Giáo án Đạo đức lớp 1 bài 13: Chào hỏi và tạm biệt - Tiết 1

Giáo án môn Đạo đức lớp 1

Giáo án Đạo đức lớp 1 bài 13: Chào hỏi và tạm biệt - Tiết 1 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Đạo đức 1 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I- Mục tiêu:

1. HS hiểu:

  • Cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay
  • Cách chào hỏi, tạm biệt
  • Ý nghĩa của lời chào hỏi, tạm biệt
  • Quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử của trẻ em

2. HS có thái độ:

  • Tôn trọng, lễ độ với mọi người
  • Quý trọng những bạn biết chào hỏi, tạm biệt đúng

3. HS có kĩ năng, hành vi:

  • Biết phân biệt hành vi chào hỏi, tạm biệt đúng với chào hỏi, tạm biệt chưa đúng
  • Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hằng ngày

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

  • Vở bài tập Đạo đức 1
  • Điều 2 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em
  • Đồ dùng để hóa trang đơn giản khi chơi sắm vai
  • Bài hát “Con chim vành khuyên” (Nhạc và lời: Hồng Vân).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

ĐDDH

* Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Vòng tròn chào hỏi” (Bài tập 4).

_Cách tiến hành:

_Người điều khiển trò chơi đúng ở tâm hai vòng tròn và nêu các tình huống để học sinh đóng vai chào hỏi. Ví dụ:

+ Hai người bạn gặp nhau.

+HS gặp thầy giáo, cô giáo ở ngồi đường.

+Em đến nhà bạn chơi gặp bố mẹ bạn

+Hai người bạn gặp nhau ở nhà hát khi giờ biểu diễn đã bắt đầu.

_Sau khi HS thực hiện đóng vai chào hỏi trong mỗi tình huống xong, người điều khiển hô: “đổi chỗ!” (khi đó, vòng tròn trong đứng im, còn tất cả những người ở vòng tròn ngồi bước sang bên phải một bước, làm thành những đôi mới, học sinh lại đóng vai chào hỏi trong tình huống mới… Cứ như thế trò chơi tiếp tục.

*Hoạt động 2: Thảo luận lớp

_Học sinh thảo luận theo các câu hỏi:

+Cách chào hỏi trong mỗi tình huống giống hay khác nhau? Khác nhau như thế nào?

+Em cảm thấy như thế nào khi:

-Được người khác chào hỏi?

-Em chào họ và được đáp lại?

-Em gặp một người bạn, em chào nhưng bạn cố tình không đáp lại?

GV kết luận:

_Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay.

_Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.

*Nhận xét- dặn dò:

_Nhận xét tiết học

_Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2 bài 13: “Chào hỏi và tạm biệt”

_HS đứng thành hai vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau, quay mặt vào nhau làm thành từng đôi một.

_Học sinh đọc câu tục ngữ:

“Lời chào cao hơn mâm cỗ”.

-Câu hỏi thảo luận

Đánh giá bài viết
1 1.396
Sắp xếp theo

Giáo án điện tử Đạo đức 1

Xem thêm