Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 tuần 8: Tập đọc - Trước cổng trời

Giáo án Tiếng việt lớp 5

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 tuần 8: Tập đọc - Trước cổng trời được biên soạn kỹ lưỡng, chi tiết giúp các em hiểu được nội dung của bài thơ. Qua đó, thể hiện niềm xúc động trước vẻ đẹp vừa hoang sơ, thơ mộng, vừa ấm cúng, thân thương của bức tranh vùng cao. Đồng thời, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao. Mời các thầy cô tham khảo giảng dạy.

Tập đọc

Trước cổng trời

I. Mục tiêu

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng có âm, vần và thanh điệu dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi theo đúng nhịp thơ.

- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm thể hiện sự xúc động của tác giả trước vẻ đẹp vừa hoang sơ, thơ mộng vừa ấm cúng, thân thương của bức tranh vùng cao.

2. Đọc hiểu

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu được nội dung bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ của miền sơn cước và cuộc sống lao động cần cù của những người dân miền núi chịu thương, chịu khó hăng say lao động.

3. Học thuộc lòng một số câu thơ em thích.

II. Đồ dùng dạy - học

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK (phóng to). Sưu tầm thêm những tranh ảnh nói cổng trời nếu có.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Gọi hai HS lên bảng đọc lại bài Kì diệu rừng xanh sau đó trả lời câu hỏi về nội dung.

- Nhận xét và cho điểm HS.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài

- GV đưa ra tranh minh họa bài tập đọc (phóng to) cho HS quan sát và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?.

- GV nói thêm: Đây là bức tranh minh họa cho bài thơ Trước cổng trời của nhà thơ Nguyễn Đình ảnh. Cổng Trời là một địa danh thuộc vùng núi cao Quản Bạ, Đồng Văn. Để tìm hiểu xem thiên nhiên và con người nơi đây có gì đẹp, chúng ta cùng luyện đọc và tìm hiểu bài thơ.

- HS quan sát và trả lời: Tranh vẽ cảnh một miền núi cao, đồng bào dân tộc đang làm nương.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc đúng

- GV yêu cầu một HS đọc toàn bài.

- Một HS đọc bài. Cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK.

- GV hướng dẫn HS nhận biết các khổ thơ trong bài.

- HS nhận biết các khổ thơ của bài:

* Khổ 1: Từ đầu đến…trên mặt đất..

* Khổ 2: Tiếp đến …Suối triền rừng hoang dã.

* Khổ 3: Còn lại.

- GV gọi ba HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ, GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).

- Ba HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc một khổ thơ.

- GV có thể ghi bảng những từ ngữ HS hay phát âm sai để luyện phát âm cho HS.

- HS luyện đọc các tiếng GV ghi trên bảng lớp .

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2.

- Ba HS đọc nối tiếp bài lần 2, mỗi HS đọc một đoạn của bài. Cả lớp đọc thầm theo dõi và nhận xét bạn đọc.

- GV yêu cầu một HS đọc các từ được chú giải trong SGK.

- GV hỏi HS nêu thêm những từ mà các em chưa hiểu nghĩa, tổ chức cho các em tự giải nghĩa cho nhau hoặc giải nghĩa các từ mà các em không biết. Ví dụ: cổng trời ( cổng lên trời, cổng của bầu trời), áo chàm (áo nhuộm màu xanh lá chàm, màu xanh đen mà đồng bào miền núi thường mặc), nhạc ngựa (cái chuông con, trong có hạt được đeo vào cổ con ngựa, khi rung kêu thành tiếng),...

- Một HS đọc to các từ được chú giải. Cả lớp theo dõi trong SGK.

- HS có thể nêu thêm các từ mà các em chưa hiểu nghĩa, các em có thể trao đổi để giải nghĩa cho nhau hoặc nghe GV giải nghĩa.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Hai HS ngồi cùng bàn nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ của bài.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Ba HS nối tiếp đọc nhau đọc từng đoạn của bài trước lớp.

- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng đọc tự nhiên, nhẹ nhàng, tình cảm cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên, hoang sơ, thanh bình và cuộc sống lao động cần cù của những người dân miền sơn cước.

- HS theo dõi giọng đọc của GV.

b) Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm khổ 1, suy nghĩ trả lời câu hỏi: Vì sao nơi đây được gọi là cổng trời?

- HS đọc thầm và trả lời: Vì trên đỉnh dốc, giữa hai bên vách đá mở ra một khoảng trời bao la, có mây bay, gió thổi làm người ta ngỡ ngàng tưởng như đó là cái cổng để đi lên trời.

- Yêu cầu HS đọc thầm các khổ 2, 3 để thực hiện yêu cầu: Tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ.

- HS dựa vào bài đọc phát biểu đơn giản có thể lần lượt theo từng hình ảnh thơ hoặc theo cảm nhận không nhất thiết phải theo đúng trình tự. VD:

- Từ cổng trời nhìn ra, một không gian rộng bao la ngút ngát toàn là màu sắc của cỏ hoa. Dòng thác réo ngân nga, đàn dê đang soi mình dưới đáy suối ...

- Từ cổng trời nhìn ra một không gian rộng bao la, bất tận là những vạt nương, những lòng thung lúa chín vàng màu mật ong, những cánh rừng nguyên sơ ngút ngàn mờ mờ ảo ảo trong sương khói. Và xa xa kia là thác nước đổ trắng xóa từ triền núi cao, vọng vang réo rắt như khúc nhạc.

- Trong những cảnh vật thiên nhiên được miêu tả trong nhiên bài thơ em thích nhất cảnh nào? Vì sao?

- HS phát biểu tự do theo cảm nhận của các em.

- Người dân nơi cổng trời làm những công việc gì? Sự xuất hiện của họ làm cho thiên nhiên nơi đây trở nên đẹp như thế nào?

- Những người dân nơi đây làm những công việc thường nhật của người dân miền núi như: gặt lúa, trồng rau, tìm măng, hái nấm… Những vạt áo chàm thấp thoáng làm xanh cả nắng chiều, làm ấm cánh rừng sương giá.

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Vì sao lại nói sự xuất hiện của con người làm cho cánh rừng sương giá ấm lên?

- HS trả lời: Vì ở nơi vùng cao, sơn cước hoang vu ấy vẫn có con người, ai ai cũng tất bật rộn ràng làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên ấm cúng, xua đi cái heo hút, hoang vắng của miền núi cao.

- GV nói thêm: đoạn thơ nói về cuộc sống lao động cần cù của đồng bào các dân tộc hay và gợi cảm. Nhạc điệu rộn rịp, rộn ràng. Cuộc sống lao động đồng bào các dân tộc gợi lên một sức sống tiềm tàng, một khả năng làm chủ tự nhiên. Cổng trời không còn hoang vu, lạnh lẽo nữa.

- HS lắng nghe.

c) Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng

- Gọi ba HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. Yêu cầu cả lớp theo dõi, bạn đọc.

- Ba HS đọc nối tiếp diễn cảm ba đoạn của bài. Cả lớp theo dõi bạn đọc.

- GV hướng dẫn HS nhận xét để xác lập kĩ thuật giọng đọc diễn cảm của bài.

- HS nhận xét, tìm ra giọng đọc của bài thơ (như trên).

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn thơ sau:

- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm đoạn thơ.

Nhìn ra xa ngút ngát /

Bao sắc màu cỏ hoa /

Con thác réo ngân nga /

Đàn dê soi đáy suối /

Giữa ngút ngàn cây trái /

Dọc vùng rừng nguyên sơ /

Không biết thực hay mơ /

Ráng chiều / như hơi khói…//

- Thi đọc thuộc lòng một câu thơ mà em thích và nói thêm vì sao em thích?

- Một số HS thi nhau đọc thuộc lòng một số câu thơ trước lớp và nói rõ vì sao em lại thích những câu thơ đó.

- Gọi một HS đọc toàn bộ bài thơ.

- Một HS đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ.

- GV nhận xét cho điểm từng HS.

3. Củng cố, dặn dò

- Bài thơ Trước cổng trời nói lên điều gì?

- Tác giả ca ngợi vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên và cuộc sống lao động cần cù của người dân miền núi.

- GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và đọc trước bài tập đọc tiếp theo.

- HS ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Tiếng việt 5

    Xem thêm