Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 10 Cánh diều bài 15

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 10 bài 15: Mắc mưu Thị Hến sách Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và học tốt môn Văn 10

1. Tìm hiểu chung

1.1. Thể loại tuồng

- Tuồng là loại hình sân khấu truyền thống của dân tộc. Tuồng được chia làm hai loại: tuồng cung đình (còn gọi là tuồng thầy, tuồng phó) và tuồng hải (còn gọi là tuồng đồ).

- Tuồng cung đình viết về đề tài trung với vua, đánh giặc bảo vệ đất nước, bảo vệ vương triều; có âm hưởng bi tráng, giàu kịch tính, mâu thuẫn căng thẳng, quyết liệt giữa hai phe trung – nịnh, tốt – xấu.... Có thể kể đến các vở tuồng cung đình tiêu biểu như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Đào Tam Xuân,...

- Tuồng hài viết về các đề tài sinh hoạt, lấy tiếng cười để phản ánh hiện thực xã hội, có cốt truyện phong phú, gần gũi với cuộc sống của người bình dân xưa. Các vở tuồng hài tiêu biểu: Nghêu, Sò, Ốc, Hến, Trương Ngáo, Trương Đỗ Nhục, Trần Bí....

- Nghệ thuật tuồng là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn từ, âm nhạc, vũ đạo, hội hoạ và các trò diễn dân gian. Cũng như chèo, kịch bản tuồng là văn bản có cốt truyện, nhân vật kèm lời thoại và chỉ dẫn về bối cảnh, trang phục, hoạt động trên sân khấu,...

1.2. Tác phẩm Mắc mưu Thị Hến

a. Xuất xứ

- Văn bản trích trong vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Kỳ chỉnh lí (1957) gồm có tất cả 3 hồi.

- Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói tật trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội xưa.

- Đây là tác phẩm tiêu biểu nhất trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất.

b. Thể loại

- Tuồng

c. Tóm tắt nội dung văn bản

- Thị Hến đã hẹn Nghêu tối đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện Trìa và Đề Hầu cùng đến. Thị Hến dùng mưu dụ cả ba cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.

2. Đọc hiểu văn bản

2.1. Bối cảnh đoạn trích

- Không gian và thời gian trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến là không gian hẹp chỉ có từ nhà thị Hến ra đến cửa khi có người đến, thời gian là trời tăm tối.

2.2. Yếu tố tạo nên tiếng cười

- Yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích trên xuất phát từ ngôn ngữ hành động của nhân vật Nghêu, Nghêu được biết đến là ông bói mù, với những câu nói hài hước, tếu táo.

- Nghêu đến nhà Thị Hến để tán tỉnh nàng nhưng chưa kịp làm gì thì thấy Đề Hầu gõ cửa đến. Khi ấy lão sốt vó lo lắng, hoang mang, sợ hãi đã nhanh chóng để tìm chỗ trốn “Trốn chỗ nào khác chỉ cho min/ (Chớ) Ra cửa có thầy Đề đứng đó! Sợ bị phát hiện Nghêu đã chui xuống gầm phản nhà Hến.

=> Hành động của kẻ nhút nhát, sợ sệt. Nhưng rồi khi nghe Huyện Trìa nói về việc “Phàm tu hành mà đã xuất gia/ Có phá giới đánh đòn phát lạc” thì Nghêu đã chui từ gầm phản ra và thay đổi bộ mặt vui vẻ để lấy lòng, còn nịnh hót khen những lời của Huyện Trìa là đúng đắn khác hoàn toàn so với lúc đầu khi Đề Hầu đến, Nghêu đã lật mặt thay đổi cảm xúc tuy vẫn còn run sợ nhưng hắn lại ngon ngọt.

=> Tác giả đã rất thành công trong việc dùng ngôn ngữ hành động để tạo tiếng cười.

2.3. Ý nghĩa văn bản

- Thể hiện thái độ phê phán, châm biếm với các nhân vật qua các hành động, ngôn ngữ.

- Tác giả phơi bày cho ta thấy những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến.

- Còn đối với Hến - người đàn bà góa ta lại thấy trong cô có sự khao khát được hạnh phúc, được bảo vệ, Hến trẻ trung, thông minh có, xinh đẹp nhưng trong mắt mọi người nàng lại lẳng lơ, điêu ngoa.

=> Tất cả đã được tác giả dân gian khắc họa đầy đủ diện mạo bức tranh làng quê phong kiến buổi suy tàn.

3. Tổng kết

3.1. Về nội dung

Văn bản đem đến một tình huống gây cười khi cả ba kẻ mê sắc đều tụ hội ở nhà Thị Hến và được một phen bẽ mặt, xấu hổ, nhục nhã. Đồng thời, phê phán, châm biếm và mỉa mai những kẻ mê sắc, xử kiện không công bằng, bị cái đẹp làm mờ mắt, cuối cùng lại bẽ mặt dưới tay một ả góa.

3.2. Về nghệ thuật

- Nghệ thuật xây dựng tuyến nhân vật với những tính cách đa dạng thể hiện được mọi góc nhìn về xã hội đương thời

- Tình huống tuồng đắt giá giúp các nhân vật bộc lộ hết bản chất

4. Bài tập minh họa

Bài tập: Phân tích tính cách của nhân vật Thị Hến trong văn bản Mắc mưu Thị Hến, SGK Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều

Hướng dẫn giải:

- Đọc lại văn bản Mắc mưu Thị Hến, SGK Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều

- Lên ý tưởng và viết đoạn văn trình p hân tích tính cách của nhân vật Thị Hến, đá bảo các ý chính sau:

+ Thị Hến là một người phụ thông minh và nhiều mưu mẹo

+ Thị Hến là người biết giữ gìn phẩm hạnh

Lời giải chi tiết:

- Thị Hến là một người phụ nữ góa chồng, thông minh và nhiều mưu mẹo, bản lĩnh. Khi biết cả ba người đàn ông Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu đều mê mẩn mình, cô đã tìm cách lừa cả ba ông và khiến cho ba ông tự xử lỗi lầm của mình.

- Tuy nhiên, Thị Hến cũng là người biết giữ gìn phẩm hạnh: Giữ tiết hạnh một đường cho toại/ Nỗi nhân duyên đôi chữ không màng.

5. Trắc nghiệm

Như vậy, VnDoc đã gửi tới các bạn Lý thuyết Ngữ văn 10 bài 15: Mắc mưu Thị Hến. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Cánh diều, Lý 10 Cánh diềuToán 10 Cánh diều tập 1, Sinh 10 Cánh diều đầy đủ khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Khang Anh
    Khang Anh

    😄😄😄😄😄😄😄😄

    Thích Phản hồi 16:24 25/05
    • Nguyễn Sumi
      Nguyễn Sumi

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 16:25 25/05
      • Vợ là số 1
        Vợ là số 1

        😉😉😉😉😉😉😉😉

        Thích Phản hồi 16:25 25/05

        Ngữ Văn 10 Cánh Diều tập 1

        Xem thêm