Giáo án: Chế tạo chiếc đồng hồ
“Chế tạo chiếc đồng hồ” là hoạt động STEAM đầy sáng tạo, giúp trẻ khám phá cách đo thời gian qua việc tự tay thiết kế một chiếc đồng hồ theo ý tưởng riêng. Trẻ sẽ được rèn kỹ năng cắt, dán, lắp ghép, nhận biết số, học cách xem giờ và phát triển tư duy kỹ thuật – thẩm mỹ một cách sinh động.
Giáo án mầm non này dễ triển khai, phù hợp với nhiều độ tuổi, vừa học vừa chơi hiệu quả. Đây sẽ là một tiết học hấp dẫn, khơi gợi đam mê khám phá và sáng tạo trong từng bạn nhỏ!
Giáo án Steam: Chế tạo chiếc đồng hồ
I. Mục tiêu:
- S: Trẻ biết công dụng của chiếc đồng hồ, biết cấu tạo cơ bản của chiếc đồng hồ: Hình dạng, motor, số, kim phút, kim giờ, kim giây, pin, bộ máy…
- T: Trẻ biết cách lắp đặt pin và bộ máy của đồng hồ.
- E: Trẻ có kỹ năng vẽ thiết kế, biết lựa chọn các nguyên vật liệu dùng để chế tạo ra chiếc đồng hồ.
- A: Trẻ biết cách trang trí cho chiếc đồng hồ của nhóm mình đẹp và sáng tạo.
- M: Trẻ được ôn tập các kiến thức về màu sắc, hình dạng, kích thước, quy tắc sắp xếp, số thứ tự...
- Các kỹ năng khác: Kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, tư duy, sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
- Nắp chai, bìa cotton, đĩa nhựa, lịch cũ có các số
- Que kem, kéo, băng dính
- Thước đo, bút dạ, giấy bìa màu.
- Một số đồng hồ handmade từ bìa carton, đĩa nhựa, …
III. Tổ chức hoạt động:
Các bước |
Thời lượng |
HĐ của trẻ |
HĐ của giáo viên |
1. HỎI |
3 phút |
- Trẻ lắng nghe âm thanh và trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ vận động cùng cô bài hát “ Đồng hồ báo thức”. |
- Lắng nghe, lắng nghe: - Các con hãy lắng tai nghe xem đây là âm thanh gì nhé! - Âm thanh gì vậy? - Âm thanh của đồng hồ báo thức gọi các con dậy chuẩn bị cho một ngày mới. Cô cháu mình cùng chào ngày mới bằng một bản nhạc nha. |
2. TƯỞNG |
5 phút |
- Trẻ trả lời.
- Trẻ cùng nhau quan sát chiếc đồng hồ của cô và nêu nhận xét về hình dáng, để biết được cấu tạo, cách hoạt động của đồng hồ (theo hiểu biết của trẻ). |
- Các con đã từng nhìn thấy chiếc đồng hồ chưa? - Con thấy chiếc đồng hồ có hình dạng như thế nào? - Ngoài ra đồng hồ còn có hình gì nữa? - Vậy cấu tạo của chiếc đồng hồ như thế nào? - Và bây giờ cô có 1 điều bất ngờ cho các con đấy.. - Cô cho xuất hiện chiếc đồng hồ và gợi hỏi trẻ nêu nhận xét của mình về chiếc đồng hồ? - Đồng hồ được cô làm từ những nguyên vật liệu nào? - Cô có thể gợi hỏi thêm nếu trẻ chưa biết: Các chữ số trên mặt đồng hồ được sắp xếp như thế nào? Muốn đồng hồ chạy được thì cần có gì? - Con đã bao giờ làm đồng hồ handmade chưa? - À, cô thấy ở lớp chúng mình chưa có đồng hồ để xem giờ đấy, bây giờ các con có muốn cùng nhau tạo nên những chiếc đồng hồ thật độc đáo để treo ở lớp mình không? |
3. |
5-7 phút |
- Trẻ thảo luận, thống nhất ý tưởng.
- Các nhóm sẽ vẽ bản thiết kế mô hình chiếc đồng hồ của nhóm |
- Bây giờ các con hãy cùng nhau suy nghĩ xem nhóm mình sẽ làm chiếc đồng hồ hình dạng như thế nào? Chọn nguyên vật liệu gì? - Và cô có 1 yêu cầu trước khi bắt tay vào thực hiện dự án mỗi nhóm phải vẽ một bản thiết kế chiếc đồng hồ của nhóm mình. - Hỗ trợ, chia nhóm. - Quan sát, ghi nhận ý tưởng của trẻ. |
4. |
10 -15 phút |
- Trẻ phân công nhiệm vụ |
- Trong quá trình trẻ thực hiện giáo viên chú ý quan sát và gợi ý hỗ trợ khi trẻ gặp khó khăn. |
5. |
3-5 phút |
- Trẻ tiến hành thử nghiệm hoạt động của
- Trẻ quan sát, đánh giá sản phẩm mình làm ra. - Trang trí và hoàn thiện sản phẩm cho đẹp mắt. |
- Giáo viên đặt các câu hỏi để trẻ nói lên ý tưởng, mục đích chọn nguyên liệu, cách thực hiện, khó khăn trong quá trình thực hiện, đặt các câu hỏi hỗ trợ trẻ tư duy đưa ra giải pháp khắc phục. + Nhóm 1 đã hài lòng với kết quả của mình chưa? + Các bạn trong nhóm đã làm như thế nào để tạo ra chiếc đồng hồ này? + Nó hoạt động như thế nào? + Nhóm 3: Khi làm con có gặp khó khăn ở đâu không? Con có muốn thay đổi gì thiết kế của mình không?... - GV quan sát và đánh giá trẻ xem đã nắm được chưa? - Đối với nhóm trẻ gặp khó khăn, chưa hoàn thiện cô gợi ý giúp trẻ tìm ra giải pháp khắc phục, đặt câu hỏi gợi mở cho trẻ phương án cải tiến để hoàn thiện sản phẩm. |