Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 tuần 8: Chính tả - Kì diệu rừng xanh

Giáo án Tiếng việt lớp 5

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 tuần 8: Chính tả Nghe viết - kì diệu rừng xanh được biên soạn chi tiết, rõ ràng giúp các em học sinh nắm được đoạn 2,3 trong bài Kì diệu rừng xanh. Đồng thời, biết đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê, ya. Mời các thầy cô tham khảo giảng dạy.

Chính tả

Nghe - viết: Kì diệu rừng xanh

Luyện tập đánh dấu thanh (ở các tiếng chứa iê / ia)

I. Mục tiêu

1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Kì diệu rừng xanh.

2. Làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê, ya..

II. Đồ dùng dạy - học

- Bảng phụ hoặc 2-3 tờ phiếu phô tô nội dung BT3.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- GV đọc cho ba HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp những từ, tiếng có chứa nguyên âm đôi iê/ia như: viếng thăm, nghĩa tình, hiền lành, điều tiếng, lo liệu,... và nêu quy tắc đánh dấu thanh trong những tiếng ấy.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV, nhận xét bài viết của các bạn trên bảng và nêu quy tắc đánh dấu thanh trong các tiếng đó.

- GV nhận xét và cho điểm.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài

- Kì diệu rừng xanh là một bài văn miêu tả đặc sắc, hấp dẫn vẻ đẹp của rừng. Tiết Chính tả hôm nay, chúng ta luyện viết một đoạn của bài và luyện tập đánh dấu thanh cho các tiếng chứa yê, ya.

- HS lắng nghe.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- HS ghi tên bài vào vở.

2. Hướng dẫn HS nghe - viết

a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn

- GV đọc đoạn viết chính tả trong SGK(từ Nắng trưa...đến cảnh mùa thu).

- HS lắng nghe và theo dõi trong SGK.

- GV hỏi: Nội dung của đoạn văn nói về điều gì?

- Nội dung của đoạn văn phác họa vài nét về các loài thú rừng. Sự có mặt của chúng đã làm nổi bật sức sống, vẻ đẹp hoang dã của rừng xanh.

b) Hướng dẫn viết từ khó và trình bày chính tả

- Yêu cầu HS nêu các từ khó khi viết chính tả dễ lẫn. Nếu HS không nêu được thì GV lựa chọn một số từ ngữ mà các em hay viết sai ở trong bài để luyện viết cho các em.

- HS nêu lên những từ khó mà các em viết hay lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương.

- GV đọc cho ba HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết các từ vừa tìm được vào giấy nháp.

- Ba HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.

- Sau khi HS viết xong, GV hướng dẫn HS nhận xét bài của bạn trên bảng.

- HS nhận xét theo yêu cầu của GV.

c) Viết chính tả

- GV nhắc HS tư thế ngồi viết, cách trình bày bài và đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu một cách thong thả, rõ ràng cho HS viết. Mỗi câu hoặc bộ phận câu đọc không quá 2 lượt.

- HS lắng nghe và viết bài.

d) Soát lỗi và chấm bài

- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi.

- HS dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.

- GV chấm nhanh từ 5 -7 bài của HS và nhận xét bài viết của các em.

- Cả lớp theo dõi, lắng nghe, tự đối chiếu với SGK để sửa những lỗi sai.

3. Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài tập 2

- Gọi một HS đọc yêu cầu bài tập.

- Một HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.

- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời miệng những tiếng cần điền.

- HS lần lượt trả lời cho đến khi có câu trả lời đúng: những tiếng cần điền là biển, thuyền,khuyên.

- Đọc cho một HS viết trên bảng và HS dưới lớp viết các tiếng: biển, thuyền, khuyên và nhận xét cách đánh dấu thanh trong các tiếng đó như thế nào?

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV và nêu nhận xét: Các tiếng nhiều, diều, chiều là những tiếng có âm chính là nguyên âm đôi và đều có âm cuối vần nên khi đánh dấu thanh sẽ đặt lên trên (hoặc xuống dưới) chữ cái thứ hai của âm chính - chữ cái ê.

- Gọi HS đọc lại các câu thơ đã được diền hoàn chỉnh và hỏi nội dung từng câu, đoạn thơ.

- Một HS đọc, cả lớp theo dõi, lắng nghe và trả lời:

+ Nội dung câu a nói về tình cảm gắn bó giữa thuyền và biển.

+ Nội dung câu b ca ngợi vẻ đẹp của chim vành khuyên.

Tư liệu giành cho GV

- Nguyên âm đôi đứng trong những tiếng có âm đệm và không có âm cuối được viết là ya. Trong tiếng việt chỉ có 4 từ có chứa ya, tất cả đều không có dấu thanh: khuya, pơ-luya, xanh tuya, phéc-mơ-tuya( ba từ sau là từ mượn).

- Trong những tiếng có âm đệm và có âm cuối, nguyên âm đôi được viết là : truyền thuyết, hải yến,.... Dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính - chữ cái ê.

Bài tập 3

- GV nêu yêu cầu bài tập: Điền vào chỗ trống dưới mỗi tranh một tiếng có âm để gọi tên các con chim.

- HS chú ý lắng nghe.

- Tổ chức cho HS làm bài theo hình thức trò chơi "Ai là ai" như sau:

+ GV chia lớp thành các nhóm, phổ biến luật chơi.

+ HS nhận nhóm lắng nghe GV.

+ Yêu cầu các nhóm làm việc.

+ Các nhóm làm việc. Mỗi nhóm trao đổi, thảo luận bí mật với nhau ghi tên của từng loài chim vào tờ giấy, sau đó đem dán lên bảng lần lượt theo số thứ tự.

+ GV nêu bức tranh 1. Các tranh sau tương tự.

+ Đại diện các nhóm lật tờ giấy số 1 của nhóm mình và đọc kết quả của từng nhóm. Cả lớp theo dõi.

+ Tính điểm thi đua cho từng nhóm và tuyên bố kết quả nhóm thắng cuộc.

+ Cả lớp chú ý lắng nghe, hoan nghênh các nhóm làm đúng.

- Gọi HS đọc lại tên các loài chim.

- Yểng, hải yến, đỗ quyên.

Tư liệu giành cho GV

- GV (có thể) nói sơ lược về đặc điểm sinh học và tập quán sinh sống của các loài chim để HS biết, như sau:

+ Yểng: loài chim cùng họ với sáo, lông đen, sau mắt có hai lớp mào màu vàng, hót rất hay và có thể bắt chước tiếng người.

+Hải yến: Loài chim biển, cỡ nhỏ, cùng họ với én, cánh dài và nhọn, làm tổ bằng nước bọt ở vách đá cao, tổ làm thức ăn rất quý.

+ Đỗ quyên (chim quốc): Loài chim nhỏ, hơi giống gà, sống ở bờ bụi, gần nước, có tiếng kêu "cuốc, cuốc", lủi trốn rất nhanh (lủi như quốc).

4. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét giờ học và dặn HS nhớ các hiện tượng chính tả đã luyện tập để không viết sai chính tả.

- HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Tiếng việt 5

    Xem thêm