Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 10 Cánh diều bài 36

Lý thuyết Ngữ văn lớp 10 bài 36: Hồi trống Cổ Thành - La Quán Trung được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết và bài tập có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10 sách Cánh diều. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả La Quán Trung

- La Quán Trung (1330 - 1400?) tên là La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân, người vùng Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.

- Ông lớn lên vào cuối thời Nguyên, đầu thời Minh, tính tình cô độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.

- Khi Minh Thái Tổ đánh đuổi được quân Mông Cổ, thống nhất đất nước, ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.

- La Quán Trung là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh - Thanh ở Trung Quốc.

- Một số tác phẩm như: Tam quốc diễn nghĩa, Tùy đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện…

1.2. Tác phẩm Hồi trống Cổ Thành

a. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

- Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào đâu thời Minh (1368 - 1644).

- Tác phẩm gồm 120 hồi, kể chuyện một nước chia ba gọi là “cát cứ phân tranh” trong gần 100 năm của nước Trung Quốc thời cổ (thế kỉ II, III). Đó là cuộc phân tranh giữa ba tập đoàn phong kiến quân phiệt: Ngụy - do Tào Tháo cầm đầu chiếm giữ phía bắc từ Trường Giang trở lên gọi là Bắc Ngụy; Thục - do Lưu Bị cầm đầu, chiếm giữ phía tây nam nên gọi là Tây Thục; Ngô - do Tôn Quyền cầm đầu, chiếm giữ phía đông nam gọi là Đông Ngô.

- Đoạn trích thuộc hồi 28 của Tam quốc diễn nghĩa.

b. Thể loại

- Tiểu thuyết.

c. Bố cục

Có thể chia làm hai phần:

- Phần 1: Mâu thuẫn giữa Trương phi và Quan Công.

- Phần 2: Chém Sái Dương, mâu thuẫn, hiểu lầm được hóa giải, anh em đoàn tụ.

d. Tóm tắt nội dung văn bản

Trước đó, ba anh em Lưu, Quan, Trương náu mình dưới trướng Tào Tháo. Hiểu được bản chất gian hùng của Tào Tháo, họ tìm cách bỏ đi. Tháo cho quân đuổi đánh, ba anh em thất tán mỗi người một ngả. Quan Công vì phải họ tống hai chị dâu (vợ Lưu Bị) nên tạm hàng Tào Tháo với điều hiện hàng Hán chứ không hàng Tào (vua Hán đang bị Tào khống chế), hễ biết tin anh ở đâu là sẽ đi ngay. Tào Tháo tìm cách thu phục Quan Công: ba ngày một tiệc nhỏ, năm ngày một tiệc lớn, lại ban thưởng chức tước, vàng bạc, mỹ nữ… Nhưng Quan Công “thân tại Tào doanh, tâm tại Hán”. Khi vừa nghe tin Lưu Bị đang ở bên Viên Thiệu là lập tứ trả hết ấn tín, vàng bạc châu báu, lên ngựa đi tìm anh. Trên đường đi, bị các tướng Tào ngăn cản, Quan Công vung long đao chém luôn sáu tướng, vượt năm cửa quan. Đến Cổ Thành, gặp được Trương Phi thì vui mừng khôn xiết. Nào ngờ Trương Phi hiểu lầm việc Quan Công hàng tào là bội nghĩa, liền đòi giết Quan Công. Để xua tan mối nghi ngờ, Quan Công đã nhận ngay điều kiện Trương Phi đưa ra: Phải lấy đầu Sái Dương (viên tướng của Tào Tháo) trong ba hồi trống. Chưa đứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới hiểu được lòng dạ trung thực của Quan Công.

2. Đọc hiểu văn bản

2.1. Nhân vật Trương Phi

- Ca ngợi một Trương Phi cương trực đến nóng nảy, trung thành và căm ghét sự phản bội, không tin lời nói, chỉ tin việc làm nhưng biết cầu thị, khoan dung

- Tính cách này được thể hiện:

+ Cứ một mực đòi giết Quan Công (phụ nghĩa)

+ Không nghe lời phân trần của mọi người

+ Mắng Quan Công, đưa ra điều kiện thử thách

+ Thẳng tay đánh trống

- Việc Sái Dương xuất hiện: chi tiết sắp đặt mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, được giải quyết.

- Chi tiết cuối đoạn trích: hỏi tên lính, khóc, lạy Quan Công: thận trọng, khôn ngoan, biết phục thiện, chân thành nhận lỗi.

2.2. Nhân vật Quan Công

- Đề cao một Quan Vân Trường trí dũng song toàn, biết tiến biết thoái, khiêm nhường, nhũn nhặn khi ở thế "tình ngay lí gian"; biết dùng hành động chém tướng để minh oan, thể hiện lòng trung nghĩa.

- Biểu hiện cụ thể:

+ Hốt hoảng trước cách xử sự của Trương Phi

+ Nhún mình thanh minh

+ Cầu cứu hai chị dâu

+ Chấp nhận điều kiện minh oan

- Chi tiết chém đầu Sái Dương: cách minh oan anh hùng, minh oan bằng tài nghệ và khí phách.

- Cửa quan thứ sáu “của quan tình cảm” mà Quan Công phải vượt qua.

2.3. Âm vang hồi trống Cổ Thành

- Hồi trống giải nghi với Trương Phi

- Hồi trống minh oan cho Quan Công

- Hồi trống ca ngợi đoàn tụ giữa các anh hùng

- Tạo nên không khí chiến trận hào hùng, ý vị hấp dẫn đặc biệt

=> Hồi trống thử thách, đoàn tụ, ca ngợi tình nghĩa anh em.

3. Tổng kết

3.1. Về nội dung

- Văn bản phơi bày cục diện chính trị xã hội Trung Hoa cổ đại - một giai đoạn cát cứ phân tranh, chiến tranh loạn lạc, đất nước chia cắt, nhân dân cực kì khốn khổ. Qua đó bày tỏ nguyện vọng hòa bình, thống nhất, ổn định của nhân dân.

3.2. Về nghệ thuật

- Nghệ thuật kể truyện theo trình tự thời gian (đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử)

- Xây dựng các nhân vật đặc sắc

- Chọn lọc được nhiều sự việc li kì, hấp dẫn (hồi trống Cổ Thành, tam cố thảo lư,...)

- Nghệ thuật tả các trận chiến đấu rất đa dạng, phong phú

4. Bài tập minh họa

Bài tập: Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày cảm nhận của bản thân về nhân vật Trương Phi trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành - La Quán Trung, SGK Ngữ văn 10 tập 2 Cánh Diều.

Hướng dẫn giải:

- Đọc lại đoạn trích Hồi trống Cổ Thành - La Quán Trung, SGK Ngữ văn 10 tập 2 Cánh Diều

- Tìm hiểu về nhân vật Trương Phi thông qua sách báo và internet

- Lên ý tưởng và viết bài, có thể tham khảo các nội dung chính sau:

+ Trương Phi là một nhân vật có tính nóng nảy

+ N gười anh hùng này rất trung thành, cương trực và khảng khái

+ Trương Phi biết nhìn nhận lẽ phải và ngay lập tức bày tỏ sự hối lỗi của mình

+ ...

Lời giải chi tiết:

Nhân vật Trương Phi trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành gây ấn tượng lớn với bạn đọc. Ta có thể bắt gặp ngay trong tác phẩm hình ảnh một Trương Phi nóng nảy. Cái nóng nảy ấy làm ta dường như mất đi thiện cảm với nhân vật này. Nghe tin Quan Công đến, thái độ “chẳng nói chẳng ràng”, rồi “mắt trợn tròn, râu hùm vểnh ngược”, hò hét như sấm, múa sà mâu tới đâm Quan Công rồi thậm chí xưng hô “mày – tao, nó, thằng” dù trước đó là anh em kết nghĩa nơi vườn đào làm hình ảnh Trương Phi rất gần gũi. Nhưng sự tức giận ở Trương Phi chính vì nghe Quan Công phản bội Lưu Bị. Có thể nói, người anh hùng này rất trung thành, cương trực và khảng khái vô cùng dẫu nóng nảy, vội vã. Để kết tội Quan Công, ta thấy được cái lí sắc bén ở Trương Phi. Đây cũng phải là con người rất biết lí lẽ, biết đúng sai phải trái. Với Trương Phi, tất cả đều phải rạch ròi nên Trương Phi mới căm ghét hành động của Quan Công. Đây cũng là một người dũng cảm khi đương đầu với Sái Dương. Ba hồi trống cổ thành khảng khái và đã minh chứng cho bản lĩnh của người anh hùng Trương Phi sau khi nhìn Quan Công giết Sái Dương. Trương Phi biết nhìn nhận lẽ phải và ngay lập tức bày tỏ sự hối lỗi của mình. Nhân vật này không giữ cái nhỏ nhen của người thường và hết mực giàu tình cảm với các huynh đệ. Sống trọn lí, trọn tình, tuy nóng nảy, thô lỗ mà rất biết theo điều đúng, biết sửa mình. Trương Phi xứng là bậc anh hùng Tam quốc dưới ngòi bút La Quán Trung.

5. Trắc nghiệm

Như vậy, VnDoc đã gửi tới các bạn Lý thuyết Ngữ văn 10 bài 36: Hồi trống Cổ Thành - La Quán Trung. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Cánh diều, Lý 10 Cánh diềuToán 10 Cánh diều tập 1, Sinh 10 Cánh diều đầy đủ khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Haraku Mio
    Haraku Mio

    😘😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 08:58 27/05
    • Bảo Ngân
      Bảo Ngân

      😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 08:58 27/05
      • Chuột nhắt
        Chuột nhắt

        😉😉😉😉😉😉

        Thích Phản hồi 09:03 27/05

        Ngữ Văn 10 Cánh Diều tập 2

        Xem thêm