Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 25: Tập đọc - Cửa sông
Giáo án Tập đọc lớp 5
Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 25: Tập đọc - Cửa sông trình bày khoa học, phù hợp với các em học sinh nhằm giúp các em hiểu được đọc diễn cảm toàn bài với giọng thiết tha, gắn bó. Hiểu ý nghĩa bài đó là qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, uống nước nhớ nguồn. Giáo dục học sinh biết yêu mến con sông quê hương, giữ gìn sông sạch. Mời các thầy cô tham khảo chi tiết.
Giáo án lớp 5 - Tiếng Việt Tuần 25
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 50: CỬA SÔNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, gắn bó.
- Hiểu ý nghĩa: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc 3, 4 khổ thơ ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
A. Kiểm tra bài cũ GV yêu cầu 2 HS đọc lại bài Phong cảnh đền Hùng và trả lời các câu hỏi: - Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng? - Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài Bài thơ Cửa sông – sáng tác của nhà thơ Quang Huy là một bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, lời thơ giản dị nhưng giàu ý nghĩa. Qua bài thơ này, nhà thơ Quang Huy muốn nói với các em một điều rất quan trọng. Chúng ta cùng học bài thơ để biết điều đó là gì. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc - Một HS giỏi đọc bài thơ. - GV yêu cầu từng tốp (mỗi tốp 6 HS) tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ. - GV nhắc HS chú ý phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai chính tả (then khoá, mênh mông, cần mẫn, nước lợ, nông sâu, tôm rảo, lấp ló…). - GV cho HS luyện đọc lượt 2. - GV giúp HS giải nghĩa thêm những từ ngữ, hình ảnh các em chưa hiểu (Cần câu uốn cong lưỡi sóng - ngọn sóng uốn cong tưởng như bị cần câu uốn). - Giáo viên nhắc HS chú ý: + Ngắt giọng đúng nhịp thơ. + Phát âm đúng. - GV đọc diễn cảm tồn bài: giọng nhẹ nhàng, tha thiết giàu tình cảm; nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; ngắt giọng tự nhiên giữa các dịng thơ để gây ấn tượng. - GV cho HS luyện đọc theo cặp. b. Hướng dẫn tìm hiểu bài - Giáo viên tổ chức học sinh đọc ( thành tiếng, đọc thầm, đọc lướt ) từng đoạn và trao đổi, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét các ý kiến thảo luận và chốt kiến thức . - Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển ? Cách giới thiệu ấy có gì hay ? GV: Biện pháp độc đáo đó là chơi chữ: tác giả dựa vào cái tên “cửa sông” để chơi chữ. - Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào ? - Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nĩi điều gì về “tấm lịng” của cửa sơng đối với cội nguồn ? c. Đọc diễn cảm + Học thuộc lòng - Giáo viên hướng dẫn HS xác lập kĩ thuật đọc. - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm khổ 4 và 5. - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét cách đọc của bạn mình. - Giáo viên chốt lại ý nghĩa của bài thơ. 3. Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ. | - 2 HS đọc bài Phong cảnh đền Hùng. và trả lời câu hỏi. + Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm. + Có những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm dập dờn bay lượn; bên trái là đỉnh Ba vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh,… - HS lắng nghe. - 1 HS đọc bài thơ. - HS quan sát tranh minh hoạ. - 6 HS nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ (lượt 1). - HS luyện phát âm. - HS đọc lượt 2. - Học sinh đọc thầm phần chú giải từ và giải nghĩa các từ ngữ đó. - HS lắng nghe và chú ý giọng đọc của GV. - HS luyện đọc theo cặp. - 1,2 HS đọc toàn bài thơ. - Học sinh đọc ( thành tiếng, đọc thầm, đọc lướt ) từng đoạn và trao đổi, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Để nói về nơi sông chảy ra biển, trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ: Là cửa, nhưng không then, khoá / Cũng không khép lại bao giờ. Cách nói đó rất đặc biệt - cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác mọi cái cửa bình thường - không cài then, cài khoá. Bằng cách đó, tác giả làm người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông, cảm thấy cửa sông rất thân quen. - Là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ; nơi nước ngọt chảy vào biển rộng; nơi biển cả tìm về với đất liền; nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển cả hoà lẫn vào nhau tạo thành vùng nước lợ; nơi cá tôm tụ hội; những chiếc thuyền câu lấp ló đêm trăng; nơi những con tàu kéo giã từ mặt đất; nơi tiễn đưa người ra khơi… + Những hình ảnh nhân hóa được sử dụng trong khổ thơ : Dù giáp mặt vùng biển rộng, Cửa sông chẳng dứt cội nguồn / Lá xanh mỗi lần trơi xuống / Bỗng …nhớ một vùng núi non… + Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn. - 3 HS nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ - HS đánh dấu cách đọc nhấn giọng, ngắt giọng một vài câu thơ, khổ thơ. - Nhiều HS luyện đọc diễn cảm. - HS thi đọc diễn cảm. - HS nhẩm học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ. - HS thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài. - HS nêu ý nghĩa của bài thơ. |
Giáo án Tiếng Việt 5 phần Giáo án Tập đọc tuần 25: Cửa sông trong bài bằng cách lặp từ ngữ soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy SGK Tiếng Việt 5 trên lớp.