Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 8 Kết nối tri thức bài 17

VnDoc xin giới thiệu bài Giải SBT Ngữ văn 8 bài 17: Đọc mở rộng trang 43  có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài: Đọc mở rộng trang 43

Bài tập 1 trang 43 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tìm đọc một số bài thơ trào phúng viết theo thể thất ngôn bát cú, tứ tuyệt Đường luật. Ghi vào nhật kí đọc sách chủ đề; những đặc điểm nổi bật của bài thơ em đọc như bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối; tác dụng của thủ pháp trào phúng được dùng trong bài thơ đó; suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ.

Trả lời:

Các bài thơ em tự tìm đọc ở đây có đặc trưng của thể thơ Đường luật (thất ngôn bát cú, tứ tuyệt), tương tự những bài thơ em đã đọc mở rộng ở bài 2, tuy nhiên, có một điểm khác biệt quan trọng, đó là những bài thơ trào phúng. Em có thể khám phá văn bản thơ vừa đọc bằng cách tự trả lời những câu hỏi tương tự như ở bài 2: Chủ đề của bài thơ là gì? Bài thơ có bố cục như thế nào (gồm mấy phần)? Đặc điểm về niêm, luật, vần, nhịp, đối của thơ Đường luật (thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt) được thể hiện như thế nào qua bài thơ em đọc? Hình ảnh nào trong bài thơ khiến em chú ý hay có ấn tượng đặc biệt? Biện pháp tu từ nào được dùng trong bài? Biện pháp tu từ đó có tác dụng gì? Ngoài ra, em cần tìm hiểu: Thủ pháp trào phúng nào được dùng trong bài thơ? Cách sử dụng thủ pháp đó có gì độc đáo?

Những câu hỏi đó giúp em có định hướng đọc một bài thơ trào phúng Đường luật (thất ngôn bát cú, tứ tuyệt). Nhớ ghi đầy đủ nội dung vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế.

Bài tập 2 trang 43 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tìm đọc một số hài kịch và truyện cười. Ghi vào nhật kí đọc sách nội dung, chủ đề và một số yếu tố nghệ thuật đặc trưng như xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng (đối với hài kịch); cốt truyện, bối cảnh, nhân vật và ngôn ngữ (đối với truyện cười); điều em thấy thú vị hoặc tâm đắc nhất khi đọc hài kịch, truyện cười đó.

Trả lời:

Khi đọc một hài kịch, ngoài nội dung, chủ đề, em cần chú ý một số yếu tố đặc trưng của một văn bản kịch như xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng. Em có thể tự trả lời những câu hỏi về nội dung cơ bản và đặc điểm nghệ thuật nổi bật của văn bản kịch, chẳng hạn: Chủ đề của hài kịch này là gì? Xung đột cơ bản nào được phản ánh qua hài kịch này? Nhân vật chính là ai? Tính cách tiêu biểu của nhân vật chính là gì? Tính cách độ thể hiện như thế nào qua ngoại hình, hành động, ngôn ngữ của nhân vật? Em có nhận xét gì về lời thoại trong hài kịch này? Thủ pháp trào phúng nào được sử dụng để gây cười?

Đối với truyện cười, ngoài chủ đề, em cần chú ý đến cốt truyện, bối cảnh, nhân vật và ngôn ngữ. Một số câu hỏi cần được đặt ra trong quá trình đọc: Chủ đề của truyện cười này là gì? Bối cảnh của truyện cười này có gì đặc biệt Nhân vật của truyện gồm những ai, trong đó ai là nhân vật chính? Nhân vật chính có tính cách gì đáng cười? Ngôn ngữ trong truyện cười này có gì độc đáo? Điều em thấy thú vị nhất khi đọc truyện cười này là gì?

Bằng cách đặt ra và trả lời những câu hỏi đó, em sẽ có kinh nghiệm đọc các tác phẩm hài kịch, truyện cười. Nhớ điền đầy đủ nội dung vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế.

>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 8 Kết nối tri thức bài 18

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 8 bài 17: Đọc mở rộng trang 43 sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hằng Nguyễn
    Hằng Nguyễn

    😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 06/11/23
    • Kẻ cướp trái tim tôi
      Kẻ cướp trái tim tôi

      🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟

      Thích Phản hồi 06/11/23
      • Thùy Chi
        Thùy Chi

        💯💯💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 06/11/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

        Xem thêm