Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo bài 7

Giải SBT Ngữ văn 10 bài 7: Viết trang 25 có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài: Viết trang 25

Câu 1 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Dùng mẫu Bảng kiểm kĩ năng viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội để đánh giá văn bản Quan niệm về thần tượng(Bài 2).

Trả lời:

Bảng kiểm kĩ năng viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Mở bài

Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận

X

Nêu tính cấp thiết của vấn đề

X

Thân bài

Trình bày và làm rõ ý kiến qua ít nhất hai luận điểm chính

X

Xem xét vấn đề từ nhiều phía

X

Thể hiện nhận thức, quan niệm, thái độ, lập trường của người viết về vấn đề nghị luận (trước các biểu hiện đúng/ sai/ tốt/ xấu, …)

X

Làm sáng tỏ vấn đề bằng các lí lẽ và bằng chứng

X

Hướng đến nhận thức chung hoặc nêu giải pháp cho vấn đề

X

Kết bài

Khẳng định lại vấn đề, ý kiến đã trình bày

X

Nêu ý nghĩa thực tiễn của vấn đề

X

Kĩ năng trình bày, diễn đạt

Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng hợp lí

X

Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn

Sử dụng các từ ngữ, câu văn tạo sự gắn kết giữa các luận điểm, giữa bằng chứng với lí lẽ và bảo đảm mạch lạc cho bài viết.

Câu 2 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Thực hiện các yêu cầu của đề bài dưới đây:

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về một trong những vấn đề sau:

- Ích lợi của hợp tác nhóm trong học tập và trong đời sống. [1]

- Sự trợ giúp của gia đình, bạn bè đối với mỗi người có phải là luôn cần thiết? [2]

- Nội quy nơi công cộng có làm hạn chế sự tự do, thoải mái của mỗi người? [3]

Bạn hãy:

a. Xác định đề tài, mục đích viết, người đọc mà bài viết hướng tới.

b. Tìm ý, lập dàn ý cho bài viết; kiểm tra về tính hợp lí của dàn ý (trao đổi với bạn cùng nhóm nếu có điều kiện) và chỉnh sửa, hoàn tất dàn ý của mình.

c. Dựa vào dàn ý, viết đoạn mở bài và một trong số các đoạn thuộc phần thân bài; tự đánh giá, chỉnh sửa các đoạn văn đã viết (sử dụng bảng kiểm kĩ năng nghị luận đã sử dụng ở câu 1).

d. Viết tiếp các đoạn thân bài, kết bài và hoàn tất bài viết.

đ. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm (sử dụng bảng kiểm kĩ năng nghị luận đã sử dụng ở câu 1).

Trả lời:

a. Lựa chọn đề tài: Sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè đối với mỗi người có phải là luôn cần thiết?

b. Lập dàn ý

* Mở bài:

- Sự cần thiết của việc trợ giúp từ gia đình, bạn bè đối với mỗi người.

- Trợ giúp là cần, nhưng cần phải đúng cách.

* Thân bài:

1. Luận điểm: Sự trợ giúp từ gia đình, bạn bè, các “mạnh thường quân”, … là rất đáng quý và cần thiết

- Lí lẽ: Trợ giúp xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm của người trợ giúp; là nâng đỡ, động viên quý giá đối với người được trợ giúp.

- Bằng chứng: Thực tế cho thấy nhờ được tiếp sức mà nhiều người đã vượt qua khó khăn, vươn lên gặt hái thành công, …

2. Luận điểm: Trợ giúp cần phải đúng việc

- Lí lẽ: Sự trợ giúp nhằm giải quyết đúng khó khăn, bởi khó khăn có nhiều loại.

- Bằng chứng: Có khó khăn vật chất, có khó khăn về tinh thần, có khó khăn về nhận thức và kĩ năng, …

3. Luận điểm: Trợ giúp cần phải đúng cách

- Lí lẽ: Trợ giúp không phải là bao cấp, làm thay, khiến nảy sinh tâm lí chây lười, ỷ lại; mục đích của trợ giúp là tiếp sức để người được trợ giúp vượt qua khó khăn nhất thời và tự lực đi đến thành công.

* Kết bài:

- Sự trợ giúp của người thân, bạn bè luôn cần cho con người, thể hiện đạo lí yêu thương, đùm bọc, tương trợ lẫn nhau.

- Sự trợ giúp sẽ mang lại nhiều ý nghĩa, khi nó khiến người được trợ giúp có cơ hội tự

c.

Đoạn mở bài: Trong cuộc sống ngày càng nhiều khó khăn vất vả, thử thách thì những sự giúp đỡ từ những người thân yêu, hay những bạn bè, những mạnh thường quân thật sự là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc giúp đỡ này phải phù hợp và đúng cách thì mới đem lại những kết quả tốt.

Đoạn thân bài: Việc trợ giúp cần phải đúng cách. Trợ giúp không phải là bao cấp, làm thay, khiến nảy sinh tâm lí chây lười, ỷ lại; mục đích của trợ giúp là tiếp sức để người được trợ giúp vượt qua khó khăn nhất thời và tự lực đi đến thành công. Thái độ trợ giúp cũng cần vui vẻ, thân thiện, tích cực, tránh dẫn đến những tình huống gây ra hiểu lầm khiến cho người nhận được sự giúp đỡ không thoải mái và vui vẻ.

d. Viết tiếp các đoạn thân bài, kết bài và hoàn tất bài viết.

Bài viết tham khảo

Trong cuộc sống ngày càng nhiều khó khăn vất vả, thử thách thì những sự giúp đỡ từ những người thân yêu, hay những bạn bè, những mạnh thường quân thật sự là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc giúp đỡ này phải phù hợp và đúng cách thì mới đem lại những kết quả tốt.

Sự trợ giúp xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm của người trợ giúp; là nâng đỡ, động viên quý giá đối với người được trợ giúp. Thực tế cho thấy nhờ được tiếp sức mà nhiều người đã vượt qua khó khăn, vươn lên gặt hái thành công, …Như những bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn được bạn bè trong lớp, thầy cô giúp đỡ, như những người có hoàn cảnh khó khăn, bị tật nguyền, bị các căn bệnh hiểm nghèo được các mạnh thường quân giúp đỡ. Việc làm này đã giúp cho cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn, có hi vọng hơn mở ra cho họ những chân trời mới. Thử hỏi nếu không có sự giúp đỡ như vậy cuộc đời họ sẽ khó khăn, bất hạnh đến nhường nào.

Tuy nhiên mặc dù việc giúp đỡ là rất cần thiết nhưng nó phải đúng việc đúng người. Sự trợ giúp nhằm giải quyết đúng khó khăn, bởi khó khăn có nhiều loại. Có khó khăn vật chất, có khó khăn về tinh thần, có khó khăn về nhận thức và kĩ năng…Với mỗi loại chúng ta nên có sự giúp đỡ phù hợp. Nên hiểu rằng việc giúp đỡ chỉ là bước đầu, quan trọng là giúp họ tự tin, vững bước vào cuộc sống, tự lực trên chính đôi chân, khối óc của mình.

Việc trợ giúp cần phải đúng cách. Trợ giúp không phải là bao cấp, làm thay, khiến nảy sinh tâm lí chây lười, ỷ lại; mục đích của trợ giúp là tiếp sức để người được trợ giúp vượt qua khó khăn nhất thời và tự lực đi đến thành công. Thái độ trợ giúp cũng cần vui vẻ, thân thiện, tích cực, tránh dẫn đến những tình huống gây ra hiểu lầm khiến cho người nhận được sự giúp đỡ không thoải mái và vui vẻ.

Như vậy, sự trợ giúp của người thân, bạn bè luôn cần cho con người, thể hiện đạo lí yêu thương, đùm bọc, tương trợ lẫn nhau. Sự trợ giúp sẽ mang lại nhiều ý nghĩa, khi nó khiến người được trợ giúp có cơ hội tự.

đ. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm (sử dụng bảng kiểm kĩ năng nghị luận đã sử dụng ở câu 1).

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo bài 8

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 10 bài 7: Viết trang 25 sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 10 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 10 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gia Kiet Hoang ...
    Gia Kiet Hoang ...

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 13/12/23
    • Phúc Huy
      Phúc Huy

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 13/12/23
      • Phi Công Trẻ
        Phi Công Trẻ

        🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

        Thích Phản hồi 13/12/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 10

        Xem thêm