Giáo án mầm non đề tài: Bé ra thăm vườn xuân
Giáo án mầm non chương trình đổi mới
Chủ đề: TẾT ĐẾN RỒI
Giáo án mầm non đề tài: Bé ra thăm vườn xuân là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các cô trong quá trình biên soạn bài giảng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy tại mỗi trường cũng như nâng cao khả năng tư duy ở trẻ.
Giáo án mầm non đề tài: Trò chuyện về ngày Tết nguyên đán
Đề tài: Bé ra thăm vườn xuân
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết cây mùa xuân với những chồi non đang nhú lên, đó là tượng hình của những chiếc lá.
- Ôn nhận biết số lượng 3. Nhận biết nhóm có 4 đối tượng, đếm đến 4.
- Luyện KN đếm, tạo nhóm số lượng, phân biệt các nhóm số lượng khác nhau theo yêu cầu.
- Phát triển ngôn ngữ toán học, tư duy so sánh, tổng hợp.
- Giáo dục trẻ thói quen hoạt động trí tuệ, thao tác làm bài tập với học cụ.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số cây giả với chồi non bằng bitis, thẻ chấm tròn.
- Cho trẻ quan sát những chồi non đang nhú lên của cây.
- Một số tờ bìa (bìa lịch) và hồ dán cho trẻ.
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- Cô mở nhạc cho trẻ hát và vận động bài "Cùng múa hát mừng xuân".
- Hỏi trẻ:
- Đố các bạn những dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến?
- Nhìn cây xanh, các bạn nhận thấy điều gì?
- Cô giới thiệu một số cây xanh đang đâm chồi non, giao nhiệm vụ chơi cho trẻ: tìm cây có số chồi non bằng với số tiếng vỗ tay của cô (tìm cây có 1, 2, 3 chồi non...)
- Nâng cao yêu cầu chơi: cho trẻ tìm cây theo nhóm: nhóm tổ, nhóm bạn trai, nhóm bạn gái.
- Tạo tình huống: Có cây nào mà các bạn chưa tìm đến không?
- Hãy đến xem cây ấy như thế nào nha!
- Cô chỉ cho trẻ đếm số lượng chồi non ở cây còn lại: 1 2 3 4... tất cả là 4 chồi non (cho trẻ đếm chung cả lớp rồi đến vài cá nhân).
- Sau đó cho trẻ nắm tay nhau, di chuyển theo bài đồng dao "Dung dăng dung dẻ"
* Hoạt động 2:
- Cô hỏi đố trẻ: những chồi non lớn lên sẽ thành những gì?... Hãy lấy chiếc lá mà bạn thích! cho trẻ lấy những chiếc lá cô đã chuẩn bị sẵn ...)
- Hỏi trẻ: những chiếc lá của bạn có gì khác với những chồi non trên những cây kia? (gợi ý cho trẻ nhận xét sự khác biệt: to hơn, màu xanh đậm hơn, có hình dạng rõ ràng ...)
- Cho trẻ kết nhóm lá giống nhau... cùng ngồi xuống, đặt lá xuống trước mặt theo hàng ngang và đếm xem nhóm mình có bao nhiêu lá... (các nhóm đều có 4 đối tượng, có thể có 1 nhóm chưa đủ 4...)
- Đàm thoại với trẻ:
- Nhóm các bạn có mấy chiếc lá? Hãy cùng đếm xem! Nhóm nào chưa đủ 4 chiếc lá? Phải làm sao cho đủ? (cho trẻ tự đi lấy thêm cho đủ... sau đó cùng đếm lại để kiểm tra...)
- Gió thổi những chiếc lá trở lại tay các bạn!... Bây giờ cô muốn mỗi bạn có đủ 4 chiếc lá!
- Cô cho trẻ tự đi tìm cho đủ... nhắc trẻ tự đếm để kiểm tra đã lấy đủ chưa.
- Sau đó cô tạo tình huống cho những chú bướm bay đến chơi (để bướm trước mặt trẻ ...)
- Cô yêu cầu trẻ: cho mỗi chú bướm đậu trên một chiếc lá.
- Hỏi trẻ: có đủ lá cho các chú bướm đậu không?... Có bao nhiêu chú bướm bay đến chơi vậy nhỉ?
- Sau đó cô cho vài trẻ khá lấy rổ, tự đếm lá và bướm của mình bỏ vào rổ, sau đó đem rổ đến thu lá và bướm của các bạn khác, cô yêu cầu mỗi trẻ bỏ từng loại vào và đếm lại số lượng của từng loại.
→ TC "Kết nhóm"
* Hoạt động 3:
- Cô cho trẻ ngồi theo từng nhóm nhỏ, cô phát cho mỗi nhóm những tờ bìa (bìa lịch) và hồ dán.
- Yêu cầu: mỗi trẻ tự dán lá và bướm vào tờ bìa (mỗi trẻ 2 tờ), sao cho mỗi loại có số lượng là 4.
- Khuyến khích trẻ tự lực hoạt động, đếm để kiểm tra lại trước khi đem sản phẩm treo lên góc chơi.
→ Cho trẻ chuyển sang hoạt động góc với các góc chơi tiếp nối:
- Tìm nhóm có số lượng 4 : khoanh tròn, đánh dấu.
- Tạo nhóm số lượng 4: vẽ, tô màu, xé dán.
- Xếp các nhóm tương ứng 1- 1 với số lượng 4
- Gia đình có 4 người: dọn bàn ăn cho 4 người trong gia đình.