Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 8

Giáo án phụ đạo Văn 8

Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 8 được VnDoc tổng hợp và biên tập khoa học, giúp các thầy cô giáo tham khảo soạn giáo án dạy thêm, bồi dưỡng môn Ngữ văn lớp 8 cho các em học sinh. Bộ giáo án gồm nhiều bài giúp thầy cô tiết kiệm thời gian hơn khi tìm tài liệu dạy thêm. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo.

Giáo án dạy thêm môn Văn 8

Giáo án bồi dưỡng Học sinh giỏi Văn 8

Buổi 1

A. Mục tiêu cần đạt:

  • Ôn tập lại các kiến thức về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, trường từ vựng.
  • Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua bài "Tôi đi học" của Thanh Tịnh.

B. Chuẩn bị:

  • Thầy: Các dạng bài tập.
  • Trò: Ôn tập

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị

2. Ôn tập

  • Hoạt động của thầy và trò.
  • Nội dung.

Ca 1

? Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp?

? Các từ lúa, hoa, bà có nghĩa rộng đối với từ nào và có nghĩa hẹp đối với từ nào?

? Thế nào là trường từ vựng? Cho các từ sau xếp chúng vào các trường từ vựng thích hợp?
- nghĩ, nhìn, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, trông, thấy, túm, nắm, húc, đá, đạp, đi, chạy, đứng, ngồi, cúi,suy, phán đoán, phân tích, ngó, ngửi, xé, chặt, cắt đội, xéo, giẫm,...

Đề: Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" trong truyện ngắn " Tôi đi học" của Thanh Tịnh?

Ca 2: Viết bài

  • HS triển khai phần thân bài theo các ý trong dàn bài.

1. Bài tập 1:

  • Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
  • Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

* Lúa:

  • Có nghĩa rộng đối với các từ: lúa nếp, lúa tẻ, lúa tám...
  • Có nghĩa hẹp đối với các từ: lương thực, thực vật,...

* Hoa:

  • Có nghĩa rộng đối với các từ: hoa hồng, hoa lan,...
  • Có nghĩa hẹp đối với các từ: thực vật, cây cảnh, cây cối,..

* Bà:

  • Có nghĩa rộng đối với các từ : bà nội, bà ngoại,...
  • Có nghĩa hẹp đối với các từ : người già, phụ nữ, người ruột thịt,...

2. Bài tập 2:

- Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

* Các từ đều nằm trong trường từ vựng chỉ hoạt động của con người. Chia ra các trường từ vựng nhỏ:

- Hoạt động trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ,phán đoán, ngẫm, nghiền ngẫm,phân tích, tổng hợp, suy,...
- Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, trông, thấy, ngó, ngửi,...

- Hoạt động của con người tác động đến đối tượng:

+ Hoạt động của tay: túm, nắm, xé, cắt, chặt,...
+Hoạt động của đầu: húc, đội,...
+ Hoạt động của chân: đá, đạp, xéo, giẫm,...

- Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, di chuyển,...
- Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, lom khom,...

Đánh giá bài viết
6 16.824
Sắp xếp theo

Giáo án ngoài giờ lên lớp

Xem thêm