Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 10 Cánh diều bài 5

Với nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 10 bài 5: Thực hành tiếng Việt trang 32 sách Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và học tốt môn Văn 10

1. Ngữ âm và chính tả

- Ngữ âm là một trong hai phần của ngôn ngữ học chính tả, phần còn lại là chính tả, khác với ngữ pháp và từ vựng.

- Chính tả là sự chuẩn hóa hình thức chữ viết của ngôn ngữ tiếng Việt. Đây là một hệ thống quy tắc về cách viết các âm vị, âm tiết, từ, cách dùng các ký tự dấu câu thể hiện, lối viết hoa.

2. Một số lỗi thường gặp khi dùng từ tiếng Việt

2.1. Dùng từ không đúng âm thanh và hình thức cấu tạo

- Âm thanh và hình thức cấu tạo là mặt vật chất, là cái biểu đạt của từ.

- Nếu cái biểu đạt mà bị dùng sai thì hệ quả kéo theo là cái được biểu đạt sẽ không đúng hoặc vô nghĩa.

2.2. Dùng từ không đúng về ý nghĩa

- Nghĩa từ vựng của từ thường được kể đến là nghĩa biểu vật (biểu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm… ngoài ngôn từ), nghĩa biểu niệm (là cấu trúc các nét nghĩa được bắt nguồn từ các thuộc tính của các sự vật trong thực tế...) và nghĩa biểu thái (biểu thị thái độ, cảm xúc và sự đánh giá các mức độ khác nhau của sự vật, hiện tượng, tính chất).

- Dùng từ mà không nắm được các thành phần nghĩa này của từ thì cũng dễ dẫn đến bị sai.

2.3. Dùng từ không đúng về quan hệ kết hợp ngữ nghĩa và ngữ pháp của từ trong câu

- Từ là đơn vị ngôn ngữ trực tiếp cấu tạo nên câu. Và khi thực hiện chức năng cấu tạo câu, các ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của từ được hiện thực hóa trong những mối quan hệ ràng buộc với nhau.

- Mỗi loại từ lại có những khả năng kết hợp khác nhau, bị chi phối bởi chính đặc điểm ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của từ đó.

- Khi dùng từ, chúng ta nhất thiết phải nắm chắc được đặc điểm ý nghĩa của từ để kết hợp tạo câu đúng, nếu không sẽ dễ mắc lỗi.

3. Bài tập

Tìm lỗi sai trong những câu sau? Giải thích và sửa lại cho đúng.

(1) Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng.

(2) Người đời truyền tụng công đức của bậc anh hùng.

(3) Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh cho nên có thể nói nó là một thứ tiếng nói rất linh động và phong phú.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào nội dung kiến thức phần dùng từ không đúng nghĩa, tìm lỗi sai, nguyên nhân và sửa lại.

Lời giải chi tiết:

(1) Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng.

- Lỗi sai: Dùng sai từ "Truyền tụng"

- Nguyên nhân: Do không hiểu nghĩa của từ

+ "Truyền tụng": Truyền miệng cho nhau rộng rãi và ca ngợi

Ví dụ: Người đời truyền tụng công đức của bậc anh hùng.

+ "Truyền thụ": Truyền lại tri thức, kinh nghiệm cho người nào đó.

=> Câu trên thay từ “truyền tụng” bằng “truyền thụ” mới đúng: Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền thụ.

(2) Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh cho nên có thể nói nó là một thứ tiếng nói rất linh động và phong phú.

- Lỗi sai: Dùng sai từ "linh động"

- Nguyên nhân: Do không hiểu nghĩa của từ

+ "Linh động": Có cách xử lí mềm dẻo, không máy móc, cứng nhắc, mà có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế.

+ "Sinh động": Có khả năng gợi ra những hình ảnh hợp với hiện thực của đời sống.

=> Câu trên thay “linh động” bằng “sinh động” mới đúng: Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh cho nên có thể nói nó là một thứ tiếng nói rất sinh động và phong phú.

(3) Chúng tôi sẽ bằng mọi giá chuyển tấm lòng của các bạn đến miền Trung một cách sớm nhất.

- Lỗi sai: Dùng sai từ "giá"

- Nguyên nhân: Do không hiểu nghĩa của từ

- Giá:

+ Biểu hiện giá trị bằng tiền.

+ Tổng thể những gì phải bỏ ra, tiêu phí, mất đi do một việc làm nào đó.

→ Ở đây tác giả dùng theo nghĩa (2) nhưng không phù hợp với việc “chuyển tấm lòng”. Trong khi đó “việc làm” này cần phương thức.

⇒ Vậy phải thay bằng từ “cách” mới đúng: Chúng tôi sẽ bằng mọi cách chuyển tấm lòng của các bạn đến miền Trung một cách sớm nhất.

4. Trắc nghiệm

Như vậy, VnDoc đã gửi tới các bạn Lý thuyết Ngữ văn 10 bài 5: Thực hành tiếng Việt trang 32. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Cánh diều, Lý 10 Cánh diềuToán 10 Cánh diều tập 1, Sinh 10 Cánh diều đầy đủ khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Điện hạ
    Điện hạ

    😍😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 19:08 24/05
    • Hai lúa
      Hai lúa

      🤘🤘🤘🤘🤘🤘🤘🤘

      Thích Phản hồi 19:08 24/05
      • Hằng Nguyễn
        Hằng Nguyễn

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 19:08 24/05

        Ngữ Văn 10 Cánh Diều tập 1

        Xem thêm