Giáo án tâm lý học đường lớp 4: Chủ đề 5

Giáo án tâm lý học đường lớp 4: Chủ đề 5 - Bạn bè từ chối chơi chung, sẽ giúp các em hiểu được những học sinh không có bạn chơi cùng thường sẽ cảm thấy cô đơn vì bị cô lập. Lâu dần các em sẽ gặp khó khăn trong việc cảm xúc, hành vi và thường không làm chủ được bản thân trong ứng xử hàng ngày, từ đó dạy học sinh biết trân trọng tình cảm bạn bè. Đây là tài liệu hay hỗ trợ thầy cô soạn giáo án lớp 4 chính xác và hiệu quả.

GIÁO ÁN THỰC HÀNH TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG 4 CHỦ ĐỀ 5

BÀI 5: BẠN BÈ TỪ CHỐI CHƠI CHUNG

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Hiểu được những học sinh không có bạn chơi cùng thường sẽ cảm thấy cô đơn vì bị cô lập. Lâu dần các em sẽ gặp khó khăn trong việc cảm xúc, hành vi và thường không làm chủ được bản thân trong ứng xử hàng ngày.

- Biết quan tâm chia sẻ với bạn bè. Biết trân trọng giá trị tình cảm bạn bè

- Vận dung kiến thức đã học vào cuộc sống

II. Phương tiện dạy học:

- Tài liệu tâm lí học đường (Tr 35 đến 44 ).

III. Tiến trình dạy học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Bài cũ:

? Khi nào thì em cảm thấy buồn?

- Khi buồn em thường làm gì?

- Gv nhận xét.

Giới thiệu bài: Bài 5 – Bạn bè từ chối chơi chung.

2. Bài mới

- GV nêu mục tiêu của tiết học:

Hoạt động 1: Quan sát hình minh họa trong SGK.

- Hãy quan sát hình minh họa và mô tả một số biểu hiện khi bị bạn bè từ chối chơi chung.

- Gọi HS trả lời

- GV nhận xét.

- GV hỏi: Em hiểu cảm giác cô đơn vì bị cô lập như

thế nào không?

GV kết luận: những em không có bạn chơi cùng thường sẽ cảm thấy cô đơn .

Hoạt động 2: Ứng xử khi bị bạn từ chối chơi chung

+ Tìm hiểu nguyên nhân do mình hay do bạn?

- Nếu những nguyên nhân do mình thì mình phải làm thế nào?

+ Nếu những nguyên nhân do mình thì mình phải thay đổi sống hòa đồng luôn quan tâm với các bạn, không chê bai, trêu chọc, hoặc chỉ trích bạn.

- Nếu nguyên nhân do bạn thì em giải quyết như thế nào?

+ Nếu nguyên nhân do bạn thì em hãy báo cho thầy cô, hoặc bố mẹ để được giúp đỡ.

- Nếu khi thấy bạn bị từ chối chơi em sẽ làm gì?

+ Nếu khi thấy bạn bị từ chối chơi em sẽ không hùa theo hành vi cô lập, tẩy chay bạn, trò chuyện với bạn

Đại diện nhóm trình bày HS – GV nhận xet bổ sung

Hoạt đông 3: Trải nghiệm

GV hướng dẫn các em không sử dụng những từ ngữ thô tục khó nghe

- Đừng nói quá nhiều và không rõ ràng,

- Cố gắng lắng nghe bạn nói và không ngắt lời bạn.

- Luôn nhìn vào người đang đối thoại với mình

- Nói với giọng vừa phải không huơ tay liên tục khi nói

Hoạt đông 4 : Đóng vai

- Chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 6 HS

GV nhận xét tuyên dương các tổ làm tốt

Yêu cầu HS đọc tham khảo trong SGK

Nhắc HS vận dụng vào cuộc sống hàng ngày

Liên hệ

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài sau

- HS xác định rõ mục tiêu của bài.

HS thảo luận nhóm đôi

Đại diện các nhóm trình bày

- HS nêu theo ý của mình

- HS thảo luân theo nhóm 4.

- Đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.

Hoạt động cá nhân

2 em ngồi cạnh nhau hỏi nhau về sở thích của nhau

- HS tự làm việc cá nhân.

Hoạt động nhóm 3p

Các em phân vai tập duyệt

Lần lượt các tổ lên trình diễn

Các tổ khác nhận xét, bình chọn

- HS nêu các việc em đã làm để có nhiều người bạn tốt

Thực hành tâm lý học đường lớp 4 là tài liệu được biên soạn trên cơ sở khoa học của Tâm lý học đường, Tâm lý học lứa tuổi - sư phạm và tâm lý học xã hội nhằm giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội từ đó tăng cảm xúc tích cực, khả năng tự đưa ra quyết định trong các tình huống mà học sinh gặp phải ở mỗi cấp học góp phần hình thành kĩ năng sống, và hoàn thiện nhân cách.

Các tài liệu Thực hành tâm lý học đường lớp 4 khác:

Ngoài Giáo án tâm lý học đường lớp 4: Chủ đề 5 trên, các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu lớp 4 khác như đề thi học kì 1 lớp 4 hay đề thi học kì 2 lớp 4 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Chúc các em học tốt!

Đánh giá bài viết
3 1.437
Sắp xếp theo

Giáo án tâm lý học đường lớp 4

Xem thêm