Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 29: Ôn tập về dấu câu

Giáo án Luyện từ và câu lớp 5

Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 29: Luyện từ và câu - Ôn tập về dấu câu có nội dung chi tiết, bố cục rõ ràng sẽ giúp cho giáo viên tích lũy được một số kĩ năng cần có trong quá trình soạn giáo án giảng dạy. Các em học sinh nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy.

Giáo án lớp 5 - Tiếng Việt Tuần 29

Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU - ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU

(DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN)

I. MỤC TIÊU:

- Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện (BT1); đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2); sửa được dấu câu cho đúng (BT3).

- Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy (BT1).

- Điền đúng dấu phẩy theo yêu cầu của Bt2.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng nhóm

- Một tờ phô tô mẩu chuyện vui Kỉ lục thế giới (đánh số thứ tự các câu văn).

- Hai, ba tờ phô tô bài Thiên đường của phụ nữ.

- Ba tờ phô tô mẩu chuyện vui Tỉ số chưa được mở (đánh số thứ tự các câu văn).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ:

GV nhận xét về kết quả bài kiểm tra định kì giữa học kì II (phần LTVC).

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu MĐ, YC của tiết học.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài tập 1

- GV cho một HS đọc nội dung của bài.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui.

- GV hướng dẫn: BT1 nêu 2 yêu cầu:

+ Tìm 3 loại dấu câu (chấm, chấm hỏi, chấm than) có trong mẩu chuyện. Muốn tìm 3 loại dấu câu này, các em cần nhớ các loại dấu này đều được đặt ở cuối câu. Quan sát dấu hiệu hình thức, các em sẽ nhận ra đó là dấu gì.

+ Nêu công dụng của từng loại dấu câu, mỗi dấu câu ấy được dùng làm gì ? Để dễ trình bày, các em nên đánh số thứ tự cho từng câu văn.

- GV dán lên bảng tờ giấy phô tô nội dung truyện Kỉ lục thế giới, mời 1 HS lên bảng làm bài – khoanh tròn 3 loại dấu câu cần tìm, nêu công dụng của từng dấu.

- GV nhận xét, kết luận.

- GV hỏi HS về tính khôi hài của mẩu chuyện vui Kỉ lục thế giới.

Bài tập 2

- GV gọi một HS đọc nội dung BT2.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài Thiên đường của phụ nữ, trả lời câu hỏi: Bài văn nói điều gì ?

- GV hướng dẫn: Các em cần đọc bài văn một cách chậm rãi, phát hiện tập hợp từ nào diễn đạt một ý trọn vẹn, hồn chỉnh thì đó là câu; điền dấu chấm vào cuối tập hợp từ ấy. Lần lượt làm như thế đến hết bài.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài Thiên đường của phụ nữ, điền dấu chấm vào những chỗ thích hợp, sau đó viết hoa các chữ đầu câu. GV phát phiếu cho 2 – 3 HS.

- GV mời những HS làm bài trên bảng nhóm dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3

- GV cho HS đọc nội dung bài tập. GV hướng dẫn: Các em đọc chậm rãi từng câu văn xem đó là câu kể, câu hỏi, câu khiến hay câu cảm. Mỗi kiểu câu sử dụng một loại dấu câu tương ứng. Từ đó, sửa lại những chỗ dùng sai dấu câu.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui Tỉ số chưa được mở; làm bài.

– GV dán lên bảng 3 bảng nhóm cho 3 HS thi làm bài - sửa lại các dấu câu, trả lời (miệng) về công dụng của các dấu câu.

- GV kết luận lời giải.

- GV hỏi HS hiểu câu trả lời của Hùng trong mẩu chuyện vui Tỉ số chưa được mở như thế nào ?

3. Củng cố, dặn dò:

GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể mẩu chuyện vui cho người thân.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.

- Cả lớp đọc.

- Cá nhân: khoanh tròn các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện vui; suy nghĩ về tác dụng của từng dấu câu.

- 1 HS trình bày:

1) Một vận động viên đang tích cực tập luyện để tham gia thế vận hội. 2) Không may, anh bị cảm nặng.

3) Bác sĩ bảo:

4) – Anh sốt cao lắm ! 5) Hãy nghỉ ngơi ít ngày đã !

6) Người bệnh hỏi:

7) – Thưa bác sĩ, tôi sốt bao nhiêu độ ?

8) Bác sĩ đáp:

9) – Bốn mươi mốt độ.

10) Nghe thấy thế, anh chàng ngồi phắt dậy:

11) – Thế kỉ lục thế giới là bao nhiêu ?

g Dấu chấm đặt cuối các câu 1, 2, 9; dùng để kết thúc các câu kể. (*Câu 3, 6, 8, 10 cũng là câu kể, nhưng cuối câu đặt dấu hai chấm để dẫn lời nhân vật.)

+ Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu 7, 11; dùng để kết thúc câu hỏi.

+ Dấu chấm than đặt cuối câu 4, 5; dùng để kết thúc câu cảm (câu 4), câu khiến (câu 5).

- Cả lớp nhận xét, bổ sung.

- HS phát biểu: Vận động viên lúc nào cũng chỉ nghĩ đến kỉ lục nên khi bác sĩ nói anh sốt 41 độ, anh hỏi ngay: Kỉ lục thế giới (về sốt cao) là bao nhiêu. Trong thực tế không có kỉ lục thế giới về sốt.

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.

- HS đọc thầm và phát biểu ý kiến: Kể chuyện thành phố Giu-chi-tan ở Mê-hi-cô là nơi phụ nữ được đề cao, được hưởng những đặc quyền, đặc lợi.

- HS lắng nghe.

- Thảo luận nhóm 4: HS đọc thầm và làm bài tập.

- HS trình bày:

Đoạn văn có 8 câu như sau:

1) Thành phố Giu-chi-tan nằm ở phía nam Mê-hi-cô là thiên đường của phụ nữ. / 2) Ở đây, đàn ông có vẻ mảnh mai, còn đàn bà lại đẫy đà, mạnh mẽ. / 3) Trong mỗi gia đình, khi một đứa bé sinh ra là phái đẹp thì cả nhà nhảy cẫng lên vì vui sướng, hết lời tạ ơn đấng tối cao.

4) Nhưng điều đáng nói là những đặc quyền, đặc lợi của phụ nữ. / 5) Trong bậc thang xã hội ở Giu-chi-tan, đứng trên hết là phụ nữ, kế đó là những người giả trang phụ nữ, còn ở nấc cuối cùng là… đàn ông. / 6) Điều này thể hiện trong nhiều tập quán của xã hội. / 7) Chẳng hạn, muốn tham gia một lễ hội, đàn ông phải được một phụ nữ mời và giá vé vào cửa là 20 pê-xô dành cho phụ nữ chính cống hoặc những chàng trai giả gái, còn đàn ông: 70 pê-xô. / 8) Nhiều chàng trai mới lớn thèm thuồng những đặc quyền đặc lợi của phụ nữ đến nổi có lắm anh tìm cách trở thành… con gái.

- Cả lớp nhận xét, bổ sung.

- HS đọc.

- HS đọc thầm và làm vở.

- HS trình bày:

NAM: 1) – Hùng này, hai bài kiểm tra Tiếng Việt và Tốn hôm qua, cậu được mấy điểm.

g Câu 1 là câu hỏi g phải sửa dấu chấm thành dấu chấm hỏi (Hùng này, hai bài… được mấy điểm ?)

HÙNG: 2) – Vẫn chưa mở được tỉ số.

g Câu 2 là câu kể g dấu chấm dùng đúng.

NAM: 3) – Nghĩa là sao!

g Câu 3 là câu hỏi g phải sửa dấu chấm than thành dấu chấm hỏi (Nghĩa là sao?)

HÙNG: 4) – Vẫn đang hòa không – không?

g Câu 4 là câu kể g phải sửa dấu chấm hỏi thành dấu chấm (Vẫn đang hòa không - không.)

NAM: ? !

g Hai dấu ? ! dùng đúng. Dấu ? diễn tả thắc mắc của Nam, dấu ! - cảm xúc của Nam.

- HS phát biểu: Câu trả lời của Hùng cho biết: Hùng được 0 điểm cả hai bài kiểm tra Tiếng Việt và Tốn.

Giáo án Tiếng Việt 5 phần Giáo án Luyện từ và câu tuần 29: Ôn tập về dấu câu soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy SGK Tiếng Việt 5 trên lớp.

Đánh giá bài viết
1 1.879
Sắp xếp theo

    Giáo án điện tử Tiếng việt 5

    Xem thêm