Giáo án môn Sinh học lớp 12 bài 13
Giáo án môn Sinh học học lớp 12
Giáo án môn Sinh học lớp 12 bài 13: Liên kết gen và hoán vị gen được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án điện tử lớp 12 môn Sinh học này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Sinh học 12 bài 13: Liên kết gen và hoán vị gen
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Biết cách nhận biết các hiện tượng liên kết gen.
- Giải thích được cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết gen.
- Nêu được ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen.
2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về: nhận biết các hiện tượng liên kết gen, cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết gen, ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen.
3. Thái độ: Liên kết gen duy trì sự ổn định của loài, cân bằng sinh thái.
II. Phương pháp dạy học:
- Trực quan - tìm tòi
- Vấn đáp - tìm tòi
- Dạy học nhóm.
III. Phương tiện dạy học:
- Hình 11 – SGK
- Phiếu bài tập.
IV. Tiến trình tổ chức bài học:
1. Khám phá:
* Ổn định lớp:
*Kiểm tra bài cũ: Dựa vào qui luật phân li độc lập, hãy xác định KG, KH ở F1 , F2trong phép lai phân tích sau?
P: Đậu vàng trơn x Đậu xanh nhăn
AaBb aabb
2. Kết nối:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung kiến thức cơ bản |
* Hđ1: Tìm hiểu liên kết gen GV: Vì sao ruồi giấm là đối tượng thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền học? HS: Do chúng có nhiều đặc điểm thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền như:Chu trình sống ngắn, đẻ nhiều, các TT biểu hiện rõ ràng hay có nhiều thể đột biến, dễ nuôi trên môi trường nhân tạo, dễ lai chúng với nhau, bộ NST lưỡng bội có số lượng ít (2n = 8) ngoài ra còn có NST khổng lồ dễ quan sát. GV: Hãy nhận xét kết quả TN, và giải thích kết quả đó. HS: Ngiên cứu kết quả thí nghiệm và liên hệ bài trước để trả lời. GV: Các gen qui định màu sắc thân và hình dạng cánh phân bố như thế nào trên NST? HS: Các gen phải nằm trên cùng một NST và di truyền liên kết hoàn toàn. GV: Yêu cầu HS lên bảng viết sơ đồ lai thể hiện KG, KH từ P đến Fa. HS: lên bảng trình bày. GV: hỏi - Một loài có bộ NST 2n= 24 có bao nhiêu nhóm gen liên kết? - Có phải các gen trên 1 NST lúc nào cũng di truyền cùng nhau? HS: vận dụng kiến thức vừa học nêu được: - Số nhóm gen liên kết = số bộ đơn bội của loài, n = 12 nhóm gen liên kết * Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của liên kết gen và hoán vị gen GV: Di truyền liên kết gen có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa? HS: Đọc thông tin SGK mục III trang 48 trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét và bổ sung. | I. LIÊN KẾT GEN 1. Thí nghiệm: (Đối tượng: Ruồi giấm). Pt/c: Xám, dài x Đen, cụt. F1: 100% Xám, dài Pa: Đực F1 xám, dài x Cái đen, cụt Fa: 1 Xám, dài: 1 Đen, cụt 2. Nhận xét và giải thích: - Pt/c → F1 dị hợp 2 cặp gen nhưng Fa chỉ cho 2 kiểu hình với tỉ lệ 1:1 → KG F1 chỉ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau. → Các gen qui định các tính trạng khác nhau (màu thân, dạng cánh) cùng nằm trên 1 NST và di truyền cùng nhau (nhóm gen liên kết). 3. Cơ sở tế bào học: - Các gen nằm trên một NST tạo thành một nhóm gen liên kết. - Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó → Liên kết gen là hiện tựơng các gen trên cùng 1 NST di truyền cùng nhau. 4. Sơ đồ lai. 5. Ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen - Liên kết hoàn toàn hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp, duy trì sự ổn định của loài, giữ cân bằng hệ sinh thái. - Giúp tổ hợp các gen có lợi trên cùng 1 NST - Ứng dụng: có thể chọn lọc những giống cây trồng, vật nuôi mang những tính trạng tốt đi kèm nhau. |
Bài tiếp theo: Giáo án môn Sinh học lớp 12 bài 14
Ngoài bài giáo án môn sinh học lớp 12 bên trên, VnDoc còn cung cấp lời giải bài tập SGK và giải bài tập SBT môn học này nhằm giúp các bạn học tốt hơn. Mời các bạn tham khảo: