Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 10 Cánh diều bài 23

Lý thuyết Ngữ văn 10 bài 23: Thực hành tiếng Việt trang 104 sách Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và học tốt môn Văn 10

1. Cách trích dẫn và chú thích trong văn bản

a. Cách trích dẫn:

- Khi trình bày một vấn đề, người viết có thể trích dẫn ý kiến của người khác để bình luận hoặc để tăng thêm sức thuyết phục cho lập luận của mình.

- Có hai cách trích dẫn thường dùng: trích dẫn trực tiếp và trích dẫn gián tiếp. Trích dẫn trực tiếp là trích nguyên văn từ, câu hoặc đoạn của người khác. Trích dẫn gián tiếp là chỉ trích ý, không trích nguyên văn ý kiến của người khác. Nếu trích dẫn nguyên văn thì từ, câu, đoạn được trích dẫn phải đặt trong dấu ngoặc kép. Ngoài ra, người viết cũng có thể trích dẫn lại ý kiến của một người theo tài liệu của người khác. Tuy nhiên, để bảo đảm yêu cầu cao về khoa học thì cần hạn chế trích dẫn lại, nhất là trong trường hợp ý kiến được trích dẫn có vai trò quan trọng đối với bài viết hoặc đề tài bình luận, trao đổi trong bài viết.

- Dù trích dẫn nguyên văn hay trích dẫn ý, thông thường, người viết phải ghi đầy đủ các thông tin xuất xứ sau: tác giả, tên tài liệu (sách, tạp chí, báo), tên cơ quan công bố (nhà xuất bản, tạp chí, tờ báo), nơi công bố, năm công bố, số của các trang có đoạn trích. Các thông tin này được ghi theo những quy định phù hợp đối với từng loại tài liệu. Ghi đầy đủ thông tin xuất xứ là để tôn trọng quyền tác giả, đồng thời để người đọc tiện tra cứu.

- Trích dẫn dài hay ngắn tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi luận cứ. Khi không trích trọn vẹn cả câu hay cả đoạn văn thì cần sử dụng kí hiệu [...] để đánh dấu những từ ngữ đã bị lược bớt.

b. Cách chú thích:

- Chú thích là giải thích để giúp người đọc biết rõ xuất xứ hoặc làm sáng tỏ một ý kiến, một tin tức, một khái niệm, một từ ngữ được dùng trong văn bản.

- Các chú thích có thể đặt trong nội dung của văn bản (chính văn), đặt ở chân trang hoặc ở cuối sách. Nếu chú thích ở phần chính văn thì phần chú thích được đặt trong ngoặc đơn. Nếu chú thích ở chân trang (cước chủ) và cuối sách thi phần chú thích được tách khỏi phần nội dung của văn bản chủ phần chú thích phải khác chữ ở phần nội dung.

2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ gồm có:

- Các in tiêu của cơ thể như ánh mặt, nụ cười, nét mặt, cử chỉ…

- Các tín hiệu bằng hình khối như kí hiệu, công thức, biển báo, đô thị, hình với hình ảnh màu sắc, các kỹ thuật in ấn in nghiêng in đậm…

- Các tín hiệu bằng âm thanh như tiếng kêu, tiếng gõ, tiếng nhạc,...

Trong giao tiếp ngôn ngữ, các phương tiện phi ngôn ngữ thường được dùng kèm để bổ trợ cho phương tiện ngôn ngữ, đồng thời, nhiều khi, phương tiện ngôn ngữ cũng được dùng để giải thích thêm cho các phương tiện phi ngôn ngữ. Trong những hình thức giao tiếp khác, nhiều trường hợp, người ta chỉ cần hoặc chỉ có thể sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (dùng đèn giao thông, vẫy cờ, ra hiệu vì không tiện nói, mỉm cười thay cho lời nói,...) để giao tiếp mà vẫn đạt hiệu quả.

3. Bài tập minh họa

Bài tập: Hãy viết bản tin ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng) về chủ đề ô nhiễm môi trường. Trong đó có sử dụng một phương tiện phi ngôn ngữ.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung bài học và tìm hiểu các thông tin về ô nhiễm môi trường để viết đoạn văn.

- Có thể sử dụng hình ảnh để minh họa, dẫn chứng; biểu đồ để nêu số liệu; con số để thêm tính thuyết phục,...

Lời giải chi tiết:

Ô nhiễm môi trường - Vấn đề nhức nhối trong toàn xã hội

Ô nhiễm môi trường được hiểu là tình trạng môi trường sống, hệ sinh thái của Trái đất xuất hiện những chất độc hại, chất bẩn gây tác động xấu đến sự phát triển của tự nhiên và con người. Đi cùng với những tiến bộ trong khoa học công nghệ, ô nhiễm môi trường nổi lên như một hệ quả xấu mà nguyên nhân chính đến từ ý thức của chính con người trong xã hội.

Cụ thể, qua các phương tiện thông tin đại chúng, ta có thể thấy tràn ngập các con số thống kê, hình ảnh chân thực về hiện trạng ô nhiễm ở cả môi trường đất, nước và không khí. Hầu hết rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, hóa chất đều không được xử lí triệt để mà thải thẳng ra sông, hồ, biển hoặc chôn xuống lòng đất; khói thải trực tiếp vào không khí.

Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến hệ sinh thái:

Hiện tượng băng tan ở Nam Cực

Sinh vật dưới nước chết hàng loạt do rác thải sinh hoạt của con người

Có thể khẳng định, nguyên nhân chính của tình trạng này là do ý thức bảo vệ môi trường của con người quá kém.

Vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta cần có các biện pháp mạnh để cải thiện ý thức người dân, cải tạo lại tự nhiên và giảm thiểu đến mức tối đa lượng rác thải, khí thải bởi bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

- Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong bản tin là hình ảnh

Như vậy, VnDoc đã gửi tới các bạn Lý thuyết Ngữ văn 10 bài 23: Thực hành tiếng Việt trang 104. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Cánh diều, Lý 10 Cánh diềuToán 10 Cánh diều tập 1, Sinh 10 Cánh diều đầy đủ khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Đi Bộ
    Gấu Đi Bộ

    😉😉😉😉😉😉😉😉

    Thích Phản hồi 10:14 26/05
    • Song Ngư
      Song Ngư

      😊😊😊😊😊😊😊😊

      Thích Phản hồi 10:14 26/05
      • Vợ cute
        Vợ cute

        😊😊😊😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 10:14 26/05
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ Văn 10 Cánh Diều

        Xem thêm