Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 10 Cánh diều bài 46

Lý thuyết Ngữ văn lớp 10 bài 46: Tự đánh giá: Khoảng trời, hố bom - Lâm Thị Vỹ Dạ được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết và bài tập có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10 sách Cánh diều. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1. Tự đánh giá: Khoảng trời, hố bom - Lâm Thị Vỹ Dạ

Đọc văn bản Khoảng trời, hố bom - Lâm Thị Vỹ Dạ. Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6):

Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

A. “Em” – cô thanh niên xung phong

B. “Tôi” – người lính trên đường hành quân

C. Đồng đội của “tôi” – những người lính

D. Bạn bè của “tội” – những người “có gương mặt em riêng”

Trả lời:

Chọn đáp án: A. “Em” – cô thanh niên xung phong

Câu 2: Phương án nào nêu đúng về các hình ảnh “ngọn lửa", vì sao ngời chói lung linh", “làn mây trắng", vầng dương" trong bài thơ?

A. Hình ảnh tả thực khung cảnh hố bom nơi người nữ thanh niên hi sinh

B. Hình ảnh tả thực con đường hành quân của nhân vật trữ tình

C. Hình ảnh biểu tượng cho sự bất tử của vẻ đẹp thanh xuân và tâm hồn người nữ thanh niên xung phong

D. Hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp trường tồn của thiên nhiên đất nước

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Hình ảnh biểu tượng cho sự bất tử của vẻ đẹp thanh xuân và tâm hồn người nữ thanh niên xung phong

Câu 3: Khổ nào trong bài thơ thể hiện sự hi sinh dũng cảm của người nữ thanh niên xung phong?

A. Khổ 1.

B. Khổ 2

C. Khổ 4.

D. Khổ 5

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Khổ 1.

Câu 4: Phương án nào sau đây không thể hiện nội dung của khổ thơ thứ tư?

A. Sự bất tử hoá vẻ đẹp cao cả của người nữ thanh niên xung phong

B. Cảm hứng ngợi ca, trân trọng sự hi sinh cao cả của người nữ thanh niên xung phong

C. Nỗi đau đớn, bị thương trước sự hi sinh của người nữ thanh niên xung phong

D. Ý nghĩa cao cả của sự hi sinh dũng cảm ở những người nữ thanh niên xung phong

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Nỗi đau đớn, bị thương trước sự hi sinh của người nữ thanh niên xung phong

Câu 5: Phương án nào nếu đúng biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “Cái chết em xanh khoảng trời con gái" và tác dụng của biện pháp đó?

A. Ẩn dụ - Sự trân trọng, xúc động sâu sắc trước hành động hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc của người nữ thanh niên xung phong

B. Hoán dụ - Sự khẳng định vẻ đẹp tâm hồn bất tử của người nữ thanh niên xung phong

C. Nhân hoá – Sự hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc của người nữ thanh niên xung phong đã thấu động cả thiên nhiên

D. So sánh – Sự hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc của người nữ thanh niên xung phong cao cả, đẹp đẽ như khoảng trời còn mãi

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Hoán dụ - Sự khẳng định vẻ đẹp tâm hồn bất tử của người nữ thanh niên xung phong

Câu 6: Điểm gặp gỡ giữa nhân vật người nữ thanh niên xung phong trong bài thơ trên và người lính trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa là gì?

A. Tâm hồn lạc quan, yêu đời

B. Tình yêu cao cả dành cho Tổ quốc

C. Tình yêu lứa đôi thuỷ chung, son sắt

D. Nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Tình yêu cao cả dành cho Tổ quốc

Câu 7: Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ Khoảng trời, hố bom?

Trả lời:

Nhan đề tạo nên sự đối lập giữa trên – dưới, trong – ngoài, giữa không gian hẹp và khoảng không rộng lớn, giữa sự bất tử vô tận và biểu tượng của sự tàn khốc, cái chết… Trong khi “khoảng trời” tượng trưng cho sự rộng lớn, vô tận thì “hố bom” kia như một chứng tích đau thương về cái chết của người con gái. Một nhan đề chứa đựng nỗi buồn, sự khốc liệt và ám ảnh, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

Câu 8: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong bài thơ.

Trả lời:

Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gồm có 8 từ chia làm 2 vế cân xứng đối nhau, vế thứ nhất thể hiện sự mưu trí, vế thứ hai nói lên tinh thần quả cảm vô song:

"Đánh lạc hướng thù/ hứng lấy luồng bom"

Cô gái mở đường "đêm ấy" đã hi sinh cực kì anh dũng. Sự hi sinh cao cả của cô đã được nhà thơ cảm nhận như là sự hóa thân kì diệu vào quê hương, đất nước trong sự vĩnh hằng của thiên nhiên và trong cuộc đời của những người đang sống.

Câu 9: Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với Tổ quốc?

Trả lời:

Chúng ta, thế hệ trẻ ngày nay được sống trong một xã hội đã không còn những khói lửa, bom đạn của chiến tranh, mà thay vào đó là bầu trời xanh của hòa bình, của độc lập, tự do. Thời kì yên bình này, thì trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam, và nhất là của mỗi con người trẻ tuổi đã không còn chỉ là bảo vệ đất nước, mà là bảo vệ và xây dựng nước nhà giàu, đẹp và mạnh. Để làm được điều đó, mỗi một con người, mỗi một thanh niên, mỗi một tuổi trẻ phải luôn rèn luyện về tri thức, tôi luyện về nhân phẩm, phải luôn quan tâm, chú ý đến những sự kiện, sự việc trong nước nhà và quan trọng hơn hết, phải biết yêu thương người thân, bạn bè, quê hương, đất nước…

Câu 10: Từ hai dòng thơ: "Gương mặt em, bạn bè tôi không biết / Nên mỗi người có gương mặt em riêng", hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) thể hiện cảm nhận về nhân vật “em” trong bài thơ.

Trả lời:

Các em nêu được cảm nhận về hai dòng thơ cuối: sự ghi nhớ, tri ân của những con người đang sống trước "em". Không ai biết gương mặt của "em" song trong mỗi người, "em" luôn hiện hữu, luôn sống mãi trong tình yêu thương, lòng biết ơn, ngưỡng mộ, mến phục…

Ví dụ tham khảo: Cái chết thật thiêng liêng nhưng cũng thật bình dị. Sự hy sinh thầm lặng của các cô gái đã đi vào trái tim của những người còn sống. Mỗi người đều có một khuôn mặt riêng trong trái tim của họ, và tôi đã biến thành nhiều khuôn mặt, một hình ảnh lý tưởng mà mọi người đều mang theo bên mình. Vậy là cô, người con gái mở đường cho người con trai cả, từ cõi chết sống lại để trở thành bất tử, tiếp bước đồng đội trên con đường chiến đấu.

2. Hướng dẫn tự học

- Tìm đọc thêm những bài thơ về đề tài quê hương, đất nước

- Lưu lại, học thuộc những câu thơ và ghi chép cảm nhận, đánh giá của bản thân về một bài thơ hoặc vài câu thơ đã lựa chọn với chủ đề tình yêu quê hương, đất nước.

3. Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về tình yêu quê hương đất nước.

Hướng dẫn giải:

- Tìm hiểu thông tin về tình yêu quê hương đất nước trên sách báo, internet

- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về tình yêu quê hương đất nước, có thể tham khảo các ý chính sau:

+ Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên

+ Một thứ tình cảm đầy thiêng liêng luôn thường trực trong trái tim mỗi con người

+ Dân tộc Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn

+ ...

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn mẫu 1

Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Nhờ có tình yêu đó mà con người không ngừng cố gắng để xây dựng và phát triển quê hương, dựng xây đất nước. Một thứ tình cảm đầy thiêng liêng luôn thường trực trong trái tim mỗi con người. Dân tộc Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Điều đó được thể hiện từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước. Lịch sử dân tộc chứng kiến hơn một nghìn năm Bắc thuộc với biết bao mất mát, đau thương. Nhưng không thời nào là không có anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù. Không thời nào là nhân dân không chung lòng đấu tranh để bảo vệ đất nước. Nhưng những năm tháng hào hùng nhất có lẽ phải kể đến cuộc đấu tranh kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam - Người cũng là tấm gương sáng ngời cho lòng yêu nước thương dân sâu sắc, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng đánh bại kẻ thù xâm lược. Biết bao nhiêu chàng trai, cô gái - họ ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, mang trong trái tim mình tình yêu với mảnh đất quê hương, để rồi không ngại hy sinh thân mình vì chính mảnh đất ấy. Ngày hôm nay, khi nhân loại được hưởng nền hòa bình hiếm hoi. Tình yêu quê hương, đất nước có lẽ xuất phát từ những điều thật bình dị. Đó có thể là lòng biết ơn, yêu mến những người đã sinh ra, dạy dỗ chúng ta. Hay là mong muốn học tập để mai này trở về xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Cũng có thể đến từ sự bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương. Đặc biệt là lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…). Chính vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay được sống trong một thế giới hòa bình, cần phải ý thức giữ gìn tình yêu quê hương, đất nước.

Đoạn văn mẫu 2

Nhà bác học Louis Pasteur đã từng khẳng định: “Học vấn không có quê hương, nhưng người học phải có tổ quốc”. Qua câu nói trên, người đọc đã cảm nhận được tầm quan trọng của quê hương, đất nước đối với con người. Bởi vậy mà chúng ta cần phải có tình yêu quê hương, đất nước. Đó chính là sự yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Trong quá khứ, dân tộc Việt Nam đã luôn phát huy truyền thống yêu nước. Chúng ta đã cùng nhau đoàn kết đánh thắng kẻ thù xâm lược, bảo vệ nền độc lập của đất nước. Biết bao chàng trai, cô gái đã ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ. Đến ngày hôm nay, tình yêu đó vẫn được giữ gìn. Sự biết ơn, yêu mến của mỗi học sinh, sinh viên với những người đã sinh thành, dạy dỗ chúng ta. Cũng có thể đến từ sự bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc. Đặc biệt là lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…). Trong bất kì hoàn cảnh nào, tình yêu quê hương đất nước cũng vô cùng quan trọng.

Đoạn văn mẫu 3

Tình yêu quê hương, đất nước - một thứ tình cảm cao quý trong cuộc sống. Lòng yêu nước được hiểu là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước. Từ đó mà chúng ta mong muốn được cống hiến, xây dựng quê hương, đất nước ngày một tốt đẹp hơn. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Điều đó không chỉ được thể hiện trong những năm chiến tranh. Mà còn ngay trong thời bình, khi chúng ta cùng nhau chung tay xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Đôi khi, lòng yêu quê hương, đất nước cũng đến từ những hành động vô cùng đơn giản: dọn dẹp đường làng ngõ xóm, học tập chăm chỉ… Nhờ có tình yêu này mà chúng ta sẽ vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống, sống tích cực hơn và nỗ lực để trở thành người có ích cho xã hội. Vậy mà có những người lại quên đi nguồn cội của mình. Họ rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước (để lộ bí mật quốc gia, hiện tượng chảy máu chất xám…). Đó là những hành vi đáng lên án, cần phải tránh xa. Tình yêu quê hương, đất nước trong mọi hoàn cảnh đều vô cùng quan trọng. Bởi vậy thế hệ trẻ hôm nay hãy giữ gìn thứ tình cảm thiêng liêng đó.

4. Trắc nghiệm

Như vậy, VnDoc đã gửi tới các bạn Lý thuyết Ngữ văn 10 bài 46: Tự đánh giá: Khoảng trời, hố bom - Lâm Thị Vỹ Dạ. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Cánh diều, Lý 10 Cánh diềuToán 10 Cánh diều tập 1, Sinh 10 Cánh diều đầy đủ khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chuột nhắt
    Chuột nhắt

    😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 14:07 27/05
    • Người Sắt
      Người Sắt

      😊😊😊😊😊😊😊😊

      Thích Phản hồi 14:07 27/05
      • Haraku Mio
        Haraku Mio

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 14:08 27/05
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ Văn 10 Cánh Diều tập 2

        Xem thêm