Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đóng
Điểm danh hàng ngày
  • Hôm nay +3
  • Ngày 2 +3
  • Ngày 3 +3
  • Ngày 4 +3
  • Ngày 5 +3
  • Ngày 6 +3
  • Ngày 7 +5
Bạn đã điểm danh Hôm nay và nhận 3 điểm!

Giáo án: Nặn cây ăn quả

Giáo án “Nặn cây ăn quả” được thiết kế với các hoạt động tạo hình thú vị, giúp trẻ vừa rèn luyện đôi tay khéo léo, vừa khám phá đặc điểm của các loại cây quen thuộc như cây cam, xoài, chuối, táo… Qua từng thao tác nặn thân cây, tán lá, quả chín, trẻ phát triển khả năng quan sát, tư duy sáng tạo và hiểu thêm về thế giới thực vật quanh mình.

Giáo án được thiết kế sinh động, dễ thực hiện, phù hợp với nhiều chủ đề: cây xanh, thực vật, mùa hè hay bảo vệ môi trường. Mời các cô tham khảo để dễ dàng xây dựng một tiết học bổ ích, nhẹ nhàng cho trẻ.

Giáo án tạo hình: Nặn cây ăn quả

I. Mục tiêu

  1. Kiến thức

- Trẻ biết tên gọi và đặc điểm của một số cây ăn quả quen thuộc.

- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đơn giản để nặn một số loại cây ăn quả

- Biết đặt tên cho sản phẩm của mình.

  1. Kỹ năng

- Trẻ sử dụng tốt các kĩ năng nặn: Xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt, gắn nối… để nặn 1 số loại cây ăn quả theo đặc trưng của từng cây.

- Trẻ biết gắn nối các chi tiết để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.

- Phát triển tư duy, khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo và năng lực thẩm mĩ cho trẻ

  1. Thái độ

- Thông qua hoạt động góp phần GD trẻ hứng thú, tích cực hoạt động tạo ra sản phẩm.

- Trẻ biết được trái cây cung cấp rất nhiều vitamin có ích cho cơ thể .

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô

- Mô hình vườn cây ăn quả: Cây xoài, cây khế, cây bưởi…

- Đất nặn, tranh mẫu các loại cây ăn quả của cô.

- Que chỉ, bàn trưng bày sản phẩm.

- Nhạc bài hát: “Vườn cây nhà bé”

2. Đồ dùng của trẻ

- Đất nặn, bảng con, bút màu, màu nước, bút vẽ, hột hạt, len vụn,…

- Khăn lau tay,giấy màu, dao nhựa, keo nước, khung tranh…

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

HĐ của trẻ

1. Hoạt động 1 : Gây hứng thú :- “Xúm xít, Xúm xít”
- Chúng mình ơi! Cô giới thiệu với lớp mình hôm nay có các Bác, các Cô giáo về thăm quan lớp mình đấy! Chúng mình hãy nổ một tràng pháo tay thật to để chào đón các Bác, các Cô nào!
- Hôm nay,cô thấy chúng mình chăm ngoan, học giỏi nên cô quyết định thưởng cho chúng mình một chuyến đi thăm quan vườn cây ăn quả đấy. Chúng mình cùng đi với cô nào!
(Trẻ vừa đi vừa hát bài hát “Vườn cây nhà bé”)
- Cô trò chuyện với trẻ về vườn cây ăn quả:
+Các con ơi, chúng mình đang đứng ở đâu đây? (Vườn cây ăn quả)
+ Các con hãy quan sát xem trong vườn cây ăn quả có những cây gì?(Cây bưởi, cây xoài, cây khế, cây hồng xiêm….).
+ Đây là cây gì?
+ Con có nhận xét gì về cây bưởi?
+ Quả bưởi có dạng hình gì?(Hình tròn).
+ Con sờ xem quả bưởi như thế nào?
+ Còn đây là cây gì ? (cây khế)
+ Con biết gì về cây khế?
+ Chúng mình ơi, quả khế như thế nào?( Có nhiều múi)
+ Con sờ xem quả khế như thế nào?
+ Đây là cây gì?
+ Các con thấy cây xoài như thế nào?
+ Chúng mình ơi quả xoài hình dạng gì?
+ Chúng mình sờ thử xem quả xoài như thế nào?
=> GD trẻ:Các con ạ! Đây là những cây ăn quả, những cây này đều có gốc, thân, cành, lá và có quả ăn được đấy. Mỗi quả có đặc điểm khác nhau, ăn những loại quả này chứa rất nhiều vitamin giúp da dẻ chúng mình hồng hào, khỏe mạnh. Hàng ngày chúng mình phải cùng với người lớn chăm sóc cây ăn quả cho cây xanh tốt và sai quả nhé.
* Quan sát tranh mẫu của cô :
-Chúng mình ơi! Hôm trước cô được đi thăm vườn cây ăn quả cô rất thích vườn cây ăn quả ở đó và cô đã nặn được một số cây ăn quả rồi đấy. Chúng mình cùng xem cô đã nặn được những cây gì nhé!
- Quan sát tranh cây cam:
+ Cô đã nặn được cây gì đây? (Cây cam).
+ Các con có nhận xét gì về cây cam mà cô đã nặn? (có thân, cành, lá...)
+ Thân, cành, lá như thế nào?
+ Muốn nặn được cây cam này cô đã dùng những kỹ năng gì? (Lăn dọc,vuốt nhọn, ấn bẹt, gắn nối ).
+ Quả cam cô nặn như thế nào? (Quả cam hình tròn, màu vàng)
+ Để nặn được quả cam cô đã sử dụng kỹ năng gì?
- Quan sát tranh cây xoài:
+ Cô đã nặn được cây gì đây nữa? (Cây xoài).
+ Các con có nhận xét gì về cây xoài? (Thân, cành, lá, quả…)
+ Muốn nặn được cây xoài cô làm như thế nào?
+ Lá cây xoài màu gì?
+ Cô sử dụng kỹ năng gì để nặn lá xoài?
+ Quả xoài màu gì, như thế nào?(Quả xoài có màu xanh,màu vàng)
+ Muốn nặn được quả xoài này cô đã dùng kỹ năng gì? (Lăn dọc, ấn bẹt,bẻ cong, gắn nối).
-Quan sát tranh nặn cây khế
+ Còn đây là cây gì? (Cây khế)
+Cây khế này cô nặn như thế nào? (Thân, cành, lá…)
+ Các con có nhận xét gì về lá,quả khế?
+ Muốn nặn được quả khế này cô đã dùng kỹ năng gì?(lăn dọc, tạo khía 5 múi và cô dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ cô vuốt lên tạo thành múi khế đó).
=> Cô KQ: Các con ạ, để nặn được những cây ăn quả đẹp,cô đã dùng các kỹ năng như: Chia đất, nhào đất, nặn thân cây, cành cây, lá cây, quả. Cô sử dụng các ỹ năng lăn dọc, bẻ cong, vuốt nhọn, gắn nối. (Cô cho trẻ làm các động tác trên không).
Muốn cho bức tranh đẹp cô sắp xếp bố cục cây ở giữa bức tranh cho cân đối, trang trí các chi tiết bằng các nguyên vật liệu khác nhau như: xé dán giấy màu làm mây, ông mặt trời, cô dùng màu nước, bông, len, đất nặn… để trang trí cho bức tranh thêm sinh động đấy.
2. Hoạt động 2 : Trẻ thực hiện
- Cô hỏi ý tưởng của trẻ(2-3 trẻ)
+ Con dự định nặn cây ăn quả gì? (Cây cam…)
+ Con nặn cây cam như thế nào?

+ Còn con, con sẽ nặn cây ăn quả gì? (Cây khế)
+ Con nặn cây khế như thế nào?
+ Con dùng kỹ năng gì để nặn quả khế?
- Cô thấy bạn nào cũng hồi hộp muốn tạo ra các sản phẩm của mình rồi!Vậy hôm nay cô sẽ quyết định mở hội thi “Nghệ nhân tài năng” Chúng mình có muốn tham gia hội thi này không?
- Cô mời chúng mình nhẹ nhàng về ngồi đúng vị trí nhé! Chúng mình nhớ phải ngồi ngay ngắn lưng thẳng, đầu hơi cúi
=>Cô mong rằng mỗi con sẽ là một nghệ nhân tài năng nặn về cây ăn quả của mình thật đẹp, màu sắc hài hòa, bố cục bức tranh đẹpcó những chi tiết sáng tạo nhé.
- Cô cho trẻ nặn theo ý thích của trẻ.Trong quá trình trẻ thực hiện, cô mở nhạc bài hát:“Vườn cây của bé”.Cô đi bao quát, động viên, khuyến khích trẻ nặn, sáng tạo, sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra sản phẩm đẹp mắt .
- Cô khơi gợi để trẻ đặt tên cho sản phẩm của mình.
3. Hoạt động 3 : Trưng bày sản phẩm
- Chúng mình ơi cô thấy triển lãm tranh đã mở cửa mời tất cả các nghệ nhân tí hon mang sản phẩm lên trưng bày nào!
+Chúng mình ơi, các bạn đã nặn được những cây gì?
+ Con thích cây nào? Vì sao?
+ Con giới thiệu sản phẩm của mình cho các bạn cùng xem?
+ Con đặt tên cho bức tranh của mình là gì?.
- Cô thấy hôm nay bạn nào cũng làm ra những bức tranh rất đẹp, nhiều bạn có ý tưởng hay và sáng tạo nữa (Cô nhận xét 2 – 3 sản phẩm của trẻ, cô nêu lên được kỹ năng trẻ tạo ra sản phẩm).
4. Hoạt động 4 : Kết thúc: Cô cùng trẻ hát bài hát:“Vườn cây nhà bé”và đi ra ngoài.

- Trẻ đến gần cô
- Trẻ vỗ tay


-Trẻ cùng cô đi thăm quan



-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời



-Trẻ trả lời



-Trẻ trả lời


-Trẻ trả lời
-Trẻ chú ý lắng nghe








-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời


- Trẻ trả lời


- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời


- Trẻ trả lời


- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời


- Trẻ lắng nghe









- Trẻ trả lời



-Trẻ lắng nghe




-Trẻ về chỗ ngồi và thực hiện



-Trẻ thực hiện



- Trẻ thực hiện

-Trẻ trưng bày sản phẩm

- Trẻ trả lời

 

 

 

-Trẻ chú ý lắng nghe

 


-Trẻ hát cùng cô

 

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Giáo án lớp chồi

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng