Giáo án Địa 8 bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam theo Công văn 5512
Giáo án Địa 8 bài 38 Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
Giáo án Địa 8 bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
- Kế hoạch bài dạy theo mẫu công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Địa lý 8 theo công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Ngữ văn 8 theo công văn 5512
- Tổng hợp giáo án Địa 8 theo Công văn 5512
Trường:................... Tổ:............................ Ngày: ........................ | Họ và tên giáo viên: ……………………............................. |
TÊN BÀI DẠY: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được giá trị của tài nguyên sinh vật nước ta.
- Phân tích được nguyên nhân của sự suy giảm của tài nguyên sinh vật nước ta.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích tranh ảnh của sinh vật Việt Nam.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ thực vật và động vật để nhận xét, phân tích sự phân bố của của các loài động thực vật ở nước ta hiện nay.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Hiểu được thực tế về số lượng cũng như chất lượng nguồn tài nguyên sinh vật nước ta hiện nay.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Đề xuất các giải pháp bảo vệ, gìn giữ nguồn tài nguyên sinh vật nước ta.
- Chăm chỉ: Tìm hiểu giá trị của tài nguyên và các giải pháp bảo vệ tài nguyên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ sinh vật VN
- Tranh ảnh về một số loài động thực vật quý hiếm ở nước ta.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.
b) Nội dung:
HS quan sát 1 số ảnh về động vật quý hiếm ở Việt Nam
c) Sản phẩm:
HS quan sát ảnh và đoán tên các loại động vật: bò tót, sao la, hổ, vooc mũi hếch
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp một số tranh ảnh: Quan sát các hình dưới đây, em hãy cho biết tên của các loài động vật này?
Bước 2: HS quan sát tranh và trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình.
Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án
Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu giá trị của tài nguyên sinh vật (10 phút)
a) Mục đích:
Đánh giá được giá trị của tài nguyên sinh vật nước ta.
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.
* Nội dung chính:
I. Giá trị của tài nguyên sinh vật
- Có giá trị to lớn về nhiều mặt đối với kinh tế - xã hội.
+ Thực vật: Bảng 38.1 sgk/133.
+ Động vật: Giá trị kinh tế - xã hội cũng rất lớn: Cung cấp thực phẩm, dược liệu quý.
* Cung cấp lâm sản cho công nghiệp chế biến, dược liệu; là Tài nguyên du lịch tự nhiên hấp hẫn…Tài nguyên sinh vật có khả năng phục hồi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi
- Giá trị của tài nguyên thực vật đối với kinh tế - xã hội: gỗ, tinh dầu, nhựa, cây thuốc, cây thực phẩm, nguyên liệu thủ công nghiệp, cây cảnh và hoa.
- Giá trị của tài nguyên động vật đối với kinh tế - xã hội: cung cấp thực phẩm, làm thuốc, làm đẹp cho con người.
- Một số sản phẩm lấy từ động vật rừng và biển:
+ Một số sản phẩm lấy từ động vật rừng như: Mật ong, nọc rắn, nhung hươu, phấn hoa,….
+ Một số sản phẩm lấy từ động vật biển như: Tôm, cua, ốc, cá, mực,…
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp phân tích bảng thông tin và trả lời các câu hỏi:
- Cho biết những giá trị của tài nguyên thực vật đối với kinh tế - xã hội?
- Cho biết những giá trị của tài nguyên động vật đối với kinh tế - xã hội? Nêu một số sản phẩm lấy từ động vật rừng và biển mà em biết?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bảo vệ tài nguyên rừng và tài nguyên động vật (25 phút)
a) Mục đích:
- Đánh giá được hiện trạng và nguyên nhân của sự suy giảm của tài nguyên rừng và tài nguyên động vật nước ta.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, tài nguyên động vật.
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và thực tế để trả lời các câu hỏi.
* Nội dung chính:
II. Bảo vệ tài nguyên rừng
a) Thực trạng
- Diện tích rừng nguyên sinh ngày càng giảm, tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, chất lượng rừng ngày càng giảm sút.
- Tỉ lệ che phủ rừng hiện nay rất thấp: Còn khoảng từ 33% -> 35% diện tích đất tự nhiên.
b) Biện pháp bảo vệ
- Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ tài nguyên rừng.
- Phấn đấu tăng diện tích rừng trồng đến năm 2020 trồng mới hàng triệu ha rừng.
Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung
Bài tiếp theo: Giáo án Địa 8 bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp theo Công văn 5512
Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc