Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Sinh học lớp 12 bài 5

Giáo án môn Sinh học học lớp 12

Giáo án môn Sinh học lớp 12 bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án điện tử lớp 12 môn Sinh học này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Sinh học 12 bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

  • Mô tả được cấu trúc hiển vi và chức năng của NST ở sinh vật nhân thực.
  • Trình bày được khái niệm về đột biến cấu trúc NST. Kể ra các dạng đột biến cấu trúc NST và hậu quả.

2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

  • Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.
  • Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
  • Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về: hình thái, cấu trúc NST và đột biến cấu trúc NST.

3. Thái độ: GD học sinh y thức bảo vệ môi trường sống, tránh các hành vi gây ô nhiễm môi trường (làm tăng chất thải, chất độc hại là tác nhân gây đột biến).

II. Phương pháp dạy học:

  • Trực quan - tìm tòi
  • Vấn đáp - tìm tòi
  • Dạy học nhóm.

III. Phương tiện dạy học:

Hình 5.1, 5.2 - SGK

PHT – Tìm hiểu các dạng đột biến cấu trúc NST.

Dạng đột biến

1. Mất đoạn

2. Lặp đoạn

3. Đảo đoạn

4. Chuyển đoạn

Khái niệm

Đặc điểm

Hậu quả

Ý nghĩa

IV. Tiến trình tổ chức dạy học:

1. Khám phá:

* Ổn định lớp:

* Kiểm tra bài cũ:

  • Thế nào là đột biến gen? Nêu các dạng đột biến gen.
  • Nêu cơ chế phát sinh và hậu quả đột biến gen?

2. Kết nối:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về hình thái và cấu trúc NST.

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục I.1 trang 23, quan sát hình 5.1 SGK và cho biết:

+ NST là gì? NST có ở đâu trong tế bào?

+ Quan sát được hình dạng, kích thước NST rõ nhất khi nào?

+ Đặc điểm nổi bật của 1 NST điển hình?

HS: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét và bổ sung về hình thái NST để hoàn thiện kiến thức.

GV: Cho HS quan sát hình 5.2 SGK phóng to và yêu cầu trả lời câu hỏi:

+ Hình vẽ thể hiện điều gì? Mô tả rõ từng cấp độ xoắn?

+ Bằng cách nào lượng ADN khổng lồ của mỗi TB nhân thực có thể xếp gọn trong nhân TB?

HS: Nghiên cứu hình 5.2 và thông tin SGK để thảo luận và trả lời.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về đột biến cấu trúc NST.

GV: Đột biến cấu trúc NST là gì?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời.

GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học ở SH9 và nghiên cứu mục II SGK trang24, 25 để hoàn thành PHT - Tìm hiểu các dạng đột biến cấu trúc NST.

HS: Trao đổi nhóm để hoàn thành PHT → Đại diện nhóm trình bày.

GV: Nhận xét, bổ sung.

GV: Yêu cầu HS dựa vào PHT vừa hoàn thành để thảo luận:

+ Tại sao đột biến mất đoạn thường gây chết?

HS: Do mất cân bằng hệ gen. Mất đoạn nhỏ không ảnh hưởng -> lợi dụng mất đoạn nhỏ trong chọn giống để loại bỏ gen không mong muốn.

+ Tại sao dạng đột biến lặp đoạn ít hoặc không ảnh hưởng đến sức sống sinh vật?

HS: Do không tăng không giảm VCDT, chỉ làm tăng sự sai khác giữa các NST.

+ Tại sao đột biến chuyển đoạn lại gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt ảnh hưởng đến sức sinh sản của sinh vật?

+ Sự chuyển đoạn thay đổi lớn trong cấu trúc NST, khiến cho các NST trong cặp mất trạng thái tương đồng, dẫn đến khó khăn trong quá trình phát sinh giao tử.

GV: Liên hệ: Có thể lợi dụng chuyển đoạn nhỏ trong chọn giống? (chuyển đoạn NST chứa gen mong muốn khác loài).

I. HÌNH THÁI VÀ CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ.

1. Hình thái nhiễm sắc thể

- NST là 1cấu trúc gồm phân tử ADN và liên kết với các loại prôtêin khác nhau (chủ yếu prôtein histôn)

- Mỗi nhiễm sắc thể chứa:

+ Tâm động: chứa trình tự nu đặc biệt, là vị trí liên kết với thoi phân bào → giúp NST di chuyển về các cực của tế bào trong phân bào.

+ Vùng đầu mút: có tác dụng bảo vệ NST làm cho NST không dính vào nhau, có trình tự nu khởi đầu quá trình nhân đôi ADN.

- Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc.

- Có 2 loại NST: NST thường và NST giới tính.

2. Cấu trúc siêu hiển vi của NST.

- Ở sinh vật nhân thực: NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc gồm ADN và prôtêin:

+ Phân tử ADN rất dài.

+ ADN được xếp vào các NST khác nhau và có sự gói bọc ADN theo các mức xoắn khác nhau trong mỗi NST. (Hình 5.2)

- Ở sinh vật nhân sơ: Mỗi tế bào chỉ chứa 1 phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng, chưa có cấu trúc NST.

II. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ.

1. Khái niệm.

- Đột biến cấu trúc NST: là những biến đổi trong cấu trúc của NST, thực chất là sắp xếp lại trình tự các gen, làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.

- Nguyên nhân: Do tác nhân lý, hóa, sinh học hay rối loạn chức năng NST.

2. Các dạng đột biến cấu trúc NST.

PHT - Tìm hiểu các dạng đột biến cấu trúc NST.

Bài tiếp theo: Giáo án môn Sinh học lớp 12 bài 6

Ngoài bài giáo án môn sinh học lớp 12 bên trên, VnDoc còn cung cấp lời giải bài tập SGK và giải bài tập SBT môn học này nhằm giúp các bạn học tốt hơn. Mời các bạn tham khảo:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Sinh học lớp 12

    Xem thêm