Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án dạy thêm Lý 6

Giáo án dạy thêm Vật lý 6

Giáo án dạy thêm Lý 6 được thiết kế khoa học, đẹp mắt giúp thầy cô hướng dẫn và truyền tải kiến thức tới các em học sinh. Bộ giáo án được thiết kế gồm nhiều bài kèm bài tập luyện tập giúp các em nắm chắc kiến thức. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo.

Giáo án bồi dưỡng Vật Lý 7

Giáo án Vật Lý 6 cả năm

BÀI TẬP: ĐO ĐỘ DÀI

NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ:

  1. Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m)
  2. Dụng cụ dùng để đo độ dài là thước đo: thước kẻ, thước dây, thước mét...
  3. Khi sử dụng bất kì dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó.
  • Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
  • Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ đài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

4. Để đo độ dài cần:

  • Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
  • Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
  • Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.

BÀI TẬP:

  1. Hãy kể tên những loại thước đo độ dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy?

Trả lời: Thước thẳng, thước mét, thước dây,... Người ta sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy để có thể chọn thước phù hợp với độ dài thực tế cần đo.

2. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1dm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?

A. 5m; B. 50dm; C. 500cm; D. 50,0dm
Trả lời: B. 50dm

3. Các kết quả đo độ dài trong ba bài báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau:

l1 = 20,1cm; B. l2 = 21cm; C. l3 = 20,5cm

Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong mỗi bài thực hành?

Trả lời: ĐCNN của các thước dùng trong bài thực hành là:

A: 0,1cm. B: 1cm. C: 0,1cm hoặc 0,5cm.

4. Cho một quả bóng bàn, 2 vỏ bao diêm, một băng giấy cỡ 3cm x 15cm, 1 thước nhựa dài khoảng 200mm, chia tới mm. Hãy dùng những dụng cụ trên để đo đường kính và chu vi quả bóng bàn.

Trả lời: Phương án gợi ý có thể là:

  • Đo đườg kính quả bóng bàn: Đặt 2 vỏ bao diêm tiếp xúc với hai bên quả bóng bàn và song song với nhau. Dùng thước nhựa đo khoảng cách giữa hai bao diêm. Đó chính là đường kính quả bóng bàn.
  • Đo chu vi quả bóng bàn: Dùng băng giấy quấn 1 vòng theo đường hàn giữa hai nửa quả bóng bàn. Dùng thước nhựa đo độ dài đã đánh dấu trên băng giấy. Đó chính là chu vi quả bóng bàn.

5. Để xác định chu vi của một chiếc bút chì, đường kính của một sợi dây chỉ em làm cách nào? Em dùng thước nào, có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?

Trả lời: Phương án gợi ý có thể là:

  • Xác định chu vi của bút chì: Dùng sợi chỉ quấn 1 hoặc 20,... vòng sát nhau xung quanh bút chì. Đ ánh dấu độ dài của tất cả các vòng dây này trên sợi dây chỉ. Dùng thước có ĐCNN phù hợp (1mm) để đo độ dài đã đánh dấu. Lấy kết quả đo chia cho số vòng dây, ta được chu vi của bút chì.
  • Xác định đường kính sợi chỉ: Dùng sợi chỉ quấn 20 hoặc 30 vòng sát nhau xung quanh bút chì. Đánh dấu độ dài đã quấn được trên bút chì. Dùng thước có ĐCNN phù hợp để đo độ dài đã đánh dấu. Lấy kết quả đo chia cho số vòng dây, ta được đường kính sợi chỉ.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
28
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án ngoài giờ lên lớp

    Xem thêm