Giáo án Địa 8 bài 24: Vùng biển Việt Nam theo Công văn 5512

Giáo án Địa 8 bài 24 Vùng biển Việt Nam

Giáo án Địa 8 bài 24: Vùng biển Việt Nam theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm và chia sẻ để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

 

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt:

- Trình bày được một số đặc điểm của biển Đông và vùng biển nước ta.

- Đánh giá được một số tác động của biển Đông đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta .

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích các lược đồ nhiệt độ nước biển tầng mặt, dòng biển theo mùa trên biển Đông làm cơ sở để xác định thành phần và một số đặc điểm của vùng biển Việt Nam.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ, lược đồ khu vực Đông Nam Á, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam để xác định và nhận xét về vị trí, giới hạn của biển Đông.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phân tích được nguyên nhân cần thiết phải bảo vệ môi trường biển từ đó đề xuất giải pháp hợp lí.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Sử dụng hợp lí và bảo vệ môi trường vùng biển Việt Nam. Tham gia vào hoạt động trồng rừng ven biển, làm sạch vùng biển tại địa phương nếu có

- Chăm chỉ: Biết được các đặc điểm nổi bật về vùng biển Việt Nam

- Nhân ái: Thông cảm, sẽ chia với các vùng thường xuyên chịu thiên tai từ biển

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Bản đồ vùng biển và đảo Việt Nam.

- Tài liệu, tranh ảnh có liên quan.

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS nghe bài hát và nêu cảm nhận của mình về bài hát

c) Sản phẩm:

HS nêu các cảm nhận tuỳ theo mình

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cho HS nghe bài hát Nơi đảo xa – Trọng Tấn: Sau khi nghe xong em có cảm nhận gì về biển đảo quê hương?

Bước 2: HS nghe bài hát và trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình.

Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án

Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí và các đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam ( 20 phút)

a) Mục đích:

- Xác định được vị trí, diện tích và các bộ phận của vùng biển Việt Nam.

- Nêu được các đặc điểm chung về tự nhiên của vùng biển Việt Nam.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.

* Nội dung chính:

I. Đặc điểm chung của vùng biển VN

a) Diện tích giới hạn

- Biển VN có diện tích 1 triệu km2

- Là 1 bộ phận của Biển Đông:

* Biển Đông:

- Là biển lớn, diện tích khoảng 3.447.000km2, tương đối kín nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc. Vùng biển Việt nam là một phần của Biển Đông rộng khoảng 1 triệu km2

b) Đặc điểm khí hậu, hải văn của biển

- Chế độ gió mùa

- Chế độ nhiệt:TB> 23°C

- Chế độ mưa: ít hơn trên đất liền

- Dòng biển: có 2 dòng hải lưu nóng và lạnh chảy ngược chiều nhau.

-> Chế độ hải văn (Nhiệt độ, gió, mưa) theo mùa.

- Thủy triều khá phức tạp, và độc đáo, chủ yếu là chế độ nhật triều.

- Độ mặn TB: 30 -> 330/00.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi và bảng thông tin

- HS xác định vị trí của biển Đông trên lược đồ.

- Biển Đông tiếp giáp những quốc gia: Trung quốc, Philippin, Malaixia, Brunây, In đô nê xi a, Singapo, Thái Lan, Campuchia.

- Biển Đông có vị trí “cầu nối” do đa số các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có tiếp giáp với Biển Đông

- Biển Đông là biển kín do được bao bọc bởi các đảo và vòng cung đảo.

- Các đảo, quần đảo bao quanh biển Đông: Quần đảo của VN, Philipin, Malaixia, In đô nê xi a, Thái Lan,…

- Biển Đông thông với Thái Bình Dương qua eo biển: Eo Đài Loan, Ba-si,…

- Vùng biển VN bao gồm 5 bộ phận. HS xác định vị trí và kể tên các bộ phận của vùng biển nước ta dựa vào sơ đồ.

- HS hoàn thành bảng thông tin

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Địa 8 bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Đánh giá bài viết
1 2.404
Sắp xếp theo

Giáo án Địa lý lớp 8

Xem thêm