Giáo án Tiếng việt 5 tuần 27: Tập đọc - Tranh làng Hồ

Giáo án Tập đọc lớp 5

Giáo án Tiếng việt 5 tuần 27: Tập đọc - Tranh làng Hồ được biên soạn chi tiết cho các thầy cô soạn bài, sẽ giúp học sinh hiểu được đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào. Hiểu ý nghĩa của bài: đó là sự ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. Mời các thầy cô tham khảo soạn bài.

Giáo án lớp 5 - Tiếng Việt Tuần 27

Tập đọc - Tranh làng Hồ

I. Mục tiêu

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)

Em Trang em biết đọc lưu loát đoạn 1 của bài.

HS khá, giỏi biết đọc lưu loát bài, biết thêm một số loại tranh khác.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, giấy khổ to ghi đoạn 1 hướng dẫn HS đọc diễn cảm.

III. Các hoạt động dạy học

A- Kiểm tra bài cũ

Bài: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

- GV gọi HS đọc đoạn, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- GV nhận xét, cho điểm.

3 HS lần lượt đọc và trả lời câu hỏi.

B- Bài mới

1- Giới thiệu bài

Bản sắc văn hóa của dân tộc không chỉ thể hiện ở truyền thống và phong tục tập quán mà còn ở những vật phẩm văn hóa. Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về tranh dân gian làng Hồ- một loại vật phẩm văn hóa đặc sắc.

Bài: Tranh làng Hồ

Theo Nguyễn Tuân

2 Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

a) Luyện đọc

- Gọi Nga đọc cả bài. Lớp theo dõi trong SGK.

- GV cho HS quan sát tranh làng Hồ trong SGK

- GV chia đoạn: 3 đoạn

· Đoạn 1: Từ đầu đến “. . . tươi vui”

· Đoạn 2: Tiếp theo đến “. . . mái mẹ.

· Đoạn 3: Còn lại

- Cho HS đọc đoạn (2- 3 lượt).

- GV giúp HS đọc đúng các từ ngữ: , thuần phác, lợn ráy, khoáy âm dương và các từ các em đọc sai

………………………………….

………………………………….

…………………………………

- Gọi 1 hs đọc chú giải.

- GV đọc toàn bài

- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng vui tươi, ca ngợi tự hào. đọc rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh dân gian làng Hồ. Nhấn mạnh những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của những bức tranh: thích, thấm thía, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh, vui, tươi. . .

b) Tìm hiểu bài:

Cho HS đọc thầm đoạn trả lời câu hỏi.

· Đoạn 1

- Nga đọc bài.

- HS quan sát tranh và nghe cô giới thiệu

- HS dùng bút chì để đánh dấu đoạn.

- HS nối tiếp nhau đọc đoạn.

(Thảo, Sang luyện đọc đoạn 1).

- 1 HS đọc chú giải.

Hỏi: Hãy kể tên một bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.

GV giới thiệu: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên vẽ, khắc tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy nghề truyền thống của làng. Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.

· Đoạn 3

Hỏi: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?

Hỏi: Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.

- Hỏi HS khá, giỏi:Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?

Nếu HS không trả lời được thì gv giảng.

GV chốt lại: Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Những người tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng những người nghệ sĩ tạo hình của dân gian

- Gọi hs nêu ý nghĩa của bài.

HS trả lời: Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ

- Kĩ thuật tạo màu rất đặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp. . . .

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe.

- Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên.

Tranh vẽ đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.

- Kĩ thuật tranh đã đạt đến sự trang trí tinh tế.

- Màu trắng điệp cũng là một màu sáng tạo, góp phần làm đa dạng kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ.

HS có thể trả lời:

- Vĩ những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi.

- Vì họ đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế, đặc sắc. . .

c- Đọc diễn cảm

- Cho 3 HS đọc diễn cảm bài văn.

- GV đính lên bảng giấy khổ lớn đã chép sẵn đoạn1 hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

- Cho HS thi đọc.

- Cho lớp nhận xét, bình chọn.

- GV nhận xét , khen những HS đọc hay cho điểm HS.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm. Mỗi em đọc một đoạn.

- HS đọc đoạn theo hướng dẫn của GV.

- 3 HS thi đọc.

- Lớp nhận xét.

3 Củng cố, dặn dò

- Em hãy nêu ý nghĩa của bài văn.

Hỏi HS khá, giỏi

+ Ngoài tranh làng Hồ, em biết tranh nào khác ?

- GV giáo dục HS quý trọng tranh dân gian Việt Nam, chơi các trò chơi dân gian.

- Dặn các em về luyện đọc lại bài, chuẩn bị bài sau:Đất nước.

- GV nhận xét tiết học.

- HS nêu.

+ Tranh cát, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng, tranh làng Sình…

Giáo án Tiếng Việt 5 phần Giáo án Tập đọc tuần 27: Tranh làng Hồ soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy SGK Tiếng Việt 5 trên lớp.

Đánh giá bài viết
2 2.370
Sắp xếp theo

    Giáo án điện tử Tiếng việt 5

    Xem thêm