Giải SBT Ngữ văn 8 Kết nối tri thức bài 7
Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Ngữ văn 8 bài 7: Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt sách Kết nối tri thức và cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 8.
Bài: Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt
Bài tập 1. trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc lại văn bản Hịch tướng sĩ trong SGK (tr. 59 – 62) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Trần Quốc Tuấn khẳng định sự đối đãi của mình đối với các tì tướng không kém gì cách đối đãi của Vương Công Kiên và Cốt Đãi Ngột Lang dành cho các viên tướng dưới quyền nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Trần Quốc Tuấn khẳng định sự đối đãi của mình đối với các tì tướng không kém gì Vương Công Kiên và Cốt Đãi Ngột Lang thuở trước đối đãi các viên tướng dưới quyền nhằm mục đích:
- Nhắc nhở các tì tướng về những ân nghĩa họ đã được thụ hưởng, khơi gợi ở họ ý thức nhận ơn thì phải biết trả ơn.
- Khiến các tì tướng phải tự soi xét bản thân, tự biết thẹn vì chưa đền đáp được ân nghĩa chủ tướng dành cho mình.
- Mong muốn các tì tướng trân trọng ân tình thuỷ chung, giữ đạo thần – chủ (tì tướng đối với chủ tướng), sát cánh cùng chủ tướng, sướng vui cùng hưởng, lo toan cùng gánh vác.
Câu 2 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Khi khẳng định số phận tương lai của bản thân (chủ tướng) cùng gia đình cũng như số phận tương lai của các tì tướng và gia đình của họ, Trần Quốc Tuấn muốn các tì tướng nhận ra điều gì?
Trả lời:
Khi khẳng định số phận tương lai của bản thân (chủ tướng) cùng gia đình cũng như số phận tương lai của các tì tướng và gia đình của họ, Trần Quốc Tuấn muốn các tì tướng nhận ra rằng:
- Chủ tướng là người đồng cam cộng khổ với tì tướng.
- Việc chống giặc là vì tương lai tốt đẹp cho cả chủ tướng, tì tướng cùng gia đình của mình.
- Số phận của tì tướng và chủ tướng có mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời.
Câu 3 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Trần Quốc Tuấn đã yêu cầu các viên tướng dưới quyền thực hiện những điều gì để có thể chống giặc?
Trả lời:
Trần Quốc Tuấn đã yêu cầu các tì tướng thực hiện những điều sau để có thể chống giặc:
- Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác;
- Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên;
- Chuyên tập sách Binh thư yếu lược.
Câu 4 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Thay vì dùng quyền của chủ tướng để ra lệnh cho các tì tướng, Trần Quốc Tuấn lại chỉ chia sẻ: “Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.”. Em hãy làm rõ giá trị của lời chia sẻ ấy.
Trả lời:
Thay vì dùng quyền của chủ tướng để ra lệnh cho các tì tướng, Trần Quốc Tuấn lại chỉ chia sẻ: “Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta. Gợi ý giá trị của lời chia sẻ ấy:
- Thể hiện nhất quán mối quan hệ nghĩa tình mà chủ tướng dành cho các tì tướng.
- Thôi thúc các tì tướng hành động bằng mệnh lệnh từ trái tim, chứ không phải bằng các mệnh lệnh hành chính hay quyền thế.
Câu 5 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nêu cảm nhận của em về mối quan hệ giữa Trần Quốc Tuấn và các tì tướng.
Trả lời:
Em nêu cảm nhận về mối quan hệ giữa Trần Quốc Tuấn và các tì tướng.
Chẳng hạn:
- Đó là mối quan hệ gắn bó về lợi ích giữa chủ tướng và tì tướng, người ăn lộc phải biết trả ơn.
- Đó là mối quan hệ nghĩa tình, thân thiết như anh em một nhà, đồng can cộng khổ, vô cùng keo sơn, gắn bó.
- Đó là mối quan hệ chung một vận mệnh, chung một tương lai, hòa trong lợi ích của gia đình, gia tộc, quốc gia.
Bài tập 2. trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc lại văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn trong SGK (tr. 59 – 62) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Câu 1 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác giả nhắc tới những tấm gương trung thần, nghĩa sĩ nhằm mục đích gì?
A. Nhắc nhở các tì tướng về mối nguy nước mất nhà tan
B. Tác động vào lòng tự trọng của các tì tướng
C. Khơi dậy lòng căm thù giặc của các tì tướng
D. Khơi dậy khát vọng lập công danh của các tì tướng
Trả lời:
Đáp án B
Câu 2 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Các cụm từ đặt mồi lửa vào dưới đống củi, kiêng canh nóng mà thổi rau nguội có ý nghĩa gì?
A. Luôn cảnh giác, không khinh địch
B. Cẩn thận với lửa bỏng
C. Việc đun nấu thức ăn phải đúng cách
D. Cần quan tâm tới việc nấu nướng
Trả lời:
Đáp án A
Câu 3 trang 19 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đoạn từ “Nay các ngươi nhìn chủ nhục” đến “muốn vui chơi phỏng có được không?” và đoạn từ “Nay ta bảo thật các ngươi” đến “không muốn vui chơi phỏng có được không?” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Nguyên nhân – kết quả
B. Đối lập
C. Giả thiết – kết quả
D. Tương đồng
Trả lời:
Đáp án B
Câu 4 trang 19 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Câu văn “Vì sao vậy?” trong đoạn cuối của bài hịch nhằm mục đích gì?
A. Để thể hiện điều tác giả chưa hiểu, chưa rõ
B. Để tác giả hỏi các tì tướng
C. Để tác giả tự hỏi mình
D. Để nhấn mạnh thông tin cần biểu đạt
Trả lời:
Đáp án D
Bài tập 3. trang 19 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Bài văn lộ bố khi đánh tống
Trời sinh ra dân chúng, vua hiền ắt hòa mục. Đạo làm chủ dân, cốt ở nuôi dân. Nay nghe vua Tống ngu hèn, chẳng tuân theo khuôn phép thánh nhân, lại tin kế tham tà của Vương An Thạch, bày những phép “thanh miêu”, “trợ dịch”, khiến trăm họ mệt nhọc lầm than mà riêng thoả cái mưu nuôi mình béo mập.
Bởi tính mệnh muôn dân đều phú bẩm tự trời, thế mà bỗng sa vào cảnh éo le độc hại. Lượng kẻ ở trên cổ nhiên phải xót. Những việc từ trước, thôi nói làm gì!
Nay bản chức vâng mệnh quốc vương chỉ đường tiến quân lên Bắc, muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt, chỉ có ý phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân. Phải quét sạch nhơ bẩn hôi tanh để đến thuở ca ngày Nghiêu, hưởng tháng Thuấn thăng bình!
Ta nay ra quân, cốt để cứu với muốn dân khỏi nơi chìm đắm. Hịch văn truyền để mọi người cùng nghe. Ai nấy hãy tự đắn đo, chớ có mang lòng sợ hãi!
(Lý Thường Kiệt, in trong Thơ văn Lý – Trần, tập I, theo Trần Văn Giáp dịch NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977, tr.32)
Câu 1 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Lý Thường Kiệt viết bài văn này nhằm mục đích gi?
Trả lời:
Lý Thường Kiệt viết bài văn này nhằm thuyết phục người dân Tống không hoảng sợ và đồng tình ủng hộ đội quân của Lý Thường Kiệt khi tiến hành đánh vua quan nhà Tống.
Câu 2 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Những lí lẽ nào đã được dùng để chứng minh tính bất nghĩa của vua quan nhà Tống?
Trả lời:
Những lí lẽ được dùng để chứng minh tính bất nghĩa của vua quan nhà Tống:
– Cơ sở xác định tính bất nghĩa của vua quan nhà Tống là những đạo lí không thể phủ nhận: dân chúng do trời sinh, vua hiền phải hoà mục và chăm lo cho dân.
– Vua quan nhà Tống đã làm những việc trái đạo lí ấy: đặt ra chính sách "thanh miêu", "trợ dịch" nhằm vơ vét của dân, khiến trăm họ mệt nhọc, lầm than để (tham lam và ngu hèn). thoả lòng tham của mình. Điều đó chứng tỏ vua quan nhà Tống bất nghĩa.
Câu 3 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác giả đã thuyết phục như thế nào để người dân Tống không hoảng sợ và đồng tình ủng hộ quân ta tấn công tập đoàn phong kiến nhà Tống?
Trả lời:
– Khẳng định việc đưa quân tới hỏi tội vua quan nhà Tống xuất phát từ lòng thương dân: muôn dân đang phải sa vào cảnh éo le, bị áp bức, vì thương xót nhân dẫn nên ra quân cứu trợ, cốt để cứu vớt muôn dân khỏi nơi chìm đắm.
– Khẳng định việc đưa quân tới là nhằm vào vua quan nhà Tống, không nhằm hại dân hay chiếm đất: muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt, quét sạch nhơ bẩn hôi tanh, chỉ có ý phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân.
– Dùng những mẫu mực mà chính người Trung Quốc coi trọng để thuyết phục: nhắc tới “khuôn phép thánh nhân”, vua Nghiêu, vua Thuấn.
– Dùng lời khuyên nhủ: “Ai nấy hãy tự đắn đo, chớ có mang lòng sợ hãi!”
Câu 4 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đoạn đầu và đoạn thứ ba của bài văn có mối quan hệ như thế nào?
Trả lời:
Mối quan hệ giữa đoạn đầu và đoạn thứ ba của bài văn: nguyên nhân – kết quả.
Câu 5 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Bài hịch giúp em cảm nhận được điều gì về con người Lý Thường Kiệt?
Trả lời:
Em nêu cảm nhận về con người Lý Thường Kiệt, chẳng hạn
- Là một người có lòng nhân ái (nhân): thương xót những người dân thấp cổ bé họng, cho dù họ sống ở nơi nào.
- Là người tài trí (trí): hiểu rõ chính nghĩa, đạo lí; văn phong mạch lạc, lập luận chặt chẽ.
- Là người có dũng khí (dũng): dám đương đầu với thế lực lớn hơn (tập đoàn phong kiến nhà Tống) để bảo vệ chính nghĩa.
Bài tập 4. trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Nước ta gần đây ngẫu nhiên xảy ra nhiều việc. Trẫm tuổi trẻ nối ngôi, không lúc nào không nghĩ đến tự cường, tự trị. Phái viên của Tây ngang ngược, bức bách, hiện tình mỗi ngày một quá thêm. Hôm trước chúng đưa thêm nhiều binh thuyền đến, buộc ta phải theo những điều không thể nào làm được. Ta chiếu lệ thường khoản tiếp, nhưng chúng không chịu nhận một thứ gì. Người kinh đô náo sợ, tình thế nguy cấp chỉ trong sớm chiều. Kẻ đại thần mưu việc nước chỉ lo nghĩ sâu sắc đến kế yên xã tắc, trọng triều đình: nếu cứ cúi đầu theo lệnh chúng, ngồi để mất cơ hội sắp đặt từ trước. sao bằng nhân mưu đồ tráo trở của chúng mà đối phó trước. Ví bằng tình thế xảy ra không thể tránh thì vẫn còn có cái việc cử sự ngày nay để mưu sự nghiệp tốt đẹp mai sau, ấy cũng là do thời thế xui nên. Phàm những người cùng dự chia mối lo này, tưởng cũng đã lường biết. Biết thì phải tham gia, nghiến răng dựng tóc thề giết quân thù, ai mà chẳng có lòng như vậy? Cũng há không có người nào gối gươm, đánh dầm, vần gạch, cướp giáo ư?
Vả lại, kẻ bầy tôi đứng ở triều chỉ có theo nghĩa mà thôi: nghĩa đã ở đâu là sống là người thế nào đời xưa vậy? chết ở đấy. Hồ Yển, Triệu Suy nước Tấn, Quách Tử Nghi, Lý Quang Bật nhà Đường là người thế nào đời xưa vậy?
(Trích Chiếu cần vương, dẫn theo Nguyễn Văn Huyền (Chủ biên), Tổng tập văn học Việt Nam, tập 17, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 10)
Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nội dung chính của đoạn trích là gì?
Trả lời:
Nội dung chính của đoạn trích: Cần phải đứng lên chống thực dân Pháp.
Câu 2 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Những bằng chứng nào được dùng để chứng minh “phái viên của Tây ngang ngược, bức bách, hiện tình mỗi ngày một quá thêm”?
Trả lời:
Những bằng chứng được dùng để chứng minh “phái viên của Tây ngang ngược, bức bách, hiện tình mỗi ngày một quá thêm”:
- Chúng đưa thêm nhiều binh thuyền tới, buộc ta phải theo những điều không thể nào làm được → cậy thế để bức bách triều đình.
- Chiếu lệ thường khoản tiếp, nhưng chúng không chịu nhận một thứ gì 7 không muốn hoà hảo.
- Người kinh đô náo sợ, tình thế nguy cấp chỉ trong sớm chiều – tạo ra tình huống nguy cấp, có mưu đồ tráo trở.
Câu 3 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tại sao đánh giặc Pháp là lựa chọn duy nhất của người Việt khi đó?
Trả lời:
Đánh giặc Pháp là lựa chọn duy nhất của người Việt khi đó vì:
- Ước muốn tự cường, tự trị của người Việt (mà nhà vua là đại diện).
- Tình thế bức bách, không thể hòa hoãn được nữa.
– Thực dân Pháp đang ấp ủ mưu đồ tráo trở, không để ta được yên.
Câu 4 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Những lí lẽ nào được tác giả sử dụng để thuyết phục, kêu gọi mọi người đứng lên chống giặc.
Trả lời:
Những lí lẽ được tác giả sử dụng để thuyết phục, kêu gọi mọi người đứng lên đánh giặc Pháp:
– Giặc Pháp gây sức ép, tình thế nguy cấp chỉ trong sớm chiều.
– Nếu cứ cúi đầu theo lệnh chúng, ngồi để mất cơ hội sắp đặt từ trước, sao bằng đối phó trước.
- Tình thế xảy ra không thể tránh thì cần hành động ngay để mưu sự nghiệp tốt đẹp mai sau.
- Người Việt ai cũng một lòng yêu nước, sẵn sàng đánh giặc.
Câu 5 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hình ảnh nào trong đoạn trích gây ấn tượng nhất đối với em? Vì sao?
Trả lời:
Em chọn và nêu hình ảnh gây ấn tượng nhất trong đoạn trích. Ví dụ: hình ảnh “nghiến răng dựng tóc thề giết quân thù” (mối căm hận trong lòng được bộc lộ hết sức quyết liệt qua hành vi, thái độ).
Bài tập 5. trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc văn bản Chiếu dời đô trong SGK (tr. 78 – 79) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Văn bản Chiếu dời đô gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần.
Trả lời:
Phần | Vị trí | Nội dung chính |
1 | Từ đầu đến không dời đổi | Lí do cần dời đô |
2 | Từ Huống gì thành Đại La đến đế vương muôn đời | Lí do chọn thành Đại La làm kinh đô mới |
3 | Đoạn còn lại | Lấy ý kiến về quyết định dời đổi |
Câu 2 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác giả viện dẫn sử sách nói về việc dời đô của các vua đời xưa ở Trung Quốc nhằm mục đích gì?
Trả lời:
– Tác giả viện dẫn các cuộc dời đô trong lịch sử Trung Quốc đã mang lại sự bền vững, hưng thịnh cho triều đại, cho quốc gia làm bằng chứng khẳng định việc dời đô là điều tất yếu, hợp đạo lí.
– Trong thực tế, không phải cuộc dời đô nào trong lịch sử cũng thành công. Tác giả không viện dẫn các cuộc dời đô thất bại, khiến cho triều đại suy vong, quốc gia loạn li để làm bằng chứng, chính là để thể hiện quyết tâm dời đô của ông.
Câu 3 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác giả đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để chứng minh kinh đô cũ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê không còn phù hợp nữa?
Trả lời:
Những lí lẽ, bằng chứng được dùng để chứng minh kinh đô cũ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê không còn phù hợp nữa:
– Hai nhà Đinh, Lê đã không tuân theo quy luật, không học theo đạo lí đã được chứng minh là đúng đắn để thực hiện việc dời đô:
+ Tự làm theo ý mình;
+ Coi thường mệnh trời;
+ Không noi theo nhà Thương, nhà Chu.
– Đóng đô ở Hoa Lư thì không nhận được kết quả tốt đẹp:
+ Triều đại không hưng thịnh;
+ Vận nước ngắn ngủi;
+ Nhân dân khốn khó;
+ Muôn vật không thích nghi.
Câu 4 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác giả đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để khẳng định thành Đại La xứng đáng là nơi đóng đô?
Trả lời:
Những lí lẽ, bằng chứng được dùng để khẳng định thành Đại La xứng đáng là nơi đóng đô:
– Thành Đại La là nơi Cao Biền (một danh tướng có tầm nhìn chiến lược của Trung Quốc) chọn làm nơi đóng lị sở để cai quản.
- Có địa thế tốt: trung tâm trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây; tiện hướng nhìn sông dựa núi.
- Có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên: đất đai rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, thoáng đãng; không bị lụt, muôn vật phong phú, tốt tươi.
- Có vị trí địa chính trị, văn hóa trọng yếu: chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước.
Câu 5 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Là một văn bản nghị luận, những điều gì tạo nên sức thuyết phục của Chiếu dời đô?
Trả lời:
Các ý kiến bàn luận trong tác phẩm Chiếu dời đô có tính thuyết phục vì:
- Về nội dung, Chiếu dời đô có sự kết hợp nhuần nhị giữa lí trí và cảm xúc.
+ Lí trí: chứng cứ phong phú, rõ ràng (đều được ghi nhận trong sử sách và trong thực tế); lập luận mạch lạc, chặt chẽ (trình bày theo trật tự thời gian trước – sau; trình bày tách bạch nguyên nhân nên dời đô khỏi Hoa Lư, nên đóng đô ở Đại La).
+ Cảm xúc: thuận theo ý trời, lòng dân, tôn trọng ý kiến của bề tôi (hỏi ý kiến: "Các khanh nghĩ thế nào?”); lấy tình cảm thương dân và vì dân làm cơ sở cho việc dời đô.
- Về nghệ thuật:
+ Dùng câu văn biền ngẫu có sự hỗ ứng, đăng đối giữa hai vế.
+ Sử dụng kết hợp câu văn biền ngẫu với câu văn xuôi, kết hợp ngắt nhịp dài ngắn phù hợp khiến nhịp điệu câu văn sinh động, giàu sức truyền cảm.
+ Sử dụng cách diễn đạt giàu hình ảnh.
Bài tập 6. trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong SGK (tr. 65 – 66) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Dựa vào đâu để xác định Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một văn bản nghị luận?
A. Văn bản có những hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa.
B. Văn bản được viết ngắn gọn, súc tích, ít lời nhiều ý.
C. Văn bản có các luận điểm rõ ràng, giàu sức thuyết phục.
D. Văn bản sử dụng những hình ảnh giàu tính biểu cảm.
Trả lời:
Đáp án C
Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Trong văn bản, tác giả đã sử dụng các bằng chứng lấy từ nguồn nào?
A. Từ lịch sử và thực tế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
B. Từ sách báo và các phương tiện truyền thông
C. Từ các tài liệu nghiên cứu về lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam
D. Từ kinh nghiệm hoạt động cách mạng của bản thân
Trả lời:
Đáp án A
Câu 3 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết văn bản này, tác giả hướng tới mục đích gì?
A. Bình luận về lịch sử đấu tranh của dân tộc
B. Thể hiện quan điểm riêng của mình về nhân dân ta
C. Cung cấp thông tin về truyền thống đấu tranh bất khuất của người Việt Nam
D. Ngợi ca, khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Trả lời:
Đáp án D
Câu 4 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong câu: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
A. Biện pháp tu từ so sánh
C. Biện pháp tu từ nói quá
B. Biện pháp tu từ điệp ngữ
D. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh
Trả lời:
Đáp án B
Bài tập 7. trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ không chia tôn giáo, đồng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. nhất định về dân tộc ta! Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm!
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 534)
Câu 1 trang 23 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác giả viết văn bản trên nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Tác giả viết văn bản trên nhằm kêu gọi, động viên toàn thể nhân dân Việt Nam đứng lên đánh giặc, cứu nước.
Câu 2 trang 23 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Văn bản gồm mấy phần? Hãy khái quát ý chính của từng phần.
Trả lời:
Văn bản gồm 4 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến nhất định không chịu làm nô lệ): Dã tâm xâm lược nước ta của thực dân Pháp và ý chí chống giặc của nhân dân ta.
- Phần 2 (từ Hỡi đồng bào! đến Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước): Lời kêu gọi hướng tới đồng bào nói chung.
- Phần 3 (từ Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! đến thắng lợi nhất định về dân tộc ta): Lời kêu gọi hướng tới lực lượng trực tiếp chiến đấu.
- Phần 4 (hai câu cuối): Niềm tin tất thắng.
Câu 3 trang 23 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Việc lời kêu gọi hướng tới hai đối tượng khác nhau có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Như đã khái quát ở câu 2, lời kêu gọi hướng tới hai đối tượng khác nhau: toàn thể đồng bào và binh sĩ, tự vệ, dân quân – những người trực tiếp cầm súng chiến đấu chống giặc. Việc khích lệ tinh thần của đồng bào cho thấy bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp chung, không ai đứng ngoài cuộc. Nhưng đảm trách nhiệm vụ trực tiếp đương đầu với giặc phải là lực lượng vũ trang; bảo vệ từng khu phố, xóm thôn là dân quân, tự vệ. Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến vừa nhắm đến lực lượng nòng cốt, vừa khơi dậy tinh thần trách nhiệm của hết thảy mọi người Trong tình thế đất nước bị xâm lăng, không ai là người ngoài cuộc.
Câu 4 trang 23 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc văn bản, em hiểu thêm điều gì về truyền thống của nhân dân Việt Nam?
Trả lời:
Văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến không chỉ cho ta thấy tình hình nóng bỏng của đất nước trong một thời kì lịch sử, mà còn hiểu được truyền thống bất khuất, anh dũng, đoàn kết, nhất trí chống giặc giữ nước của nhân dân Việt Nam. Đây là một truyền thống quý báu, được kết tinh qua hàng ngàn năm đấu tranh của dân tộc.
Câu 5 trang 23 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phân tích mối liên hệ giữa nhan đề và nội dung văn bản.
Trả lời:
Nội dung văn bản có các ý liên quan mật thiết với ý nghĩa của nhan đề Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cụ thể:
– Lời hô gọi hướng đến người nghe: Hỡi đồng bào toàn quốc!; Hỡi đồng bào, Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
– Đối tượng được nhắc đến rất rộng rãi, đúng với ý nghĩa của cụm từ toàn quốc.
– Lời kêu gọi có mục đích khích lệ mọi người sẵn sàng chiến đấu, dám xả thân hi sinh để bảo vệ Tổ quốc, phù hợp với từ kháng chiến ở nhan đề.
Câu 6 trang 23 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nhận xét về cách tổ chức các đoạn văn trong văn bản. Cách tổ chức các đoạn văn như vậy có tác dụng gì?
Trả lời:
Hầu hết các đoạn văn trong văn bản đều rất ngắn. Có những đoạn đặc biệt (chỉ có một câu). Các đoạn văn được tổ chức như vậy khiến cho nhịp điệu gấp gáp, mạnh mẽ; có sức lôi cuốn, thuyết phục đối với người nghe.
Bài tập 8. trang 23 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc đoạn văn sau và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. [...] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, từ chối tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình...
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, dẫn theo Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 90)
Câu 1 trang 24 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Dòng nào sau đây xác định đúng loại văn bản của đoạn văn?
A. Văn bản tản văn
B. Văn bản truyện
C. Văn bản nghị luận
D. Văn bản thông tin
Trả lời:
Đáp án C
Câu 2 trang 24 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Câu nào sau đây khái quát đúng nội dung của đoạn văn?
A. Vai trò của tiếng nói dân tộc trong đời sống hàng ngày của con người
B. Vai trò của tiếng nói dân tộc trong việc giành, giữ nền độc lập nước nhà
C. Vai trò của tiếng nói dân tộc trong việc phát triển nền khoa học kĩ thuật của nước nhà.
D. Vai trò của tiếng nói dân tộc trong việc thể hiện vị thế, tầm vóc của đất nước
Trả lời:
Đáp án B
Câu 3 trang 24 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: “Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đọc đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian.” Với câu trên, tác giả hướng tới mục đích gì?
A. Khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam đối với ngôn ngữ dân tộc
B. Khẳng định tinh thần tự chủ, tự cường của dân tộc Việt Nam từng thể hiện qua lịch sử
C. Bày tỏ niềm tự hào về tiếng nói của dân tộc, về phẩm chất con người Việt Nam qua các thời kì
D. Chỉ ra sự cần thiết của việc phổ biến các thành quả của châu Âu vào Việt Nam để phát triển đất nước
Trả lời:
Đáp án A
Câu 4 trang 24 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Trong câu “Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, từ chối tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình”, cụm từ vì thế đặt ở đầu câu có tác dụng gì?
A. Chứng minh cho các ý được nêu ở những câu trước đó
B. Giải thích cho các ý được nêu ở những câu trước đó
C. Nhấn mạnh tình cảm của người viết đã từng thể hiện ở những câu trước đó
D. Liên kết câu cuối cùng với những câu trước để lập luận được chặt chẽ
Trả lời:
Đáp án D
Câu 5 trang 24 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đoạn văn trên được tổ chức theo kiểu gì?
A. Diễn dịch
C. Song song
B. Quy nạp
D. Phối hợp
Trả lời:
Đáp án D
Bài tập 9. trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật rất cao và thái độ rất nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hoá chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt Nam ta cần cù thì cần cù thật, nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi li từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân hãy nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam ta chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Ngay bản tính “sáng tạo” một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp” những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm.
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang, in trong Một góc nhìn của trí thức, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003, tr. 32 – 33)
Câu 1 trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đoạn văn trên thể hiện quan điểm gì của tác giả?
Trả lời:
Trong đoạn văn, tác giả thể hiện quan điểm rõ ràng: nêu bật những mặt mạnh và chỉ ra những điểm hạn chế của người Việt Nam.
Câu 2 trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Theo tác giả, đâu là những điểm mạnh của người Việt Nam?
Trả lời:
Theo tác giả, người Việt Nam có hai điểm mạnh cần khẳng định: cần cù, sáng tạo.
Câu 3 trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Những hạn chế nào của người Việt Nam được tác giả chỉ ra? Những hạn chế đó có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống hiện tại?
Trả lời:
Tác giả đã không ngần ngại chỉ ra một số hạn chế của người Việt Nam: thiếu đức tính tỉ mỉ; thiếu cái nhìn xa rộng và tinh thần chủ động; không tôn trọng quy trình nghiêm ngặt của công nghệ và thiếu sự khẩn trương. Những hạn chế đó khiến cho người Việt Nam khó đáp ứng được những đòi hỏi nghiêm ngặt, khắt khe của nền sản xuất công nghiệp và “hậu công nghiệp”.
Câu 4 trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Quan điểm của tác giả có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đất nước trong thời đại mới?
Trả lời:
Trong quá trình phát triển của đất nước Việt Nam ở thời kì mới – thời kì công. nghiệp và “hậu công nghiệp” – quan điểm của tác giả có tác dụng cảnh tỉnh cần thiết. Theo quan điểm đó, người Việt Nam cần phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt hạn chế mới có thể đưa đất nước phát triển theo chiều hướng tiến bộ, để không tụt hậu so với các quốc gia tiên tiến trên thế giới.
Câu 5 trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đoạn văn trên được tổ chức theo kiểu nào? Dựa vào đâu em nhận biết điều đó?
Trả lời:
Đoạn văn được tổ chức theo hình thức phối hợp. Dấu hiệu nhận biết: mở đầu và kết thúc bằng những câu chủ đề, có ý nghĩa khái quát. Các câu còn lại trong đoạn nêu những khía cạnh cụ thể.
>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 8 Kết nối tri thức bài 8
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 8 bài 7: Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo và Ngữ văn lớp 8 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.