Giáo án Đạo đức lớp 3 bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước - Tiết 1
Giáo án môn Đạo đức lớp 3
Giáo án Đạo đức lớp 3 bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước - Tiết 1 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Đạo đức 3 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Đạo đức lớp 3 bài 12: Tôn trọng thư từ tài sản của người khác - Tiết 1
Giáo án Đạo đức lớp 3 bài 12: Tôn trọng thư từ tài sản của người khác - Tiết 2
Giáo án Đạo đức lớp 3 bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước - Tiết 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.
- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.
II/ CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Giới thiệu. 2. Bài cũ: + Vì sao phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? + Tự ý xem thư, sử dụng tài sản của người khác là hành vi thế nào? Nhận xét kiểm tra 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài – ghi bảng: -GV hỏi: + Người ta sử dụng nước vào những việc gì? - Kết luận – giới thiệu bài: Nước rất cần thiết cho cuộc sống của chúng ta. Vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Vậy làm thế nào để sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài: “Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước”. Hoạt động 1: Quan sát tranh Mục tiêu: HS hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. được sử dụng nước sạch đầy đủ, trẻ em sẽ có sức khoẻ và phát triển tốt.. Cách tiến hành: - Gọi HS đọc yêu cầu BT1 - GV: Treo tranh SGK, yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: 1. Ảnh chụp cảnh gì? 2. Em thấy những gì trong bức ảnh? 3. Bức ảnh 3 là cảnh gì? 4. Em nào biết được đây là hình ảnh gì? 5. Ảnh chụp cảnh gì? 6. Bạn nhỏ đang làm gì? 7. Trong tranh vẽ cảnh gì? - Chia nhóm 4 – phát tranh, cho HS thảo luận trả lời: nước được dung vào những việc gì? GV hỏi thêm: + Các em thử hình dung nếu cả một ngày em không được uống nước thì điều gì sẽ xảy ra? + Trong gia đình, nếu một ngày không có nước để sinh hoạt thì sẽ như thế nào? + Trẻ em không có nước sạch để sinh hoạt có phát triển tốt được không? * Kết luận: Thiếu nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người và sinh vật trên trái đất. Nước là một nhu cầu cần thiết yếu trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Con người dùng thủy năng để xây dựng các nhà máy thủy điện…, tạo ra điện phục vụ cho đời sống con người. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi Mục tiêu: HS biết nhận xét và đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước. Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT2 - Cho HS quan sát – nhận xét tranh + Đây là bức tranh vẽ cảnh gì? + Bạn gái đang làm gì? + Tranh vẽ cảnh gì? + Tranh 4 này, vẽ cảnh gì? + Đây là tranh các bạn đang làm gì? * Cho HS làm bài vào VBT * Hỏi HS đáp án - Cho HS giải thích các tranh còn lại - Gọi cá nhân nêu từng tranh 1. Ở Tranh 1, tại sao đó không phải là hành vi đúng? 2. Nếu có mặt ở đó, em sẽ nói gì với bạn? - Ở lớp mình, các em dọn vệ sinh lớp xong, các em đã đổ rác đúng nơi quy định chưa - Nếu các em đổ rác bừa bãi thì xung quanh trường mình sẽ ra sao? 4.? - Nếu em ở đó chứng kiến bạn xả nước như vậy, em sẽ khuyên bạn thế nào? 5.? - Lớp mình hằng ngày các em uống nước ở đâu? - Các em đã biết tiết kiệm và bảo vệ bình nước của lớp mình chưa? * Các em đã làm gì để sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nước ở trường học? - Kết luận: Chúng ta cần sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm. Để xem các em có quan tâm tới thực tế việc sử dụng nước ở địa phương mình hay không. . Chúng ta sang Hoạt đông 3: Nhận xét tình hình thực tế Mục tiêu: HS biết quan tâm tìm hiểu thực tế sử dụng nước nơi mình ở. Cách tiến hành: - Goi 1 HS đọc yêu cầu BT3. - Phát phiếu - Yêu cầu HS điền phiếu (2phút) PHIẾU BÀI TẬP - Nhận xét tình hình nước nơi em ở hiện nay bằng cách đánh dấu + vào ô trống phù hợp: a) Về lượng nước sinh hoạt Thiếu Thừa Đủ dùng b) Về chất lượng nước Sạch Ô nhiễm c) Về cách sử dụng nước. Tiết kiệm Lãng phí Giữ gìn sạch sẽ Làm ô nhiễm nước - Gọi 2 - 3 trình bày . Hỏi HS cách giải quyết (nếu HS chọn ý ô nhiễm, … ) Nhận xét – kết luận: Nhắc nhở HS tiết kiệm nước ở gia đình. Hoạt động nối tiếp Hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ: - Vì sao caàn phaûi tieát kieäm vaø baûo veä nguoàn nöôùc? - Em seõ laøm gì ñeå tieát kieäm vaø baûo veä nguoàn nöôùc. (Gọi 2-3 HS đọc) - Giáo dục tư tưởng - Hướng dẫn thực hành: Về tìm hiểu thực tế sử dụng nước ở gia đình, nhà trường và tìm các cách sử dụng tiết kiệm, bảo vệ nước sinh hoạt ở gia đình và nhà trường. - Nhận xét tiết học. | Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. + Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ. + Tự ý xem thư, sử dụng tài sản của người khác là thiếu lòng lòng tự trọng và vi phạm pháp luật. - HS trả lời + Nước dùng để uống. + Nước dùng để tắm rửa. + Nước dùng để tưới cây. + Nước dùng để trồng trọt. + Nước dùng để làm thủy điện./ …. - HS thảo luận nhóm đôi: Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS nêu nội dung từng tranh. + Ảnh 1: Cảnh sử dụng nước ở miền núi. + Ảnh 2: Rau mọc trên mặt nước. + Ảnh 3: Công nhân đang tưới cây xanh bằng xe bồn. + Ảnh 4: Guồng xe nước + Ảnh 5: Cô gái dùng sức nước để giã gạo + Ảnh 6: Bạn nhỏ đang uống nước. + Tranh 7: Các chú công nhân đang lấy nước để trộn hồ - HS thảo luận – đại diện nhóm trình bày: + Nước dùng để ăn uống, tắm giặt và các sinh hoạt khác (Ảnh 1 + Ảnh 6) + Nước được dùng để chăm sóc cây trồng và sản xuất nông nghiệp (Ảnh 2 + Ảnh 3 + Ảnh 4) + Nước được dùng trong sản xuất và xây dựng (Ảnh 5 + Ảnh 7) -HS trả lời: + Một ngày mà không được uống nước thì sẽ rất khát nước, người thì cảm thấy mệt mỏi, không thể làm việc và học tập tốt được. + Nếu không có nước sinh hoạt thì sẽ không ăn uống, tắm rửa được. + Trẻ em không có nước sạch để sinh hoạt không phát triển tốt được HS xem thêm ảnh: · Đập thuỷ điện · Nhà máy dùng sức nước để xay bột · Sản xuất nước tinh khiết · Sản xuất nước đá - HS nêu yêu cầu bài tập. - Nêu nội dung từng tranh + Tắm rửa cho trâu cạnh hồ nước. + Đổ rác xuống hồ + Bác nông dân bỏ vỏ chai dựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng riêng. + Bạn gái rửa rau để vòi nước chảy tràn thau. + Bạn trai thọc tay vào thùng đựng nước uống. * HS làm bài. Tranh 3. Đ Bỏ vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng riêng. * HS cá nhân nêu từng tranh. 1. S: Tắm rửa cho trâu ở hồ nước như vậy nước sẽ chảy xuống làm bẩn nguồn nước ở hồ, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người 2. S Em sẽ nói bạn đó lần sau không được xả rác xuống ao nữa tại vì làm như thế sẽ ô nhiểm môi trường nước. gây hôi thối, ngôi trường sẽ không đẹp. 4. S Để nước tràn ra thau, gây lãng phí nước. Khuyên bạn xả nước vừa đủ rửa, rồi tắt vòi nước. 5. S Bạn nam đã thọc tay vào thùng nước, làm mất vệ sinh. Trong khi thùng nước có vòi và bấm vào ca để uống. Bình nước lọc Bấm vào ca vừa đủ uống, không bấm tràn lan ra ngoài * múc nước vừa đủ sài, không làm dơ nguồn nước. Nhắc nhở các bạn làm sai. Nước là tài nguyên vô giá và chỉ có hạn Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm |