Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải VTH Địa lý 8 Kết nối tri thức bài 10

Với nội dung bài Giải Vở thực hành Địa Lí 8 bài 10: Sinh vật Việt Nam sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Địa Lí 8.

Bài: Sinh vật Việt Nam

A. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Câu 1 trang 43 vở thực hành Địa Lí 8: Dựa vào thông tin mục 1 hãy chứng minh sự đa dạng sinh vật ở Việt Nam

- Sự đa dạng về thành phần loài và gen di truyền

- Sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái

+ Cá hệ sinh thái tự nhiên trên cạn

+ Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước

+ Các hệ sinh thái nhân tạo

Lời giải:

- Sự đa dạng về thành phần loài và gen di truyền

+ Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới, trong đó nhiều loài thực vật quý hiếm (Trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, nghiến, gỗ gụ…) và động vật quý hiếm (Sao la, voi, bò tót, trĩ…).

+ Số lượng các cá thể trong mỗi loài tương đối phong phú, tạo nên sự đa dạng về nguồn gen di truyền,…

- Sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái

+ Cá hệ sinh thái tự nhiên trên cạn: Gồm kiểu rừng sinh thái khác nhau, phổ biến nhất là rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa với lớp phủ thực vật rậm rạp nhiều tầng, thành phần loài phong phú. Ngoài ra, còn có: trảng cỏ cây bụi, rừng cận nhiệt, rừng ôn đới núi cao,…

+ Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước bao gồm: hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái nước ngọt. Các hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả các vùng nước lợ), điển hình là rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô, đầm phá ven biển,… và hệ sinh thái biển chia thành các vùng nước theo độ sâu. Các hệ sinh thái nước ngọt ở sông suối, ao, hồ đầm.

+ Các hệ sinh thái nhân tạo: hình thành do hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản rất đa dạng như: hệ sinh thái đồng ruộng, vùng chuyên canh,..; hệ sinh thái nuôi trồng thủy sản,…

Câu 2 trang 44 vở thực hành Địa Lí 8: Dựa vào hình 10.3 và sự hiểu biết của bản thân hãy:

- Xác định vị trí và kể tên các vườn quốc gia (từ bắc vào nam)

- Các khu dự trữ sinh quyển (từ bắc vào nam)

- Một số động vật quý hiếm:

Lời giải:

* Một số vườn quốc gia ở Việt Nam:

- Vườn quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh)

- Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn)

- Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc)

- Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng).

- Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình)

- Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình).

- Vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế)

- Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận)

- Vườn quốc gia Tà Đùng (Đắk Nông)

- Vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)

- Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp)

* Các khu dự trữ sinh quyển: Cù Lao Chàm, Núi Bà, Cát Tiên…

* Một số động vật quý hiếm: Voi hổ , bò tót, tê giác một sừng, sao la

Câu 3 trang 44 vở thực hành Địa Lí 8: Quan sát hình 10.3 hãy cho biết rừng phân bố chủ yếu ở khu vực nào

Lời giải:

- Rừng chủ yếu phân bố ở một số tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ, các tỉnh giáp ranh giới với Lào và Campuchia

Câu 4 trang 45 vở thực hành Địa Lí 8: Dựa vào thông tin mục 2 hãy trình bày hiện trạng suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam

- Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật:

- Suy giảm hệ sinh thái:

- Suy giảm nguồn gen:

Lời giải:

- Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật: số lượng cá thể, các loài thực vật, động vật hoang dã suy giảm nghiêm trọng. Một số loài thực vật, động vật có nguy cơ tuyệt chủng, ví dụ như: nhiều loài cây gỗ quý (đinh, lim, sến, táu,…); nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm (voi, hổ, bò tót, tê giác,…)

- Suy giảm hệ sinh thái: Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh bị phá hoại gần hết, chỉ còn chủ yếu là rừng thứ sinh; các hệ sinh thái rừng ngập mặn, các hệ sinh thái biển cũng đứng trước nguy cơ bị tàn phá bởi con người.

- Suy giảm nguồn gen: việc suy giảm số lượng cá thể cộng với suy giảm số lượng loài đã khiến nguồn gen suy giảm.

Câu 5 trang 45 vở thực hành Địa Lí 8: Dựa vào thông tin trang 144 hãy nêu nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta

- Do tự nhiên:

- Do con người:

Lời giải:

- Do tự nhiên: Biến đổi khí hậu làm suy giảm đa dạng sinh học nhanh hơn, trầm trọng hơn.

- Do con người:

+ Khai thác lâm sản;

+ Đốt rừng làm nương rẫy, du canh du cư;

+ Sử dụng động - thực vật hoang dã cho nhu cầu đời sống;

+ Đánh bắt thuỷ sản quá mức;

+ Ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt và sản xuất;

+ Sự xâm nhập của các loài ngoại lai,...

B. Hoạt động luyện tập chung

Câu 1 trang 46 vở thực hành Địa Lí 8: Cho bảng số liệu sau:

- Hãy vẽ biểu đồ thể hiện diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam giai đoạn 1943-2020

- Nhận xét sự biến động diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam giai đoạn 1943-2020

Lời giải:

- Nhận xét: Nhìn chung, diện tích rừng tự nhiên nước ta giai đoạn 1943 - 2020 có xu hướng giảm (giảm 4 triệu ha). Cụ thể:

+ Giai đoạn 1943 - 1983: diện tích rừng tự nhiên nước ta giảm 7,5 triệu ha (hơn 50%). Từ 14,3 triệu ha (năm 1943) giảm xuống còn 6,8 triệu ha (năm 1983).

+ Giai đoạn 1983 - 2020: diện tích rừng tự nhiên nước ta có xu hướng tăng nhưng chậm (tăng 3,5 triệu ha). Từ 6,8 triệu ha (năm 1983) tăng lên 10,3 triệu ha (năm 2020).

Câu 2 trang 46 vở thực hành Địa Lí 8: Tìm hiểu và viết báo cáo về một vườn quốc gia ở Việt Nam

Lời giải:

(*) Lựa chọn: Giới thiệu về Vườn quốc gia Ba Vì

(*) Trình bày:

- Vườn quốc gia Ba Vì được thành lập vào tháng 1/1991, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60 km về phía tây.

- Tháng 5 năm 2003, Vườn quốc gia Ba Vì được Chính phủ quyết định mở rộng quy hoạch sang tỉnh Hòa Bình. Hiện nay, vườn có tổng diện tích là 9702,41 héc-ta.

- Toạ độ địa lý của vườn quốc gia Ba Vì: từ 20o55′ đến 21o07′ vĩ độ bắc Từ 105o18′ đến 105o30′ kinh độ đông. Bao gồm 3 phân khu:

+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trên cốt 400.

+ Phân khu phục hồi sinh thái dưới cốt 400,.

+ Phân khu dịch vụ hành chính.

- Vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì có diện tích trên 35.000 ha thuộc địa phận huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai của Thành phố Hà Nội và huyện Lương Sơn, Thành phố Hòa Bình của tỉnh Hòa Bình.

- Vườn quốc gia Ba Vì là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục và nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Chính vì vậy, Vườn quốc gia Ba Vì từ lâu đã thành một nơi nghỉ mát vùng núi cao lý tưởng của cả nước.

- Vườn quốc gia Ba Vì có giá trị cao về đa dạng sinh học:

+ Vườn quốc gia Ba Vì với 3 kiểu rừng: rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới; rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới và rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp.

+ Núi Ba Vì với 2 đai cao nên hệ thực vật nơi đây khá phong phú và đa dạng, đã ghi nhận 1209 loài thực vật bậc cao thuộc 99 họ, 472 chi. Nhiều loài cây quý hiếm như: Bách xanh, Thông tre, Sến mật, giổi lá bạc, quyết thân gỗ, bát giác liên,…. Ở Vườn quốc gia cũng đã thống kê được 503 loài cây thuốc.

+ Hệ động vật ở vườn quốc gia Ba Vì cũng rất đa dạng, với: 342 loài, trong đó có 3 loài đặc hữu và 66 loài quý hiếm.

>>> Bài tiếp theo: Giải VTH Địa lý 8 Kết nối tri thức bài 11

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải VTH Địa lý lớp 8 bài 10: Sinh vật Việt Nam sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Các em học sinh tham khảo thêm Lịch sử và Địa lý lớp 8 Chân trời sáng tạo Lịch sử và Địa lý lớp 8 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chuột nhắt
    Chuột nhắt

    😎😎😎😎😎😎😎

    Thích Phản hồi 12:16 23/05
    • Hằngg Ỉnn
      Hằngg Ỉnn

      👍👍👍👍👍👍👍👍

      Thích Phản hồi 12:16 23/05
      • Kẹo Ngọt
        Kẹo Ngọt

        😘😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 12:16 23/05
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức

        Xem thêm