Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 26: Mở rộng vốn từ: Truyền thống
Giáo án Luyện từ và câu lớp 5
Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 26: Mở rộng vốn từ: Truyền thống được biên soạn chi tiết, rõ ràng giúp các em học sinh hiểu được nội dung về nghĩa từ ghép Hán Việt, làm được các bài tập trong sách giáo khoa, biết một số từ liên quan đến Truyền thống dân tộc.
Giáo án lớp 5 - Tiếng Việt Tuần 26
Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 53: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG
I. MỤC TIÊU:
Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo cầu của BT1; điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ (BT2).
II. NỘI DUNG DẠY HỌC:
Bảng học nhóm
Từ điển, thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy | Hoạt động học |
A. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu HS đọc lại đoạn văn ngắn viết về tấm gương hiếu học, có sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu; chỉ rõ những từ ngữ được thay thế (BT3, tiết LTVC trước). B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Tiết mở rộng vốn từ hôm nay sẽ giúp các em biết thêm những câu tục ngữ, ca dao nói về những truyền thống quý báu của dân tộc. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 1 - GV cho 1 HS đọc yêu cầu của BT. - GV chia lớp thành các nhóm, phát phiếu và bút dạ cho các nhóm thi làm bài; hướng dẫn HS: BT yêu cầu các em minh họa mỗi truyền thống đã nêu bằng 1 câu tục ngữ hoặc ca dao. - GV cho HS làm bài vào vở - mỗi em viết ít nhất 4 câu tục ngữ hoặc ca dao minh họa cho 4 truyền thống đã nêu. Bài tập 2 - GV cho một HS đọc yêu cầu của BT, giải thích bằng cách phân tích mẫu cầu kiều, khác giống. - GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại nội dung BT. - GV cho HS làm bài theo nhóm. GV hướng dẫn HS đọc thầm từng câu tục ngữ, ca dao hoặc câu thơ, trao đổi, phỏng đốn chữ còn thiếu trong câu, điền chữ đó vào ô trống. GV phát phiếu và bút dạ cho các nhóm thi làm bài, giữ bí mật lời giải. - GV mời đại diện mỗi nhóm dán kết quả làm bài lên bảng lớp, đọc kết quả, giải ô chữ màu xanh. - GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc là nhóm giải ô chữ theo lời giải đúng: Uống nước nhớ nguồn. - GV cho HS tiếp nối nhau đọc lại tất cả các câu tục ngữ, ca dao, câu thơ sau khi đã điền các tiếng hồn chỉnh - GV yêu cầu cả lớp làm bài vào ô chữ trong VBT theo lời giải đúng – ô chữ hình chữ S, màu xanh là: Uống nước nhớ nguồn. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - GV yêu cầu mỗi HS về nhà học thuộc ít nhất 10 câu tục ngữ, ca dao trong BT1, 2. | - HS thực hiện yêu cầu. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. - Các nhóm HS trao đổi, viết nhanh những câu tục ngữ, ca dao tìm được. - HS làm vào VBT a) Yêu nước - Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. - Con ơi con ngủ cho lành. Để mẹ gánh nước rửa bành con voi Muốn coi lên núi mà coi Coi bà Triệu Ẩu cưỡi voi đánh cồng. … b) Lao động cần cù - Có công mài sắt, có ngày nên kim. - Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. … c) Đoàn kết - Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại thành hòn núi cao. - Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. … d) Nhân ái - Lá lành đùm lá rách. - Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần. … - 1 HS trình bày, cả lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm. - Thi đua theo nhóm 6. - Đại diện từng nhóm trình bày. - HS tiếp nối nhau đọc. - Cả lớp làm bài vào VBT. |
Giáo án Tiếng Việt 5 phần Giáo án Luyện từ và câu tuần 26: Mở rộng vốn từ: Truyền thống soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy SGK Tiếng Việt 5 trên lớp.