nghị luận kết hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh khẳng định: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng. Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt. Văn chương nâng cao nhận thức, làm phong phú tâm hồn con người. Văn học làm đẹp, làm giàu cho cuộc sống trên trái đất này.

Như vậy, VnDoc đã gửi tới các bạn Lý thuyết Ngữ văn 10 bài 52: Tự đánh giá: Phép mầu kì diệu của văn học - Nguyễn Duy Bình. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Cánh diều, Lý 10 Cánh diềuToán 10 Cánh diều tập 1, Sinh 10 Cánh diều đầy đủ khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kẹo Ngọt
    Kẹo Ngọt

    😆😆😆😆😆😆😆

    Thích Phản hồi 20:09 27/05
    • Hằngg Ỉnn
      Hằngg Ỉnn

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 20:09 27/05
      • Thiên Bình
        Thiên Bình

        🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟

        Thích Phản hồi 20:09 27/05
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ Văn 10 Cánh Diều tập 2

        Xem thêm