Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Sinh học lớp 12 bài 22

Giáo án môn Sinh học học lớp 12

Giáo án môn Sinh học lớp 12 bài 22: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án điện tử lớp 12 môn Sinh học này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Sinh học 12 bài 22: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:

1. Kiến thức:

  • Giải thích được các cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp.
  • Giải thích được thế nào là ưu thế lai và cơ sở khoa học của ưu thế lai cũng như phương pháp tạo ưu thế lai.

2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

  • Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
  • Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
  • Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về: các cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp, cơ sở khoa học và phương pháp tạo ưu thế lai.

3. Thái độ: Hình thành niềm tin vào khoa học, vào trí tuệ con người qua những thành tựu tạo giống bằng phương pháp lai.

III. Phương pháp dạy học:

  • Trực quan - tìm tòi
  • Vấn đáp - tìm tòi
  • Dạy học nhóm.

III. Phương tiện dạy học:

  • Bảng 18
  • Hình 18-SGK

IV. Tiến trình dạy học:

1. Khám phá:

* Ổn định lớp:

* Kiểm tra bài cũ:

- Khi nào quần thể được cho là đang ở trạng thái cân bằng di truyền? VD minh họa?

- Các gen di truyền liên kết giới tính có thể đạt được trạng thái cân bằng di truyền theo Hardi - Valberg hay không khi tần số alen ở 2 giới khác nhau?

2. Kết nối:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cơ bản

* Hoạt động 1: Tạo giống thuần từ nguồn biến dị tổ hợp.

GV: Biến dị tổ hợp là gì? Tại sao lai lại là phương pháp cơ bản để tạo sự đa dạng các vật liệu di truyền cho chọn giống? Tại sao BDTH có vai trò quan trọng trong việc tạo giống mới? Ưu điểm của phương pháp tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp là gì?

HS: Trả lời qua việc nghiên cứu thông tin SGK -> lớp nhận xét, bổ sung

GV: Chỉnh sửa, chính xác hóa kiến thức.

GV cung cấp kiến thức:

+ Dòng thuần chủng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phân tích di truyền cũng như trong chọn tạo giống mới. Gen ở trạng thái đồng hợp tử dù lặn hay trội đều biểu hiện thành KH. Do đó có thể tìm hiểu được hoạt động của gen đặc biệt là gen cho sản phẩm quí hiếm mong muốn.

Hoạt động2: Tìm hiểu về tạo giống lai có ưu thế lai cao.

GV: Ưu thế lai là gì?

HS: Tái hiện kiến thức đã học ở lớp 9 trả lời câu hỏi.

GV: Phân tích khái niệm ưu thế lai.

GV: Tại sao con lai có được KH vượt trội về nhiều mặt so với các dạng bố mẹ? Tại sao ưu thế lai đạt cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ.

HS: Nghiên cứu thông tin SGK trả lời -> lớp nhận xét -> GV chính xác hóa kiến thức.

GV: Phương pháp tạo ưu thế lai?

Hãy kể những thành tựu tạo giống vật nuôi cây trồng có ưu thế lai cao ở Việt Nam và trên thế giới mà em biết?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK và liên hệ thực tế để trả lời.

GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

I.TẠO GIỐNG THUẦN DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP.

Các bước tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp:

- Tạo ra các dòng thuần khác nhau.

- Lai giống và tạo ra những tổ hợp gen mong muốn.

- Tiến hành cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra giống thuần chủng.

II. TẠO GIỐNG LAI CÓ ƯU THẾ LAI CAO.

1. Khái niệm về ưu thế lai.

- Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ.

- Ưu thế lai đạt cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ -> đây là lí do không dùng con lai F1làm giống, chỉ dùng vào mục đích kinh tế.

2. Cơ sở di truyền của ưu thế lai:

- Giả thuyết siêu trội: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có được kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với các dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử.

- Con lai F1 không dùng làm giống vì ở các thế hệ sau tỉ lệ dị hợp giảm dẫn -> ưu thế lai giảm.

3. Phương pháp tạo ưu thế lai:

- Tạo dòng thuần chủng khác nhau.

- Lai các dòng thuần chủng với nhau để tìm các tổ hợp lai có năng suất cao.

4. Thành tựu ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.

- Vật nuôi: Lợn lai kinh tế, bò lai....

- Cây trồng: Ngô lai Baiosit, các giiống lúa....

Bài tiếp theo: Giáo án môn Sinh học lớp 12 bài 23

Ngoài bài giáo án môn sinh học lớp 12 bên trên, VnDoc còn cung cấp lời giải bài tập SGK và giải bài tập SBT môn học này nhằm giúp các bạn học tốt hơn. Mời các bạn tham khảo:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Sinh học lớp 12

    Xem thêm