Giải SBT Ngữ văn 10 Cánh diều bài 11
Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải SBT Ngữ văn 10 bài 11: Bài tập tiếng Việt sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 10.
Bài tập tiếng Việt
Trả lời:
- Cách trích dẫn, chú thích trong hai văn bản được yêu cầu ở bài tập này thuộc về hai loại văn bản khác nhau: Văn bản văn học (Hê-ra-clét đi tìm táo vàng) và văn bản thông tin (Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam). Vì vậy, sẽ có những đặc trưng khác biệt về cách trích dẫn, cách chú thích trong mỗi văn bản:
+ Văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (Bài 1) chỉ có chú thích mà không có trích dẫn. Điều này dễ hiểu, bởi đây là một văn bản thuộc loại hình văn bản văn học nên việc chú thích thường xuyên được dùng, còn trích dẫn thường xuất hiện trong các văn bản nghiên cứu thuộc loại hình văn bản nghị luận hoặc văn bản thông tin. Các cách chú thích được dùng trong văn bản này là: chú thích ở chân trang (để chú giải nhan đề, một từ ngữ, một khái niệm, một tên riêng) và chú thích trong chính văn bằng cách đặt trong ngoặc đơn (để nêu xuất xứ đoạn trích hoặc nguồn gốc văn bản hoặc giải thích cách viết của tên riêng nguyên dạng). Ví dụ: “Nhưng nữ thần A-tê-na (Athéna) lúc nào cũng ở bên người con trai yêu quý của thần Dớt để truyền thêm sức lực cho chàng.” (SGK, trang l7).
+ Văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam (Bài 4) có cả trích dẫn lẫn chú thích. Về trích dẫn, văn bản sử dụng cách trích dẫn trực tiếp các câu danh ngôn, tục ngữ ca dao trong phần chính văn; về chú thích, văn bản sử dụng hình thức chú thích ở chân trang (để chú thích một từ ngữ, một khái niệm, một tên riêng) và chú thích trong chính văn bằng cách đặt trong ngoặc đơn (để nêu xuất xứ đoạn trích hoặc nguồn gốc văn bản hoặc giải thích cách viết của tên riêng nguyên dạng). Ví dụ: “Thành phố Rồng Bay có trường cao cấp về Văn (Quốc Tử Giám), về Võ (Giảng Võ đường) từ thế kỉ XI...” (SGK, trang 96).
a) Có những loại phương tiện nào được dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản?
b) Mối quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ được thể hiện trong văn bản như thế nào?
c) Nêu tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.
Trả lời:
a) Những loại phương tiện được sử dụng để biểu đạt thông tin trên là: phương tiện phi ngôn ngữ và phương tiện ngôn ngữ.
b) Mối quan hệ: + Các con số biểu thị các cột mốc quan trọng diễn ra lễ hội: mồng 6 tháng Giêng, 3 tuyến chính.
+ Hình ảnh danh thắng chùa Hương được hình tượng hoá bằng tranh, ảnh.
+ Các đô thị, biển báo, hình vẽ,... được dùng để hướng dẫn chi tiết các nội dung, địa điểm diễn ra các hoạt động của lễ hội.
c) Văn bản trên thuộc loại văn bản thông tin, được trình bày bằng infographic nên các phương tiện phi ngôn ngữ chủ yếu thuộc các tín hiệu bằng hình khối, đưa lại thông tin trực quan, sinh động, dễ nhớ.
a) “Thế kỉ thứ XV, vua Lê Thái Tổ cũng thấy ý nghĩa của thơ văn trong việc góp phần giữ gìn biên cương của đất nước. Trong bài thơ Thân chinh Phục Lễ châu, ông viết: “Đề thi khắc nham thạch, trấn ngã Việt tây ngung” (Toàn Việt thị lục, tập II, kí
hiệu A.1262, tờ 2). Có nghĩa là: “Đề thơ khắc vách đá, trấn giữ phía tây nước Việt ta”. Đặc biệt, Nguyễn Trãi có tuyên bố “đao bút” của mình là dùng những bài văn từ lệnh khéo léo góp phần vào việc dẹp yên giặc Bắc, ra sức bảo vệ nước Nam: “Đao bút phải dùng tài đã vẹn / Chỉ thư này chép việc càng chuyên / Vệ Nam mãi mãi ra tay thước / Điện Bắc đà đà yên phận tiên” (Bảo kính cảnh giới, bài 56).”.
(Theo Phương Lựu)
b) “Từ giả thuyết “Hùng” (Hùng Vương) cũng là chữ phiên âm từ Việt cô chỉ một chức vụ thủ lĩnh, “người cầm đầu” dân tộc, Trần Quốc Vượng cho rằng “vùng Mường trước cách mạng có lang, có làng. Lang có lang đạo, lang cun (cun - kun).
Đạo (con trưởng ngành thứ nhà lang) cai quản một mường. Thường các đạo phụ thuộc vào lang cun, nơi cun ở hoặc đúng hơn xóm hoặc một số xóm nằm dưới quyền thống trị và bóc lột trực tiếp của cun, gọi là chiềng (làng Chiềng). Cun là con trưởng ngành trưởng nhà lang. Hùng cũng là con trai trưởng của ngành Âu Lạc. Ngoài từ cun, ở ta còn có từ khun: Khun là tiếng chỉ chức vị người cầm đầu = tù trưởng) và cũng là tiếng chỉ các quý tộc nói chung, người được tôn kính thuộc các dân tộc thuộc ngữ hệ Môn-Khmer và Thái như La Ha, Kháng, Xinh mun, Khmu, Thái Tây Bắc, Lào” [Trần Quốc Vượng, 2005, trang 963].”.
(Đinh Hồng Hải)
Trả lời:
a) Cách trích dẫn trực tiếp bằng hình thức đặt nội dung trong dấu ngoặc kép.
Đây là hình thức trích dẫn nguyên văn (“Đề thi khắc nham thạch, trấn ngã Việt tây ngung”). Cách chú thích trong đoạn văn là hình thức chú thích trong chính văn bằng cách đặt trong ngoặc đơn “(Toàn Việt thi lục, tập II, kí hiệu A.1262, tờ 2)”; “(Bảo kính cảnh giới, bài 56)”. Các trích dẫn này có tác dụng dẫn lại nguyên nội dung được trích dẫn, hoặc giải thích nghĩa của một từ ngữ, một khái niệm quan trọng trong bài nhằm thể hiện tính khách quan, tính trung thực của tác giả khi viết.
b) Cách trích dẫn trong đoạn văn này sử dụng cách trích dẫn trực tiếp nội dung được đánh dấu bằng dấu ngoặc kép. Đây là hình thức trích dẫn nguyên văn, có xuất xứ và số trang rõ ràng “[Trần Quốc Vượng, 2005, trang 963]”. Đi liền với cách trích dẫn trực tiếp, nguyên văn này là hình thức chú thích ngay trong chính văn, ví dụ: “Hùng” (Hùng Vương), lang cun (cun - kun), Đạo (con trưởng ngành thứ nhà lang), chiêng (làng Chiêng), người cầm đầu (= tù trưởng). Các trích dẫn và chú thích này có tác dụng dẫn lại nguyên nội dung được trích dẫn, hoặc chú thích nguồn gốc xuất xứ của tài liệu được trích dẫn trong bài nhằm thể hiện tính khách quan, tính trung thực trong nghiên cứu khoa học.
a) Các chủ đề về nghị luận văn học hoặc nghị luận xã hội được học ở Ngữ văn 10,
tập một.
b) Hệ thống các văn bản đọc hiểu được học ở Ngữ văn 10, tập một.
c) Hệ thống kiến thức tiếng Việt được học ở Ngữ văn 10, tập một.
d) Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội truyền thống ở Việt Nam.
Trả lời:
Những điểm cần chú ý khi tham gia lễ hội Festival hoa Đà Lạt 2019
Festival Hoa Đà Lạt 2019 với nhiều hoạt động đổi mới, sáng tạo dự kiến diễn ra trong 5 ngày từ 20 – 24/12/2019 tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và một số địa phương khác trong tỉnh Lâm Đồng.
Những lưu ý khi tham gia lễ hội Festival hoa Đà Lạt 2019
Rượu Song Long – Nếu là một người yêu thích xứ sở ngàn hoa Đà Lạt, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua Festival Hoa Đà Lạt 2019 diễn ra trong 5 ngày từ 20/12 – 24/12 sắp tới. Được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần, năm nay Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VIII sẽ diễn ra tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và một số địa phương trong tỉnh Lâm Đồng.
Dưới đây là thông tin cụ thể lịch trình tổ chức Festival hoa Đà Lạt 2019 sắp tới. Chương trình Festival hoa đà lạt 2019 diễn ra trong 5 ngày diễn ra lễ hội sẽ có 15 chương trình đặc sắc dành cho du khách về Đà Lạt như:
1. Lễ khai mạc Festival Hoa Đà Lạt 2019
Thời gian: 20h ngày 20/12/2019
Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên – TP.Đà Lạt
2. Chương trình nghệ thuật và thời trang “Duyên dáng Việt Nam”
Thời gian: 20h ngày 21/12/2019
Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên – TP Đà Lạt
3. Đêm hội văn hóa trà và tơ lụa Bảo Lộc
Thời gian: 20h ngày 21/12/2019
Địa điểm: Quảng trường 28/3 – TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
4. Đêm hội rượu Vang Đà Lạt – Chương trình nghệ thuật “Thương Về Miền Đất Lạnh”
Thời gian: 20h ngày 22/12/2019
Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên – TP Đà Lạt
5. Đêm hội giới thiệu, quảng bá thương hiệu “Đà Lạt – Kết tinh từ đất lành”.
Du khách có thể tham quan, thưởng thức rau, củ, quả tươi ngon và các tiết mua ca múa nhạc với chủ đề “Màu hoa phiêu sương”.
Thời gian: 19h ngày 22/12/2019
Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên – TP Đà Lạt
6. Tuần lễ thời trang Áo dài làm từ lụa
Thời gian: 20h ngày 24/12/2019
Địa điểm: Sân golf Đà Lạt Palace
7. Không gian trưng bày phố hoa, các tiểu cảnh hoa
Thời gian: diễn ra trong 5 ngày, từ 20/12 – 24/12/2019
Địa điểm: Không gian hoa tại các đường hoa, làng hoa, công viên… và những con đường quanh Hồ Xuân Hương, Lê Đại Hành, công viên Trần Hưng Đạo…
8. Triển lãm, trưng bày cây cảnh quốc tế tại Festival hoa đà lạt
Thời gian: diễn ra trong 11 ngày từ 23/12/2019 – 2/1/2020
Địa điểm: Vườn hoa TP Đà Lạt
9. Chợ rau – hoa Đà Lạt, triển lãm nông nghiệp công nghệ cao Đà Lạt
Thời gian: Diễn ra trong vòng 11 ngày từ 23/12/2019 – 2/1/2020
Địa điểm: Công viên Golf Valley – TP Đà Lạt
10. Triển lãm trưng bày đặc sản Đà Lạt, trà – rượu vang – cà phê
Thời gian: Diễn ra trong 11 ngày từ 23/12/2019 – 2/1/2020
Địa điểm: Công viên Hồ Xuân Hương – TP Đà Lạt
11. Triển lãm “Hương trà – Sắc tơ”
Thời gian: từ ngày 20/12/2019 – 24/12/2019
Địa điểm: Quảng trường 28/3 – TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
12. Hội chợ thương mại – du lịch Festival Hoa Đà Lạt 2019
Thời gian: Diễn ra xuyên suốt trong 11 ngày từ 23/12/2019 – 2/1/2020, khai mạc vào 8h ngày 23/12/2019.
Địa điểm: Công viên Hồ Xuân Hương – TP Đà Lạt
13. Hội thảo quy hoạch và phát triển TP Đà Lạt
Thời gian: 8h ngày 21/12/2019
Địa điểm: Hội trường Tỉnh ủy hoặc khách sạn Sài Gòn – Đà Lạt
14. Hội thảo đầu tư, thương mại, du lịch tỉnh Lâm Đồng
Thời gian: 8h ngày 26/12/2019
Địa điểm: Hội trường Tỉnh ủy hoặc khách sạn Sài Gòn – Đà Lạt
15. Các chương trình nghệ thuật bế mạc và tổng kết Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII năm 2019
Thời gian: 19h ngày 24/12/2019
Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên – TP Đà Lạt
Đặc biệt, nội dung tiểu cảnh hoa tươi, lá trang trí ven hồ Xuân Hương (khu vực đối diện chùa Quan Thế Âm) sẽ trưng bày mô hình biệt thự cổ Đà Lạt bằng hoa tươi và lá trang trí cùng công viên giới thiệu các loại hoa, lá trang trí mới lạ có tính thương mại cao, có tiềm năng phát triển tại Đà Lạt – Lâm Đồng.
Đến với Festival Hoa Đà Lạt 2019, du khách sẽ được thưởng thức rất nhiều chương trình đặc sắc được chuẩn bị kỹ lưỡng, mới mẻ và sáng tạo hơn.
Một số lưu ý khi đến Đà Lạt vào dịp Festival Hoa 2019 về dịch vụ ăn nghỉ và khách sạn
Vào dịp Festival thông thường giá các dịch vụ như khách sạn, vé xe… sẽ tăng cao và tình trạng hết phòng, hết vé xe năm nào cũng diễn ra. Do đó, du khách có nhu cầu tham gia lễ hội nên đặt vé xe, vé phòng sớm trước đó.
Với vấn đề ăn uống của du khách, để tránh tình trạng bị ngộ độc, hay chặt chém khách du lịch; bạn nên chọn dịch vụ ở các nhà hàng uy tín.
Bài tập viết
A. Xác định mong muốn, nguyện vọng riêng của mỗi cá nhân
B. Xác định nội dung hướng dẫn gồm các quy định, chỉ dẫn cụ thể
C. Xác định trật tự sắp xếp của các quy định, hướng dẫn
D. Xác định hình thức trình bày / thể hiện của văn bản
Trả lời:
Chọn đáp án: A. Xác định mong muốn, nguyện vọng riêng của mỗi cá nhân
+ Trang phục | |
+ Ngôn ngữ | |
+ Thái độ, hành vi | |
+ Đồ lễ và việc thắp hương | |
+ Đi lại, địa điểm gửi phương tiện | |
+ Liên hệ Ban Tổ chức (khi cần) |
Trả lời:
+ Trang phục | Gọn gàng, lịch sự |
+ Ngôn ngữ | Trong sáng, không nói tục, chửi bậy |
+ Thái độ, hành vi | Có ý thức trân trọng, bảo vệ di tích, di vật, hành vi đúng mực, có văn hoá |
+ Đồ lễ và việc thắp hương | Đồ lễ gọn nhẹ, mỗi người chỉ thắp một nén nhang |
+ Đi lại, địa điểm gửi phương tiện | Các phương tiện để đúng nơi quy định |
+ Liên hệ Ban Tổ chức (khi cần) | Điện thoại Ban Tổ chức:... |
Câu 3 trang 46 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Sửa và bổ sung bảng nội quy lớp học dưới đây:
NỘI QUY LỚP HỌC |
1. Đến lớp đúng giờ |
2. Không nghỉ học tự do |
3. Không phát ngôn thiếu văn hoá trong giờ học |
4. Trang phục đến lớp đúng quy định |
5. |
6. |
7. |
8. |
9. |
10. |
Trả lời:
NỘI QUY LỚP HỌC
1. Đến lớp đúng giờ |
2. Không nghỉ học tự do |
3. Không phát ngôn thiếu văn hoá trong giờ học |
4. Trang phục đến lớp đúng quy định |
5. Không mất trật tự trong giờ học |
6. Tôn trọng giáo viên và các bạn cùng lớp |
7. Tắt các thiết bị khi rời khỏi lớp |
8. Không vẽ, viết lên tường, bàn ghế lớp học |
9. Không mang vũ khí, chất cháy nổ, chất độc hại vào trong lớp học |
10. Giữ gìn, bảo quản trang thiết bị trong lớp |
Câu 4 trang 47 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Đọc các văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a) Văn bản 1
b) Văn bản 2
- Mỗi văn bản hướng dẫn người dân về việc gì? Áp dụng ở những nơi nào?
- Cơ quan, tổ chức nào ban hành các văn bản này?
- Nội dung hướng dẫn cụ thể của từng văn bản là gì?
- Cách thức trình bày của các bản hướng dẫn này thế nào (sự kết hợp các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ)?
Trả lời:
a) Văn bản 1
- Văn bản hướng dẫn người dân về đeo khẩu trang. Áp dụng ở những nơi tập trung đông người: chợ đầu mối, chợ dân sinh, đám tang, đám giỗ, địa điểm tham quan, du lịch, giải trí,...
- Cơ quan, tổ chức ban hành văn bản: Bộ Y tế (Quyết định 1053 ngày 06-02-2021 của Bộ Y tế).
- Nội dung hướng dẫn cụ thể của văn bản là những yêu cầu đeo khẩu trang đối với các đối tượng tham gia hoạt động tại nơi công cộng. Chẳng hạn: Tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, người tham gia phải đeo khẩu trang khi đến, rời khỏi và trong lúc mua bán,...
- Bản hướng dẫn có sự kết hợp các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (hình ảnh về các địa điểm đông người; có các dấu chấm to, đậm để làm nổi bật các ý; các biểu tượng về các tổ chức ban hành hướng dẫn và đơn vị truyền thông). Điều này làm cho bản hướng dẫn trở nên sinh động, dễ hình dung với người đọc.
b) Văn bản 2
- Văn bản này hướng dẫn đăng nhập thư viện số, áp dụng tại Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Cơ quan ban hành: Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Nội dung hướng dẫn cụ thể của văn bản là các bước đăng nhập thư viện số (ba bước).
- Bản hướng dẫn này có sự kết hợp kênh chữ và kênh hình, cự thể là các chỉ dẫn bằng chữ và chỉ dẫn bằng các biểu tượng, kí hiệu, hình ảnh giao diện của máy tính. Sự kết hợp này sẽ giúp người dùng dễ hình dung, nhất là khi thao tác trực tiếp trên máy tính.
>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 10 Cánh diều bài 12
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 10 bài 11: Bài tập tiếng Việt sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 10 Kết nối tri thức và Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.