Lý thuyết Ngữ văn 10 Cánh diều bài 42
VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 10 bài 42: Đi trong hương tràm - Hoài Vũ sách Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và học tốt môn Văn 10.
Bài: Đi trong hương tràm - Hoài Vũ
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả Hoài Vũ
- Tác giả Hoài Vũ sinh năm 1935
- Quê quán: Quảng Ngãi
- Phong cách nghệ thuật: Nhẹ nhàng, trong sáng, thiết tha
- Tác phẩm chính: Tiếng sáo trúc, Rừng dừa xào xạc…
1.2. Tác phẩm Đi trong hương tràm
a. Xuất xứ
- Bài thơ được in trong “Tuyển tập thơ Việt Nam”.
b. Thể loại
- Thơ tự do.
c. Bố cục
- Khổ 1: Khung cảnh thiên nhiên rừng tràm
- Khổ 2: Hương tràm trong niềm thương nỗi nhớ của những người yêu nhau
- Khổ 3: Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa tràm
- Khổ 4: Hương tràm trong tâm trí con người
2. Đọc hiểu văn bản
2.1. Khung cảnh thiên nhiên rừng tràm
Thiên nhiên rừng tràm
- Khung cảnh đẹp đẽ, thơ mộng
+ Gió mây
+ Hoa tràm e ấp – vòm lá
=> Khung cảnh nên thơ trữ tình
- Nhân hóa “mây trời tỏa bay”
=> Ước mơ khát vọng của con người sông nước
2.2. Hương tràm trong niềm thương nỗi nhớ của những người yêu nhau
- Không gian, thời gian:
+ Xa cách bao lâu
+ Gió mây đổi hướng thay màu
+ Trái tim em không trao a nữa
- Tình cảm: hương tràm – ta bên nhau
=> Hương tràm kết nối, nâng đỡ tâm hồn, cảm xúc của những người yêu nhau
2.3. Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa tràm
- Thiên nhiên mang đậm hương vị Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Gió thổi
+ Trời cao
+ Cánh đồng rộng
- Tâm trạng con người
- Nỗi nhớ thương hương tràm còn mà người không còn
=> Biện pháp liệt kê nhấn mạnh vào nỗi nhớ thương da diết của nhân vật trữ tình
2.4. Hương tràm trong tâm trí con người
- Điệp từ: “Anh vẫn” 3 lần
- Liệt kê: Bóng tràm, lá tràm, hương tràm
=> Hương tràm đã ăn sâu vào tâm trí của con người nơi đây, dù có cách xa thì “em” cùng hương tràm vẫn mãi luôn gắn bó và trở thành nỗi nhớ trong “anh”
3. Tổng kết
3.1. Về nội dung
- Bài thơ nói về cảm xúc của nhân vật trữ tình - người con trai với nỗi nhớ "em" da diết. Mỗi lần "đi trong hương tràm" là mỗi lần hình bóng "em" lại ùa về trong nỗi nhớ của "anh". Nỗi nhớ, tình yêu đã gắn kết những tâm hồn xa cách. Hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm.. chính là nhịp cầu nối những yêu thương.
3.2. Về nghệ thuật
- Biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp từ điệp ngữ được sử dụng hiệu quả
- Ngôn ngữ thơ trong sáng thiết tha
4. Bài tập minh họa
Bài tập: Thuyết minh về một rừng tràm mà em biết.
Hướng dẫn giải:
- Tìm hiểu về một rừng tràm
- Lên ý tưởng và viết bài
Lời giải chi tiết:
Thuyết minh về Rừng tràm Trà Sư
Rừng tràm Trà Sư là một khu rừng và khu du lịch sinh thái nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên và một phần trên xã Ô Long Vỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Đây là rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật và thực vật thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam. Từ trung tâm thị xã Châu Đốc, theo con đường nhựa rợp đầy bóng mát qua quần thể di tích núi Bà, bạn sẽ đến địa phận huyện Tri Tôn. Dọc hai bên đường là những hàng cây thốt nốt xanh mát. Dạo quanh một vòng trong thế giới nước Trà Sư, bạn sẽ khám phá được rất nhiều loài động – thực vật kì lạ mà trước đây chỉ mới thấy trên sách báo. Mùa nước nổi là quãng thời gian thích hợp nhất để đến với rừng tràm. Những cánh rừng biếc xanh bạt ngàn mênh mông được điểm xuyết bởi những đóa hoa điên điển tô điểm cho cảnh sắc rừng. Tưởng như tất cả những sắc màu tụ tập về đây, sóng sánh trong sắc nước trong xanh trong suốt đến tận đáy, những cây thủy liễu uốn mình mềm mại trong làn nước trong, vài ba chú cá bơi lội tung tăng và ánh mặt trời không ngừng nhảy múa trên mặt nước. Tiếng khua mái chèo đều đều trên con nước đưa tôi đi xuyên qua rừng tràm vào sâu trong rừng. Mặt nước biến ảnh những sắc màu kì lạ sau mỗi ánh mặt trời. Thảng khi là ánh bạc, màu xanh ngọc bích, màu hổ phách, màu xanh ve chai và nhóng nhánh nhiều sắc màu. Rừng chông năn kim xanh thẫm, bông điên điển vàng tươi khoe sắc, vài bông súng dập dờn trên lá biếc, vẫn còn lác đác đâu đây mong manh vài cánh sen hồng, rong đuôi chồn uốn mình trong sóng nước dập dờn, những đoá hoa nhỏ xíu ánh vàng màu nắng tươi rói, thảm bèo tai tượng ôm kín các gốc tràm mọc san sát nhau. Những bông hoa tràm trắng muốt, đặc sản của mảnh đất này thấp thoáng soi bóng hình.
Buổi chiều là khoảng thời gian sống động nhất của cánh rừng tràm. Cả cánh rừng rộng 845 hecta này tràn ngập tiếng chim ríu ran, vang dội khắp cánh rừng. Vô số loài chim đậu san sát nhau trên cành. Một vài loài bạn chỉ thấy trên truyền hình giờ đang hiện hữu ngay trước mắt đầy sống động: cò trắng lấp ló sau những cành cong, diệc, cồng cộc mổ nhau chí chóe mồi sau gốc cây tràm, chích, le le, gà nước là là mặt nước, chao liệng trên khắp cánh rừng, đáp nhẹ trên thân tràm có dáng thâm sẫm như những chú chăn uốn mình. Mỗi loài một hình dạng và màu sắc khác nhau: trắng, đen, xanh ve chai, lốm đốm, khoang… Rừng tràm với rất nhiều tổ chim khi thì nằm tuốt trên ngọn cây, lúc lưng lửng thân cây, có tổ nơi chảng ba gần sát mặt nước. Tiếng chim ríu ran trong bản hòa tấu không ngừng. Tưởng như tất cả các loài cùng đồng thanh hát bài hát ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp. Trên cành cao, những chú chim non kêu chiếp chiếp chờ đợi chim mẹ mớm mồi, chiếp chiếp. Lũ trẻ đi cùng chiếc xuồng háo hức trong tiếng chim kêu ríu ran. Chỉ trong vòng chưa đầy ba tiếng đồng hồ đi xuyên rừng đã khám phá được bao điều kì lạ. Rất nhiều cò và diệc đứng lim dim mắt trên một chân khiến đoàn xuồng nghiêng ngả nụ cười.
Rừng Trà Sư được trồng vào năm 1983 do chính những người kiểm lâm của cánh rừng chăm sóc. Cánh rừng được mở cho khách vào tham quan từ 6h sáng đến 21h đêm và vào cổng không mất vé. Thuê một chiếc xe đạp đôi với giá 20.000 đ/chiếc, đạp quanh bờ đê dài khoảng 12km nằm giữa hai hàng tràm thẳng tắp hay thuê chiếc ghe nhỏ cho ba người với giá 30.000đ để đi xuyên vào rừng tràm, bạn thỏa sức ngắm nhìn những cánh chim chao liệng khắp cánh rừng và nếu muốn ngắm nhìn rõ hơn những cánh chim cồng cộc, cùng rất nhiều chú chim nhỏ xinh xắn nằm trên những tổ cao hay những đàn cá tung tăng thì có thể trèo lên chòi canh cao 14m trong rừng, ngắm nhìn bằng ống nhòm của kiểm lâm trong rừng. Đi sâu thêm chút nữa vào đến trái tim của rừng tràm là đến với sân dơi. Những bóng đen buông thõng mình từ những cành cao khiến bạn giật mình. Xuồng trôi, ghé sát mạn vào gần những con chim to lớn, lông trắng đậu từng bầy trên những ngọn tràm xanh tươi lắt lay trong gió, những con nhạn sen không bị tiếng mái chèo khua mà giật mình. Chúng khẽ mở to đôi mắt liếc về phía những kẻ vừa khua khoắng không gian yên tĩnh của chúng là ai.
Thong thả buông cần câu xuống mặt nước rừng Trà Sư, thong thả luồn lách trong con lạch nhỏ đạp nước, thong thả đạp xe trong những cánh rừng nhỏ man mác, thong thả ngắm nhìn những cánh chim nhỏ chiêm chiếp trên rừng tràm, thong thả thưởng thức những món ăn đặc trưng mùa lũ như cá linh kho lạt, bông điên điển bóp chua, tép kho bông điên điển,… tại nhà hàng nằm giữa rừng. Hưởng lấy cái không khí trong lành, thanh sạch và không ngớt tiếng nói cười rỉ rả của muôn loài chim.
Một ngày trọn vẹn với cuộc sống dành hẳn cho cánh rừng ngập nước, nhẹ hẫng trong những sắc màu không gian khoáng đạt và biết thêm nhiều điều kì thú của thiên nhiên. Cuối tuần chưa tính cho gia đình đi đâu chơi, hãy nghĩ đến rừng Trà Sư, nơi bạn sẽ có những giây phút thư giãn thật sự.
5. Trắc nghiệm
>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 10 Cánh diều bài 43
Như vậy, VnDoc đã gửi tới các bạn Lý thuyết Ngữ văn 10 bài 42: Đi trong hương tràm - Hoài Vũ. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Cánh diều, Lý 10 Cánh diều và Toán 10 Cánh diều tập 1, Sinh 10 Cánh diều đầy đủ khác.