Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 13
Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- Mở đầu
- 1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- 2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- 3. Đánh giá một số hành vi và thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- 4. Luyện tập
- 5. Vận dụng
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội để bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo nhé.
Mở đầu
Câu hỏi: Em hãy cho biết các hình ảnh sau thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân
Bài làm
Hình ảnh 1: quyền tự do ngôn luận, tham gia góp ý vào các hoạt động xây dựng Nhà nước.
Hình ảnh 2: Nghĩa vụ tham gia góp ý về các dự án, sửa đổi bổ sung Luật,....
1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
THÔNG TIN 1
Điều 28 Hiến pháp năm 2013 quy định:
"1. Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội tham gia thảo luận và kến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều liện để công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.
THÔNG TIN 2
- Điều 6 Luật Trưng cầu ý dân năm 2015 quy định:
“Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu dân về các vấn đề sau đây:
1. Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp;
2. Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trực tiếp đến lợi ích của quốc gia;
3. Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước;
4. Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước”.
- Theo điểm b khoản 2 Điều 76 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định Quốc hội "tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo luật theo quyết định của Uỷ bạn Thường vụ Quốc hội (nếu có)" trong thời gan giữa Kì họp thứ nhất và Kì họp thứ hai.
THÔNG TIN 3
Theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các công việc ở xã, phường, thị trấn gồm:
- Những nội dung công khai để nhân dân biết: kế hoạch phát triển kinh tế ~ xã hội, dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm; dự án, công trình đầu tư trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã; đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí, các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện.
- Những nội dung nhân dân bàn và quyết định: chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng; hương ước, quy tức của thôn, tổ dân phố, bầu, miền nhiệm, bãi nhiệm trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.
- Những nội dung nhân dân tham gia ý kến trước khi cơ quan có thầm quyền quyết định: dự thảo kế hoạch phát triển kính tế - xã hội của cấp xã; dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương; dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã,
- Những nội dung nhân dân giám sát: hoạt động của chính quyền xã, dự toán và quyết toán ngân sách xã; việc thu các loại quỹ, lệ phí; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa phương,...
Trường hợp
Xã A tổ chức cuộc họp đề lấy ý kiến của nhân dân về phương án dự kiến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án năng cấp kênh tiêu. Tham dự cuộc họp, anh B tham gia đóng góp ý kiến sôi nổi, đưa ra được nhiều ý kiến phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và quy định của pháp luật.
Câu hỏi:
- Em hãy cho biết nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản Íí nhà nước và xã hội qua các thông tin trên.
- Cho biết xã A, anh B có thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội không. Giải thích vì sao.
Bài làm
Nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội được quy định tại điều 28 Hiến pháp năm 2013 và Luật Trưng cầu ý dân năm 2015. Căn cứ vào những thông tin này ta có thể rút ra những nội dung như sau:
- Quyền của công dân: Công dân có quyền tham gia thảo luận và kết nghĩa với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước cần tạo điều kiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận và phản hồi ý kiến của công dân.
- Nghĩa vụ của công dân: Công dân có nhiệm vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội, đóng góp ý kiến của mình về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước, thực hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng và xã hội.
Trong trường hợp xã A tổ chức cuộc họp để lấy ý kiến của nhân dân, Anh B đã tham gia đóng góp ý kiến và đưa ra được nhiều ý kiến phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và quy định của pháp luật. Vì vậy, xã A và Anh B đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
Ủy ban nhân dân huyện T nhận được đơn tố cáo của người dân đối với một số cán bộ xã P về việc tự ý thu tiền xây dựng nông thôn mới. Kết quả kiểm tra cho thấy các cán bộ này đã tự ý thu 300 triệu đồng từ các hộ dân mà không có chủ trương của xã, vi phạm các quy định và cách thức huy động tiền đóng góp của người dân. Uỷ ban nhân dân xã P đã tiến hành kiểm điểm và xử lí kỉ luật đối với các cán bộ này do có hành vi vi phạm quy chế dân chủ ở cơ sở.
Câu hỏi: Chỉ ra những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở trường hợp trên, cho biết hậu quả của những hành vi này.
Bài làm
Trong trường hợp trên, các cán bộ xã đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân khi tự tiện thu tiền đóng góp từ các hộ dân mà không được sự đồng ý của xã. Đây là hành vi vi phạm quy định và cách thức huy động tiền đóng góp của người dân.
Hành vi của các cán bộ này đã gây hậu quả nghiêm trọng, gây mất lòng tin của người dân và cản trở sự phát triển của xã hội. Việc này ảnh hưởng không chỉ đến những hộ dân bị thu tiền mà còn đến toàn xã và cả huyện.
Do đó, các cán bộ này đã bị kiểm điểm và xử lý kỉ luật do vi phạm quy chế dân chủ. Điều này làm tăng sự minh bạch và giúp duy trì niềm tin của người dân đối với hệ thống quản lý nhà nước.
3. Đánh giá một số hành vi và thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trã lời câu hỏi.
THÔNG TIN
Năm 2012, Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Sự kiện này được người dân cả nước quan tâm, hưởng ứng. Nhiều tầng lớp nhân dân đã tham gia đóng góp ý kiến rất công phu, tâm huyết về nội dung (cụ thể từng chương, từng điều) lẫn từ ngữ, bố cục,.... Nhiều ý kiến có sức thuyết phục cao, góp phần giúp Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong việc hoàn thiện Hiến pháp được hợp lí, khoa học hơn. Điểu này vừa là quyền vừa là sự thể hiện trách nhiệm của nhân dân đối với những việc trọng đại của đất nước.
Câu hỏi: Theo em, việc tham gia góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có phải là thực hiện quyền công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội không? Vì sao?
Bài làm
Việc tham gia góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có phải là thực hiện quyền công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Điều này cho phép người dân đóng góp ý kiến và đưa ra các đề xuất, có vai trò quan trọng để tạo ra một hiến pháp hợp lý. Ngoài ra, việc tham gia này còn thể hiện trách nhiệm, lòng yêu nước và trách nhiệm của người dân đối với việc quản lí và phát triển đất nước.
Trường hợp 1
Thôn A tổ chức cuộc họp để thông báo với người dân về chính sách cho vay vốn. Ông H không quan tâm nhiều đến hoạt động của địa phương nên khi nhận được thông báo ông đã không tham gia. Tuy nhiên, vợ ông H vẫn sắp xếp đến để tham dự cuộc họp. Nhờ vậy, gia đình ông H đã hiểu được chính sách ưu đãi của Nhà nước và tiến hành các thủ tục để vay vốn và được giải quyết nhanh chóng, minh bạch theo đúng quy định.
Trường hợp 2
Thời gian qua, Uỷ ban nhân dân phường D đã thực hiện tốt các nội dung công khai để dân biết theo Pháp lệnh số 34/2007/PLUBTVQH11 thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Uỷ ban dân dân phường đã niêm yết công khai các thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực mà nhân dân thường xuyên liên hệ giải quyết; đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí; đặt hòm thư tại trụ sở để nhân dân góp ý;... Điều này mang lại hiệu quả trong việc triển khai thông tin đến người dân. Nhờ đó, người dân thường xuyên đến trụ sở Uỷ ban nhân dân để theo dõi, nắm bắt thông tin cần thiết.
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của nhân vật, Uỷ ban nhân dân phường D trong các trường hợp trên?
Bài làm
Trong trường hợp 1, ông H đã bỏ qua cuộc họp để thông báo về chính sách cho vay vốn, tuy nhiên nhờ vợ tham dự, gia đình đã hiểu rõ hơn về chính sách và được giải quyết vay vốn một cách nhanh chóng, minh bạch. Tuy nhiên, ông H nên tham gia cuộc họp để biết rõ hơn về những chính sách của địa phương.
Trong trường hợp 2, uỷ ban nhân dân phường D đã rất có trách nhiệm và cẩn trọng trong việc công bố, niêm yết các thủ tục hành chính và thông tin cần thiết đến người dân. Hành vi này đã giúp người dân nắm bắt các thông tin cần thiết và tiện lợi trong việc giải quyết các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, cần tiếp tục cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ công, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc tiếp cận thông tin và giải quyết các thủ tục hành chính.
4. Luyện tập
Bài tập 1: Em hãy cho biết hành vi nào dưới đây thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, giải thích vì sao.
a. Bà G tham gia biểu quyết bầu trưởng thôn.
b. Người dân xã B giám sát việc thu các loại quỹ, lệ phí của xã
c. Cô A tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai
d. Người dân ở Khu dân cư K tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
e. Anh C yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã giải quyết đăng kí khai sinh cho con.
g. Học sinh Trường Trung học phổ thông D tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
Bài làm
Các hành vi dưới đây thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội:
a. Bà G tham gia biểu quyết bầu trưởng thôn: Đây là hành vi thể hiện quyền công dân tham gia vào quá trình ra quyết định của cộng đồng xã hội. Bầu cử trưởng thôn là một hoạt động dân chủ, giúp xã hội được tổ chức, quản lý và phát triển tốt hơn.
b. Người dân xã B giám sát việc thu các loại quỹ, lệ phí của xã: Đây là hành vi thể hiện nghĩa vụ của công dân trong việc hỗ trợ và giúp đỡ chính quyền địa phương trong công tác quản lý tài chính và nguồn lực cộng đồng.
c. Cô A tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi luật Đất đai: Đây là hành vi thể hiện quyền của công dân trong việc tham gia vào quy trình lập pháp, đóng góp ý kiến, góp phần xây dựng các chính sách phù hợp với tình hình địa phương, xã hội.
e. Anh C yêu cầu uỷ ban nhân dân xã giải quyết đăng kí khai sinh cho con: Đây là hành vi thể hiện quyền của công dân trong việc đòi hỏi được xử lý các vấn đề cá nhân của mình với đầy đủ và kịp thời từ phía cơ quan nhà nước.
g. Học sinh trường trung học phổ thông D tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa: Đây là hành vi thể hiện nghĩa vụ cộng đồng của công dân, góp phần tôn vinh những người đã có công với quốc gia, xã hội.
Bài tập 2: Em hãy chỉ ra hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong các trường hợp sau:
a. Uỷ ban nhân dân thị trấn N không công khai thông tin về giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai để người dân giám sát theo quy định pháp luật. Việc làm này gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến khiếu nại vượt cấp kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai.
b. Uỷ ban nhân dân phường Y đã không kịp thời tiếp nhận thông tin, ý kiến đóng góp của nhân dân trên địa bàn về quản lí an ninh trật tự. Việc làm này dẫn đến dư luận không tốt trong nhân dân, ảnh hưởng đến đời sống của người dân trên địa bàn.
Bài làm
a. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong trường hợp này là gây mất lòng tin của người dân đối với nhà nước và các cơ quan chức năng, dẫn đến bức xúc, phản đối, kéo dài khiếu nại, làm chậm quá trình thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước về đất đai. Ngoài ra, còn ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa chính quyền và người dân, gây khó khăn trong việc thúc đẩy tinh thần trách nhiệm và góp phần xây dựng quyền lợi chung.
b. Trong trường hợp này, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân là dẫn đến người dân trên địa bàn không được đúng quyền, không được giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự. Điều này làm cho người dân có cảm giác bất an, không yên tâm trong đời sống hàng ngày, gây bức xúc, tiếng oán trong dư luận, khiến cho mối quan hệ giữa chính quyền và người dân trở nên căng thẳng.
Bài tập 3: Em hãy đọc các trường hợp sau và đánh giá hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
a. Ông P và một số cán bộ hưu trí sinh sống tại quận H luôn quan tâm đến công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Khi có hội nghị lấy ý kiến người dân về dự thảo luật, ông đã tích cực tham gia góp ý kiến. Tuy nhiên, bạn ông P cho rằng đây không phải là trách nhiệm của mình nên không quan tâm.
b. Hệ thống đèn chiếu sáng trên nhiều trục đường ở xã M còn thưa thớt nên ở đây thường xây ra tai nạn giao thông. Vì thế, xã có chủ trương huy động người dân đóng góp kinh phí để lắp đặt thêm hệ thống đèn trên các trục đường này. Xã M đã lên kế hoạch triển khai công việc và tổ chức họp lấy ý kiến của người dân. Tại cuộc họp, các vấn đề liên quan được đưa ra bàn bạc công khai, dân chủ nên nhận được sự đồng thuận cao. Do đó, chỉ trong vòng một tuần, hệ thống đèn đường đã được chiếu sáng hiệu quả, an toàn.
Bài làm
a. Ông P đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của một công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội khi tích cực tham gia góp ý về dự thảo luật tại hội nghị lấy ý kiến của người dân. Trách nhiệm của công dân không chỉ là đóng góp tiền bạc mà còn là hoạt động tích cực tham gia vào công tác xây dựng, đóng góp ý kiến hình thành chính sách pháp luật của đất nước.
b. Các cư dân ở xã M đã tham gia đóng góp kinh phí hỗ trợ cho xã lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng trên nhiều trục đường để giảm thiểu tai nạn giao thông. Xã đã tổ chức họp lấy ý kiến của người dân và tất cả các vấn đề liên quan được bàn bạc công khai, dân chủ để đưa ra quyết định tốt nhất. Do đó, các cư dân đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Việc lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng giúp bảo đảm một môi trường an toàn và thuận lợi cho giao thông của xã.
Bài tập 4: Em hãy đóng vai xử lí tình huống sau:
Để thực hiện dự án xây dựng cầu bắc qua suối ở thôn C, xã A đã quyết định trích ngân sách địa phương để hỗ trợ người dân trong thôn 50% kinh phí, số còn lại chính quyền xã dự định huy động người dân đóng góp. Thôn C đã thông báo về việc tổ chức cuộc họp với mong muốn mọi người thảo luận và cho ý kiến về mức đóng góp kinh phí. Bác M rất hào hứng với thông tin trên nên từ sớm, bác đã sang nhà anh V để đi cùng anh. Nhưng anh V từ chối vì cho rằng xã đã có quyết định, nếu mọi người đến thì cũng không giải quyết được gì.
Bài làm
Trường hợp này, bác M nên cố gắng thuyết phục anh V tham gia cuộc họp bằng cách giải thích rõ ràng tầm quan trọng của việc thảo luận và đóng góp ý kiến của mọi người để có được quyết định tốt nhất cho cộng đồng. Nếu anh V vẫn từ chối, bác M có thể tìm cách thuyết phục những người khác trong thôn tham gia cuộc họp và đóng góp ý kiến của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc đóng góp kinh phí là bắt buộc vài nên anh V cũng nên cân nhắc lại quan điểm của mình về việc tham gia cuộc họp.
5. Vận dụng
Bài tập: Em hãy sưu tầm về một tấm gương thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, sau đó, chia sẻ trước lớp.
Bài làm
Một tấm gương thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia quản lí nhà nước và xã hội là Bác Hồ. Bác là một lãnh tụ xuất sắc, đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình với đất nước và nhân dân. Bác Hồ luôn khẳng định quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước và xã hội.
Bác khuyến khích mọi người tham gia chăm sóc và bảo vệ đất nước, quốc gia, đấu tranh cho độc lập, tự do, hạnh phúc và người dân tiến bộ. Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân tham gia chủ động và tích cực vào công tác quản lí, phát triển kinh tế, chăm lo cho sức khỏe cộng đồng, giáo dục, văn hoá, bảo vệ môi trường và hòa bình quốc tế.
Tấm gương của Bác Hồ cho thấy rằng mỗi công dân đều có quyền và nghĩa vụ đối với việc xây dựng đất nước và cộng đồng. Chúng ta cần có trách nhiệm và lòng tự trọng trong việc tham gia các hoạt động công dân. Chỉ khi chúng ta hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát triển đất nước, chúng ta mới có thể cống hiến hết mình và góp phần vào sự nghiệp của đất nước và xã hội.
------------------------------------------------
Bài tiếp theo: Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 14
VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo.