Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 2 bài 9: Sắc màu thiên nhiên - Tiết 1
Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 2
Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 2 bài 9: Sắc màu thiên nhiên - Tiết 1 bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch trong chương trình học lớp 2 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 2 bài 8: Mâm quả ngày Tết - Tiết 2
Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 2 bài 8: Mâm quả ngày Tết - Tiết 3
Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 2 bài 9: Sắc màu thiên nhiên - Tiết 2
I. Mục tiêu
- HS nhận ra và nêu được vẻ đẹp của màu sắc trong thiên nhiên.
- Vẽ được tranh phong cảnh đơn giản và vẽ màu theo ý thích.
- HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
- Giáo dục học sinh thêm yêu môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh, ảnh phong cảnh thiên nhiên.
- Tranh vẽ phong cảnh thiên nhiên.
2. Học sinh: VTV, giấy vẽ A4, chì, màu, tẩy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Khởi động
TIẾT 1
Giáo viên | Học sinh |
Hoạt đông 1: Trải nghiệm, tìm hiểu nội dung chủ đề * Giới thiệu bài mới: - Cho HS xem tranh, ảnh về phong cảnh thiên nhiên và xem tham khảo thêm hình trong SGK. - Đặt câu hỏi cho HS trả lời cá nhân. + Kể tên các phong cảnh thiên nhiên? + Các sự vật, phong cảnh trong thiên nhiên có màu sắc như thế nào? - GV nhận xét, kết luận. - Cho HS quan sát một số tranh vẽ phong cảnh. Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. +Trong tranh vẽ về nội dung gì? + Màu sắc của phong cảnh trong tranh vẽ có giống với màu sắc phong cảnh trong tự nhiên không ? + Em thích bức tranh vẽ nào nhất? -Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.Các nhóm khác nhận xét. -Nhận xét kết quả của các nhóm. - GV kết luận: + Thiên nhiên xung quanh ta rất đẹp. Phong cảnh mỗi nơi đều có vẻ đẹp riêng như: cảnh nông thôn, cảnh thành phố, cảnh biển, cảnh núi… + Màu sắc thiên nhiên thể hiện rất phong phú và đa dạng trong các sản phẩm mĩ thuật theo cảm xúc riêng của mỗi người. Hoạt đông 2: Cách thực hiện. - GV cho HS xem một số tranh vẽ phong cảnh ở nông thôn và thành phố: + Phong cảnh ở nông thôn có giống với phong cảnh ở thành phố không? + Vẽ tranh phong cảnh là vẽ những cảnh gì? * GV kết luận: - Phong cảnh mỗi vùng miền không giống nhau và thay đổi theo thời gian - Vẽ tranh phong cảnh là vẽ tất cả những cảnh vật mà ta nhìn thấy và cảm nhận được. - GV treo biểu bảng các bước vẽ một bức tranh phong cảnh. + Có mấy bước và kể tên các bước? - GV minh họa các bước và hướng dẫn rõ các bước. + B1: Nhớ lại hoặc tưởng tượng một cảnh đẹp thiên nhiên. + B2: Vẽ các hình ảnh chính trung tâm của bức tranh và thêm các hình ảnh phụ cho bức tranh sinh động. + B3: Vẽ màu theo ý thích. (Chú ý đậm nhạt) | - HS lắng nghe - HS quan sát tranh. - HS trả lời. + Phong cảnh vịnh Hạ Long, phong cảnh Hội An, phong cảnh ruộng bậc thang… + Đẹp, đa dạng, phong phú. - Hs lắng nghe. - Làm việc theo nhóm - Nhóm tổng hợp ý kiến - Đại diện nhóm trả lời, các nhóm nhận xét. - HS đọc lại ghi nhớ. - HS quan sát một số tranh vẽ phong cảnh. + HS trả lời câu hỏi - HS quan sát. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS ghi nhớ. |