Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án tâm lý học đường lớp 4: Chủ đề 4

Giáo án tâm lý học đường lớp 4: Chủ đề 4 - Khi có nỗi buồn, sẽ giúp các em nhận biết một số nguyên nhân và tác động của nỗi buồn của việc không hứng thú học tập, từ đó rèn luyện học sinh cách vượt qua nỗi buồn của bản thân. Đây là tài liệu hay hỗ trợ thầy cô soạn giáo án lớp 4 chính xác và hiệu quả.

GIÁO ÁN THỰC HÀNH TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG 4 CHỦ ĐỀ 4

BÀI 4: KHI CÓ NỖI BUỒN

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Biết được một số nguyên nhân và tác động của nỗi buồn của việc không hứng thú học tập.

- Rèn luyện học sinh cách vượt qua nỗi buồn của bản thân

- Vận dung kiến thức đã học vào cuộc sống

II. Phương tiện dạy học:

- Tài liệu tâm lí học đường (Tr 26 đến 34 ).

III. Tiến trình dạy học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Bài cũ:

? – Nêu một số cách tạo hứng thú học tập cho bản thân hoặc cho bạn

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

Giới thiệu bài: Bài – Khi có nỗi buồn

Hoạt động 1: Quan sát hình minh họa trong SGK.

- Hãy quan sát hình minh họa và đánh dấu vào những biểu hiện của em khi buồn?

GV gọi một số học sinh nêu

*GV yêu cầu hs viết ra những điều các em làm khi buồn

GV chốt ý

Hoạt động 2: Nhận biết

Hỏi: Hãy tìm hiểu một số nguyên nhân và tác động của nỗi buồn. Khoanh vào những trạng thái mà em đã từng trải qua.

*Gv nêu câu hỏi:

- Theo em, nguyên nhân thường gặp nhất của nỗi buồn là gì?

- Theo em,tác động nguy hiểm nhất của nỗi buồn là gì?

GV chốt ý

Hoạt đông 3: Ứng xử

Hãy tìm hiểu và trao đổi với bạn về cách ứng xử khi có nỗi buồn

a. Cách vượt qua nỗi buồn của bản thân

- GV nêu câu hỏi: nêu những cách vượt qua nỗi buồn của bản thân

GV chốt lại

- Khi có nỗi buồn em đừng kìm nén hay giấu giếm Nếu em muốn khóc thì hãy cứ khóc hoặc tâm sự với bạn .....

b. Cách ứng xử khi thấy bạn buồn

- Các em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy bạn buồn?

GV chốt lại: Không cười đùa khi bạn buồn, nắm tay bạn đẻ thể hiện sự chia sẻ, không đề cập đến những điều gợi nỗi buồn của bạn, nhắc bạn quan tâm đến sức khỏe và việc học, thấy được giá trị của cuộc sống xung quanh

Hoạt đông 4 : Trải nghiệm

a. Hoạt động cá nhân

Hãy liệt kê những cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực

- Hãy viết tâm trạng hiện tại của em

- Theo em, nên làm gì để thoát khỏi cảm xúc tiêu cực?

- Theo em, nen làm gì để kéo dài cảm xúc tích cực?

Hoạt động nhóm 5p

- Chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 6 HS

GV quan sát HD học sinh bằng cách đặt câu hỏi gợi ý cho các nhóm

Nhắc HS vận dụng vào cuộc sống hàng ngày

Liên hệ

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài sau

- HS trả lời

- Hs nhận xét

- HS làm việc cá nhân

- HS Viết theo ý cá nhân

- hs trình bày

- HS làm việc cá nhân

- HS đọc trong sách giáo khoa và khoanh vào những trạng thái mà em đã từng trải qua.

- HS thảo luận nhóm 4

- Đại diện nhóm trình bày

- Nhóm khác nhận xét

- HS quan sát hình và thông tin trong sách giáo khoa trả lời câu hỏi

- HS trình bày

HS nhận xét

- HS thảo luân theo nhóm 2

- Đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS làm bài vào SGK

- Vài HS nêu

Hoạt động nhóm 5p

1 bạn trong nhóm chia sẻ về một nỗi buồn mình đã trải qua.

Các thành viên trong nhóm chia sẻ giúp bạn vượt qua nỗi buồn

Các tài liệu Thực hành tâm lý học đường lớp 4 khác:

Ngoài Giáo án tâm lý học đường lớp 4: Chủ đề 4 trên, các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu lớp 4 khác như đề thi học kì 1 lớp 4 hay đề thi học kì 2 lớp 4 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc.

Đánh giá bài viết
1 1.288
Sắp xếp theo

    Giáo án tâm lý học đường lớp 4

    Xem thêm