Giải SBT Ngữ văn 8 Cánh diều bài 19
VnDoc xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Ngữ văn 8 bài 19: Bài tập viết trang 50 sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 8.
Bài tập viết trang 50
Câu 1 trang 50 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Thế nào là bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học? Để viết được bài văn theo yêu cầu này, cần chú ý những gì?
Trả lời:
Khái niệm: Là văn bản dùng lí lẽ và bằng chứng cụ thể để bàn luận về 1 vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
Để viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, các em cần chú ý:
- Vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học mà bài viết nêu lên cần thiết thực và giàu ý nghĩa.
- Người viết cần thể hiện rõ ý kiến của mình về vấn đề đã nêu lên.
- Vấn đề và ý kiến của người viết phải được làm sáng tỏ bằng các lí lẽ và bằng chứng phong phú, chính xác, có sức thuyết phục,…
- Ý kiến, lí lẽ và bằng chứng cần có quan hệ chặt chẽ, tập trung làm rõ vấn đề; giữa các đoạn văn trong thân bài cần có câu chuyển đoạn.
Câu 2 trang 50 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Kiểu bài nghị luận bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học giống và khác kiểu bài nghị luận về một vấn đề của đời sống (Bài 4) như thế nào?
Trả lời:
- Giống nhau: Cả hai đề bài đều liên quan đến vấn đề xã hội, đời sống; người viết cần có những hiểu biết về xã hội, cuộc sống để nêu lí lẽ và bằng chứng cụ Bằng chứng có thể từ đời sống, có thể từ tác phẩm văn học.
- Khác nhau: Kiểu bài nghị luận bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học phải liên quan đến một hay nhiều tác phẩm văn học. Với kiểu bài này, người viết phải hiểu tác phẩm văn học, phải giới thiệu, phân tích và chỉ ra vấn đề xã hội trong tác phẩm trước khi bàn luận sang vấn đề ấy thể hiện trong cuộc sống như Do thế nào. Ngược lại, kiểu bài nghị luận về một vấn đề của đời sống không liên quan đến các tác phẩm văn học. Tuy vậy, ở kiểu bài này, bên cạnh bằng chứng lấy từ đời sống là chính, có thể lấy cả bằng chứng từ các tác phẩm văn học.
Câu 3 trang 50 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phân tích và tìm ý cho đề văn: Từ các tác phẩm đã học, hãy phát biểu của em về ý kiến sau: Quý trọng văn hoá dân tộc là biểu hiện của tình yêu Tổ quốc.
Trả lời:
- Em dựa vào nhánh “quý trọng văn hoá dân tộc” trong sơ đồ ở SGK (trang 125) để phát triển các ý cụ thể và nêu những lí lẽ, bằng chứng làm sáng tỏ một số nội dung sau:
+ Văn hoá dân tộc là những gì?
+ Thế nào là quý trọng văn hoá dân tộc?
+ Tại sao quý trọng văn hoá dân tộc lại là biểu hiện của lòng yêu nước?
Câu 4 trang 50 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết đoạn văn triển khai một ý cho đề văn nêu ở bài tập 3, trong đó có sử dụng một trong ba loại câu sau: câu khẳng định, câu phủ định và câu cảm.
Trả lời:
Trước hết nói đến tình yêu Tổ quốc là nói đến tình yêu đất nước, con người, yêu gia đình thân thương, yêu xóm làng, yêu quê hương. Biểu hiện thứ hai là sự quý trọng văn hóa dân tộc, bảo tồn tiếng nói của cha ông, gìn giữ những nét phong tục, tập quán, những truyền thống đạo đức. Tự hào về lịch sử dân tộc là biểu hiện thứ ba của tình yêu Tổ quốc. Đó là niềm kiêu hãnh về những giá trị văn hóa nghệ thuật, về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Và đặc biệt, vì yêu Tổ quốc mà mỗi người dân đất Việt sẽ chung tay góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong những biểu hiện cụ thể hơn như học tập, lao động và bảo vệ đất nước. Còn vô vàn những biểu hiện khác nhau nữa của tình yêu Tổ quốc.
>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 8 Cánh diều bài 20
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 8 bài 19: Bài tập viết trang 50 sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo và Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.